Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
10:00 | 03/12/2023 GMT+7

Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

aa
Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Nhiều công trình thiết thực đến với bà con vùng biên huyện Tương Dương (Nghệ An)
Trẻ em vùng biên giới Tây Giang có thêm không gian vui chơi

Nhọc nhằn gieo chữ

Đã nhiều lần có dịp đến thăm các điểm trường vùng cao ở Thanh Hóa, nhưng lần nào cũng vậy, những câu chuyện về những nỗi nhọc nhằn gieo chữ cho học sinh luôn khiến chúng tôi xúc động.

Mới đây, có dịp đến thăm trường Trường PTDTBT-THCS Trung Thượng, huyện biên giới Quan Sơn, thật đáng mừng khi thấy khung cảnh ngôi trường đã khang trang, sạch đẹp hơn xưa. Nhìn các học sinh tíu tít nô đùa trong sân, thầy Lương Minh Thắng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Để có được học sinh đi học đông đủ, là cả một quá trình cố gắng của các thầy cô giáo”.

Thầy giáo Lương Minh Thắng, Hiệu trưởng Trường PTDTBT-THCS Trung Thượng, huyện biên giới Quan Sơn chỉ vui khi lớp đông đủ học trò

Thầy giáo Lương Minh Thắng, Hiệu trưởng Trường PTDTBT-THCS Trung Thượng, huyện biên giới Quan Sơn chỉ vui khi lớp đông đủ học trò.

Theo lời thầy Thắng, mới đây thôi cuối tháng 8, để chuẩn bị đón năm học mới, nhà trường rà soát, thống kê những học sinh ở bản xa, gia đình nghèo khó để đến vận động phụ huynh học sinh cho các con ra lớp học. Thế nhưng, có gia đình nhất định không hợp tác với nhà trường và chính quyền địa phương để đưa con đến trường. Vậy là, các thầy cô giáo và thành viên trong đoàn (là cán bộ địa phương) đành phải “ngậm ngùi” chốt biên bản.

“Có 3 em định bỏ học, thì nhà trường đã vận động được 2 em. Trong đó, có một em học lớp 8, nhà gần trường, tôi đã đến nhà trực tiếp vận động, hiện nay em đang học rồi. Còn một em hôm làm việc với các thầy, cô giáo và đoàn vận động, thì em ấy đồng ý rồi nhưng sau đó vẫn chưa ra học. Thật lòng, nhìn thấy ở trong bản Bàng, có một số hộ dân khổ quá, thương lắm!”, thầy Thắng chia sẻ.

Nhìn những biên bản có nội dung “gia đình không hợp tác”, các thầy cô giáo không khỏi buồn lòng, vậy là chia tay thêm một học sinh, không biết sau giảng đường, cuộc sống em sẽ ra sao.

Theo thầy Thắng, trong 3 trường hợp mà nhà trường đi vận động, thì có 2 em vào lớp 6, còn 1 em vào lớp 8. Mặc dù có 2 học sinh mới vào đầu cấp, nhưng vì gia đình còn khó khăn, trong khi các em sống ở bản không còn trong diện đặc biệt khó khăn, nên không được hưởng chế độ bán trú, trong khi bản Bàng cách xa trường 9km, vì thế, gia đình các em cũng không tha thiết gì về việc cho con đến trường học chữ.

Nhiều khi thầy Thắng nhận được tin nhắn của học trò không khỏi xúc động. Nhiều em dù quyết định bỏ học do gia đình quá khó khăn, nhưng vẫn luôn tiếc nuối lớp học, tiếc nuối thầy cô. Thầy Thắng luôn cố nhắn nhủ các em đến lớp, nhưng có những trường hợp cũng đành lực bất tòng tâm.

Tại huyện vùng biên Mường Lát, những câu chuyện thường xuyên phải làm là vận động học sinh đến lớp đầy đủ, là chuyện thường xuyên xảy ra. Theo bà Nguyễn Thị Thúy, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Lát cho biết, ở huyện biên giới xa xôi, khó khăn này còn rất nhiều điểm trường lẻ mầm non và tiểu học rất khó khăn. Vì vậy, để huy động trẻ ra lớp đạt 100%, hay học sinh đầu cấp đạt yêu cầu, đang là vấn đề nan giải.

