Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
11:20 | 14/07/2017 GMT+7

Chuyện về mẹ Lào chia sữa của con cứu bộ đội tình nguyện Việt Nam

aa
Mười tám tuổi, có đứa con đầu lòng, nhưng trước hoàn cảnh người lính tình nguyện Việt Nam bị kiệt sức vì sốt rét, thiếu dinh dưỡng và có thể mất mạng, người mẹ trẻ đó đã vượt qua sự xấu hổ, vượt qua những điều cấm kỵ của phong tục dân tộc, nhường một phần sữa của con cho người lính tình nguyện Việt Nam.

Những giọt sữa quý giá của người mẹ trẻ đã giúp người lính hồi phục, góp thêm vào kho tàng những câu chuyện, những hành động cao cả của tinh thần “sẵn sàng xả thân vì nhau,” một trong những yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào và Việt Nam.

chuyen ve me lao chia sua cua con cuu bo doi tinh nguyen viet nam

Mẹ Kanchia

Vượt qua chặng đường gần 900km từ thủ đô Vientiane về Xekong trong những cơn mưa đầu mùa của Lào vào những ngày cuối tháng Sáu vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của Sở Ngoại vụ tỉnh Xekong, chúng tôi đã đến được nhà mẹ Kanchia, ở bản Phon, huyện Lamam, tỉnh Xekong, Nam Lào.

Tuy nhiên, thật tiếc là mẹ đã đi trông chắt cho cháu gái ở cách nhà gần 190km. Nghĩ tới con đường đã qua, nghĩ tới cảnh mẹ đang ở cái tuổi xưa nay hiếm và thời gian chẳng chờ ai, chúng tôi quyết định nhờ cô con gái của mẹ dẫn đường đến nhà cô cháu gái.

chuyen ve me lao chia sua cua con cuu bo doi tinh nguyen viet nam

Mẹ Kanchia đang hỗ trợ cháu chăm chắt

Cô con gái của mẹ cũng chưa bao giờ đến nhà cô cháu gái và trong suy nghĩ của cô, chỉ cần chạy xe ôtô vài tiếng là tới. Và phải mất gần 3 tiếng vừa đi vừa gọi điện thoại hỏi đường, chúng tôi mới gặp được Mẹ.

Trái với sự hình dung của chúng tôi, mặc dù không còn khỏe nhưng nhìn mẹ vẫn còn khá trẻ, lúc chúng tôi đến, mẹ vẫn đang tất tả vừa chăm sóc cho chắt, vừa tranh thủ giúp việc bếp núc cho các cháu.

Khi chúng tôi hỏi tuổi của mẹ, mẹ trả lời chịu vì thực tế mẹ không biết mình sinh năm bao nhiêu. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về việc từng chia sẻ một phần sữa của con mình để cứu mạng một bộ đội tình nguyện Việt Nam bị sốt rét kiệt sức trong những năm tháng hai nước cùng chung chiến hào chống lại kẻ thù chung trước đây, mẹ bỗng chốc trở nên hoạt bát hơn hẳn và cho biết mẹ không thể nào quên được câu chuyện đó.

Giải thích cho việc này, mẹ cho biết theo phong tục của người Lào, sữa chính là dòng máu và chỉ có thể chia sẻ cho con, việc cho người khác là điều kiêng kỵ, đặc biệt với một cô gái trẻ mới ở tuổi 18 như mẹ vào thời điểm đó, điều này còn khó hơn nhiều, do vậy mẹ làm sao có thể quên được.

Theo lời kể của mẹ, quê mẹ nằm gần vùng có tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại đi qua, thời điểm đó, mẹ đang là cô du kích 18 tuổi, trong khi đứa con đầu của lòng của mẹ mới biết bò.

Chồng của mẹ lúc đó đang là cán bộ trong một đơn vị giải phóng của Lào (không nhớ đơn vị nào), có nhiệm vụ giúp quân đội Việt Nam bảo vệ tuyến đường hành quân, vận chuyển từ miền Bắc vào miền Nam.

