Công bố báo cáo tổng quát đầu tiên về bình đẳng giới tại Việt Nam
Năm mục tiêu của Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình truyên thông riêng về bình đẳng giới với tầm nhìn đến năm 2030. |
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực về bình đẳng giới Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matviyenko, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á – Âu lần thứ III theo hình thức trực tuyến từ ngày 13-15/10/2021. |
Tham dự lễ công bố có: bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam; Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie; ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); bà Nguyễn Hồng Hà, đại diện lâm thời Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam...
Toàn cảnh lễ công bố. |
Báo cáo dài hơn 280 trang, với 10 chương, đã được công bố sau một năm thực hiện với sự phối hợp cộng tác của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một báo cáo tổng quát về bình đẳng giới. Báo cáo áp dụng lăng kính bao trùm về bình đăng giới bao gồm các thảo luận về bản dạng giới và xu hướng tính dục, đồng thời nhấn mạnh dữ liệu liên quan đến các vấn đề mang tính liên tầng như dân tộc, tình trạng khuyết tật, độ tuổi, bình đẳng về kết quả và cơ hội...
Mục tiêu chính của Báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 là tổng hợp nguồn bằng chứng để định hướng các ưu tiên về nguồn tài chính, xây dựng chương trình và vận động chính sách nhằm thúc đẩy các kết quả và khắc phục những rào cản đối với bình đẳng giới ở Việt Nam. Báo cáo được kỳ vọng sẽ góp phần giúp Việt Nam giám sát các chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc.
Được thực hiện trong vòng một năm, báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 hội tụ kiến thức, ý kiến tham mưu và cống hiến của tập thể nhiều cơ quan và cá nhân, trong đó có Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Tổng cục Thống kê; kết hợp giữa chuyên môn trong nước và quốc tế.
Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam Elisa Fernandez Saenz và Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Andrew Jeffries thực hiện nghi thức công bố Báo cáo. |
Thông qua các bằng chứng và số liệu cụ thể, báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới năm 2021 phân tích tiến độ thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam dựa trên các chỉ số kinh tế-xã hội. Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị với các cơ quan nhà nước Việt Nam để thay đổi trên phạm vi rộng vấn đề bình đẳng giới, trong đó nêu bật ba lĩnh vực hành động chính: Tăng cường thực hiện các cam kết hiện có về bình đẳng giới; giải quyết các rào cản cơ bản đối với bình đẳng giới và thúc đẩy tiến bộ bình đẳng giới trong thập kỷ tới.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, cho biết: "Báo cáo đã chỉ ra rằng, bình đẳng giới không phải là vấn đề bên lề phụ, mà là cốt lõi đối với chất lượng, sự lâu dài và những tiến bộ thu được từ sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì vậy, để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện bình đẳng giới. Chúng ta cần hành động ngay lập tức và báo cáo đã đưa ra định hướng rõ ràng thông qua những khuyến nghị cụ thể."
Từ năm 2000, Việt Nam đã tiến hành đánh giá quốc gia về giới 5 năm một lần. Nỗ lực liên ngành này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể về những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được đối với các dữ liệu chính về bình đẳng giới cũng như đưa ra các phân tích, khuyến nghị để giải quyết các rào cản đối với tiến bộ cũng như thu hẹp khoảng cách về giới.
Mỗi báo cáo riêng lẻ đã xác định các vấn đề hoặc chênh lệch về giới trong các lĩnh vực báo cáo điều tra - từ quản trị, lao động, nông nghiệp, kinh doanh, giao thông và kết nối, phát triển đô thị, đời sống gia đình, bảo trợ xã hội, di cư, biến đổi khí hậu.
“Từ báo cáo hằng năm này, rõ ràng bình đẳng giới là cốt lõi của bình đẳng thực sự, bền vững và tiến bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, bà Elisa Fernandez Saenz nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Hồng Hà, đại diện lâm thời Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết, Đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề hơn tới phụ nữ ở Việt Nam và làm trầm trọng thêm khoảng cách về giới vốn đã tồn tại dai dẳng trên thị trường lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ giảm sâu hơn so với nam giới, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ lên 10,8%. "Vào thời điểm hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19, đây chính là cơ hội để xây dựng một tương lai công bằng hơn cách đưa bình đẳng giới làm cốt lõi của các nỗ lực phục hồi và thực hiện các chiến lược đáp ứng giới" - Bà Nguyễn Hồng Hà nhấn mạnh.
Báo cáo là một nguồn thông tin hữu ích để hỗ trợ lồng ghép giới trong quá trình chuẩn bị Khung hợp tác phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNSDCF) cho giai đoạn 2022-2027. Đối với các đối tác phát triển khác và các bên liên quan làm việc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, bản Báo cáo được kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một kim chỉ nam hữu ích để giám sát tiến độ thực hiên Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua lăng kính đáp ứng giới.
Câu chuyện về SOJO Hotels - Thương hiệu khách sạn thuận ích đầu tiên tại Việt Nam tranh tài tại World Travel Awards Ra đời giữa đại dịch - tháng 12/2020, SOJO Hotels mang đến một mô hình khách sạn hoàn toàn mới và là đại diện duy nhất của Việt Nam cho hạng mục Thương hiệu Khách sạn Phong cách nhất Châu Á do World Travel Awards tổ chức. |
Đại biểu HĐND các cấp có 30% nữ giới là minh chứng cho bình đẳng giới ở Việt Nam Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. |