Thầy giáo Trường PTDTBT -THCS Trung Lý (Mường Lát) đi vận động học sinh đến trường

Thầy giáo Trường PTDTBT -THCS Trung Lý (Mường Lát) đi vận động học sinh đến trường

“Các thầy, cô giáo từ cấp THCS xuống bậc học mầm non đều phải tranh thủ trong thời gian nghỉ hè, thậm chí những buổi chiều muộn lặn lội đến các bản xa xôi, hẻo lánh, cách trường chính hàng chục km đường rừng để vận động phụ huynh cho trẻ và HS đến trường. Để “kéo trẻ” đến lớp học mầm non, giáo viên phải lặn lội vào các bản Ón, Suối Phái, Suối Lóng… những buổi chiều muộn. Bởi, nếu vào ban ngày, cha mẹ của trẻ lên nương rẫy đi làm, không thể gặp và nói chuyện được.

Gian nan con đường đi tìm trò

Với cấp học lớn hơn, thường xuyên có tình trạng học trò bỏ học trong kỳ nghỉ hè để đi làm giúp đỡ gia đình, hoặc để kết hôn. Từ tháng 7, thầy Hoàng Sỹ Xuân, Hiệu trưởng và thầy Nguyễn Văn Quý, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Mường Lý, huyện biên giới Mường Lát thường sớm trở lại trường để chuẩn bị công tác vận động học sinh ra lớp.

“Nếu như các trường ở miền xuôi, thành thị, ngày 1/8 hằng năm, giáo viên mới tập trung tại trường để trả phép. Còn với chúng tôi, cứ tầm trung tuần tháng 7, Ban giám hiệu và giáo viên lại trở lại trường để làm công tác tuyển sinh và đi... tìm học trò.

Cô giáo của Trường Mầm non Tam Chung (Mường Lát) bị ngã trên đường vào điểm trường bản Ón.

Chuyện giáo viên Trường Mầm non Tam Chung (Mường Lát) bị ngã trên đường vào điểm trường bản Ón vẫn thường xuyên xảy ra.

Để vận động học trò ra lớp, thầy cô phải trải qua nhiều khúc cua nguy hiểm, trèo đèo rồi lội suối mới tới được bản xa xôi, heo hút. Thế nhưng, đâu chỉ có 1 lần là ổn, nhiều gia đình học sinh khi chúng tôi đến, họ đều đóng cửa đi nương, rẫy vắng nhà. Vậy là, đành phải quay về trường, rồi mấy hôm sau trở lại”, thầy Xuân kể.

Đường từ trung tâm xã Mường Lý lên bản Sài Khao dài hơn 20 km. Ngày trước, khi chưa có đường bê tông, các thầy, cô giáo phải “đánh cược” tính mạng của mình trên cung đường này mỗi khi đi tìm học trò, để động viên các em đến lớp.

Khi chưa có đường bê tông, mỗi lần thầy cô lên bản đi vận động học sinh, phải mất 3 - 4 giờ “bò trườn” trên cung đường rừng trơn trượt, dốc cao dựng đứng. Giờ đây, Nhà nước đầu tư dự án đường giao thông từ trung tâm xã Mường Lý đi bản Sài Khao đã cơ bản. Tuy nhiên, thời điểm trời mưa, đi vận động học sinh vẫn còn rất vất vả, vì dốc cao, quanh co, khúc khuỷu nên rất khó khăn cho việc di chuyển bằng xe máy.

"Biết rằng, có những chuyến đi thực sự là nguy hiểm, nhưng mọi người đều xác định rằng: Nguy hiểm cũng phải đi, chứ không thể ngồi chờ học trò tự tìm đến lớp như ở nơi khác được”, thầy Quý bộc bạch.

Tương tự, thầy Nguyễn Duy Thủy, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Trung Lý, cũng khá lo lắng mỗi khi năm học mới đến. Công tác chuẩn bị, tổ chức cho giáo viên đi vận động học sinh đầu cấp đến trường là vấn đề đáng lo ngại. Bởi lẽ, từ nhà trường đến bản xa nhất (bản Tà Cóm) là 50 km đường rừng.

Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh
Thầy Nguyễn Văn Quý (bên phải), Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT- THCS Mường Lý (Mường Lát) đến nhà vận động học sinh đến trường.

Thầy Thủy kể, xã Trung Lý, cũng là địa phương đất rộng, người đông, có địa hình phức tạp và chủ yếu là người Mông, Thái sinh sống. Toàn xã có 15 bản, trong đó nhiều bản xa xôi, hẻo lánh như: Tà Cóm, Cá Giáng, Cánh Cộng, Co Cài, Pa Búa, Nà Ón… có nhiều em học điểm lẻ tiểu học nên thầy cô phải chủ động đến đón trò vào lớp 6.