Theo lời mẹ, khi đó (mẹ cũng không nhớ rõ năm nào), nhằm chặn tuyến đường vận tải huyết mạch của Việt Nam, giặc Mỹ ngày đêm cho máy bay B52 và các loại máy bay khác bắn pháo sáng, thả bom Napal và rải chất độc hóa học… vào nhà dân và các khu vực rừng núi xung quanh khiến gia đình mẹ và dân bản phải liên tục di chuyển, lẩn trốn.

Khi đó, đơn vị của mẹ đang đóng ở Huoi Dua (Suối Đừa), sâu trong rừng Trường Sơn, phía trên là một đơn vị quân đội Việt Nam, một buổi sáng, mẹ đang cho con bú, một chú bộ đội Việt Nam đến xin mẹ sữa cho một đồng đội bị ốm rất nặng trong đơn vị.

Vì khi đó các kho lương thực của đơn vị bị bom Mỹ phá hỏng, đường vận chuyển bị gián đoạn nên không còn lương thực bồi dưỡng cho thương bệnh binh.

Mẹ cho biết, ban đầu mẹ xấu hổ quá, không dám trả lời, tuy nhiên, khi nhìn người lính xanh rớt, kiệt sức nằm thiêm thiếp được đồng đội khiêng tới, mẹ đã quyết định không có ngại ngần gì nữa.

Mẹ nói:“Tôi nghĩ người Việt cũng như người Lào, tôi thương đồng chí đó vì sợ nếu chết đi sẽ bỏ lại bố, mẹ, vợ, con ở quê nhà.

Tôi thương vì họ đều là bộ đội tình nguyện Việt Nam sang giúp Lào chiến đấu. Trước đó, tôi cũng chưa từng biết đất nước Việt Nam ở chỗ nào, nhưng khi thấy anh em Việt Nam sang giúp đất nước mình, tôi thương và yêu quý nên tôi quyết định vượt qua mọi ái ngại và cho sữa.

Có người hỏi tôi tại sao lại cho sữa như vậy, tôi kệ, tôi chỉ nghĩ rằng anh em Việt Nam đến ở làng mình, chiến đấu cho mình, hy sinh xương máu vì mình, nếu mình không chăm sóc sẽ như thế nào, còn gì là đoàn kết nữa.”

Từ những giọt sữa đầy nghĩa tình này, anh bộ đội tình nguyện Việt Nam đã dần hồi phục và đến gặp mẹ Kanchia để cảm ơn ân nhân cứu mạng và xin nhận làm con.

Sau khi bình phục, anh bộ đội tình nguyện Việt Nam đó đã quay trở lại đơn vị và tiếp tục di chuyển sang địa bàn khác chiến đấu.

Kể từ đó, anh không còn dịp để trở lại bản xưa tìm lại “người mẹ” đã cứu mình ngày nào, có lẽ vì chiến tranh ác liệt, anh đã nằm lại ở một bản làng nào đó của Lào, cũng có thể vì một hoàn cảnh hoặc vì nhiều lý do khác không cho anh cơ hội.

chuyen ve me lao chia sua cua con cuu bo doi tinh nguyen viet nam

Dù tuổi cao sức yếu, nhưng khi chúng tôi đến mẹ vẫn đang tất tả giúp cháu chăm chắt

Là Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam trong nhiều năm qua, ông Saikhong Sayasin từng nghe rất nhiều về những hành động, những câu chuyện đẹp về quan hệ hữu nghị Lào-Việt Nam, nhưng với ông, câu chuyện về người mẹ trẻ mới 18 tuổi, lại đang nuôi đứa con đầu lòng mà dám vượt qua sự ngại ngùng, xấu hổ, vượt qua những rào cản kiêng kỵ của phong tục, tập quán của dân tộc, để nhường sữa cho bộ đội tình nguyện Việt Nam vẫn là một câu chuyện đặc biệt, có lẽ chỉ có trong quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam.

Ông nói: “Tôi hết sức xúc động khi được nghe về câu chuyện này, đây là tấm lòng của một người mẹ. Chỉ có mẹ mới chia sẻ dòng sữa cho chính con của mình. Tôi nghĩ rằng chỉ có Việt Nam với Lào mới làm được như vậy.”