Nhiều năm gắn bó với vùng biên giới, thầy Lê Thế Lập, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Trung Lý nhìn nhận, cũng may, nhà trường có nơi ăn, ở bán trú. Các em đi học được hưởng tiền hỗ trợ hằng tháng, gạo ăn đầy đủ…, điều kiện học tập cũng tốt hơn, nên không còn cảnh học sinh bỏ học như trước. "Thế nhưng, đối với học sinh đầu cấp, lần đầu tiên xa gia đình, xa bản…, các em cũng bị ảnh hưởng tâm lý và có nhiều em không muốn đi”.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn và nguy hiểm, nhưng vì lòng yêu nghề, tình thương dành cho học trò, các thầy cô giáo ở nhiều bản làng miền núi trên địa bàn cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng vẫn miệt mài cống hiến vì sự nghiệp gieo chữ ở vùng cao, với hi vọng ánh sáng tri thức sẽ đổi thay cuộc đời các em, đổi thay vùng đất nghèo của đồng bào DTTS.

Học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo của Quảng Nam nhận học bổng Vừ A Dính Học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo của Quảng Nam nhận học bổng Vừ A Dính
Ngày 27/10, Tỉnh đoàn Quảng Nam phối hợp với Sở GD-ĐT, Qũy học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” tổ chức trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng biển đảo tỉnh Quảng Nam.
Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở vùng biên viễn Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở vùng biên viễn
Nằm ở vùng biên viễn, Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, với hơn 84% đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên một kho tàng văn hóa đặc sắc, độc đáo của các dân tộc. Những năm qua, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc, đặc biệt các dân tộc ít người.
Theo Báo Dân tộc và Phát Triển
Nguồn: baodantoc.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Đà Nẵng hỗ trợ Quảng Nam xóa nhà tạm, nhà dột nát và an sinh xã hội

Đà Nẵng hỗ trợ Quảng Nam xóa nhà tạm, nhà dột nát và an sinh xã hội

Tại buổi lễ bàn giao 6 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn ở huyện Đông Giang, Tây Giang và Duy Xuyên (Quảng Nam) nằm trong tổng số 100 căn nhà do thành phố Đà Nẵng hỗ trợ, Đà Nẵng còn trao tặng 10 tỷ đồng để hỗ trợ tỉnh Quảng Nam trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững

Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững

Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) vừa tổ chức Hội thảo "Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững".
Hà Giang: thi đấu thể thao, lan tỏa thông điệp bình đẳng giới

Hà Giang: thi đấu thể thao, lan tỏa thông điệp bình đẳng giới

Trong hai ngày 1 - 2/3/2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã tổ chức giải bóng đá nữ “Vì mục tiêu xanh - Đá bay định kiến giới”, thu hút sự tham gia của 60 cầu thủ nữ đến từ 18 xã, thị trấn và gần 400 khán giả đến cổ vũ.
Việt Nam cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Việt Nam cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiến hành các cuộc đối thoại về báo cáo quốc gia triển khai thực hiện các công ước quốc tế quan trọng liên quan đến quyền con người như CRPD, ICCPR, CEDAW.

Đọc nhiều

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Hội đồng Anh muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thị Ngọc Điệp cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan vừa có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội đồng Anh tại Việt Nam, do ông James Shipton - Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam - làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ.
Hà Giang, Huế, Phú Thọ hút khách quốc tế dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Hà Giang, Huế, Phú Thọ hút khách quốc tế dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay kéo dài ba ngày (từ 6 đến 8/4/2025) tạo “cú hích” mạnh mẽ cho ngành du lịch Việt Nam. Không chỉ dòng khách nội địa đông đảo, mà lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong dịp này cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh.
IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão”, do Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) tài trợ với tổng kinh phí lên tới 2,5 tỷ đồng.
Việt Nam đóng góp thiết thực, nổi bật vào các vấn đề nhân quyền

Việt Nam đóng góp thiết thực, nổi bật vào các vấn đề nhân quyền

Ngày 4/4 (giờ địa phương), Khóa họp thường kỳ lần thứ 58 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã chính thức bế mạc tại Geneva (Thụy Sĩ) sau 6 tuần làm việc liên tục. Với tinh thần trách nhiệm và chủ động, đoàn Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực và nổi bật vào các vấn đề nhân quyền được cộng đồng quốc tế quan tâm.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Từ ngày 2-6/4, tàu H.T.M.S NARRESUAN (FFG-421) cùng đoàn công tác Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Phó Đô đốc Arpa Chapanont, Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động