Năm 1975, đất nước Lào được giải phóng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời trong khi Việt Nam cũng đã thống nhất đất nước, bộ đội tình nguyện Việt Nam sau đó trở về nước, chỉ còn lại con đường Hồ Chí Minh đầy vết tích của chiến tranh.

Mẹ Kanchia cùng bà con trong bản cũng bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống với muôn bề gian khó sau chiến tranh khiến mẹ không có nhiều thời gian để nghĩ về câu chuyện cũ, mãi cách đây 5-7 năm, có người nhắc lại thì mẹ mới kể lại.

Nhắc lại việc này, mẹ có chút hơi buồn khi nói một số người thậm chí còn hỏi mẹ khi cho sữa mẹ có mong muốn được trả ơn không, mẹ nói: “Khi cho sữa, tôi chỉ nghĩ đến bộ đội Việt Nam đang gặp khó khăn, nghĩ đến tình đoàn kết Lào-Việt Nam, chứ lúc đó, máy bay địch bắn phá liên tục, vừa cho sữa và trông chừng máy bay, cho thật nhanh còn xuống hầm trú ẩn, đầu óc đâu mà nghĩ.”

Nhường cơm xẻ áo, nhường sữa của con, thậm chí nhường cho nhau được sống, trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, có vô vàn, vô vàn những câu chuyện, những hành động, những nghĩa cử cao đẹp như vậy, tất cả những nghĩa cử, những hành động cao đẹp đó đã hun đúc lên mối quan hệ thủy chung, trong sáng, có một không hai trên thế giới giữa Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam ngày nay.

Mẹ Kanchia có tổng cộng 12 người con; trong đó có 5 người con với người chồng đã hy sinh trong chiến tranh. Sau này mẹ đi bước nữa và có thêm 7 người con với người chồng mới, tuy nhiên, do cuộc sống khó khăn, nghèo đói, thiếu thuốc men, đến nay chỉ còn 3 người con với người chồng mới còn sống. Hiện mẹ đang sống cùng con cháu tại bản Phon, huyện Lamam, tỉnh Xekong, Nam Lào.


Theo VietnamPlus

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Thủ tướng: Mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình để đất nước phát triển đột phá

Tối 16/11, theo giờ địa phương, ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Thụy Điển muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo

Thụy Điển muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết như vậy trong cuộc hội đàm với Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Stockholm ngày 11/11/
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam, Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm và làm việc tại Quảng Đông (Trung Quốc)

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm và làm việc tại Quảng Đông (Trung Quốc)

Nhận lời mời của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, từ ngày 29-31/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn sang thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Đọc nhiều

Tăng cường phối hợp giữa VUFO và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp giữa VUFO và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Đây là nội dung trao đổi chính tại cuộc gặp và làm việc với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2025-2028 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức ngày 22/11 tại Hà Nội.
Lào Cai tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng về công tác phi chính phủ nước ngoài

Lào Cai tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng về công tác phi chính phủ nước ngoài

Ngày 22/11, tại tỉnh Lào Cai đã diễn ra chương trình tập huấn về công tác phi chính phủ nước ngoài do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Lào Cai tổ chức. Tham gia tập huấn có hơn 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
“Sông Thami trong xanh” - Dấu ấn văn học Mông Cổ tại Việt Nam

“Sông Thami trong xanh” - Dấu ấn văn học Mông Cổ tại Việt Nam

Ngày 22/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết Mông Cổ “Sông Thami trong xanh” (tác giả Chadraabal Lodoidamba). Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động hữu nghị kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Để những cánh rừng nơi biên giới thêm xanh

Để những cánh rừng nơi biên giới thêm xanh

Là huyện vùng cao biên giới, Nậm Pồ là một trong những địa phương có tỷ lệ che phủ rừng cao ở tỉnh Điện Biên, với trên 43%. Tuy nhiên, Nậm Pồ vẫn đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để bảo vệ diện tích rừng hiện có và phát triển rừng thông qua trồng và kh
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động