Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:02 | 28/03/2017 GMT+7

Chuyện ông "Năm Hấp" lấy đất nhà mình mở chợ cho người bán hàng rong ở Sài Gòn

aa
Thương các cô hàng rong bị bắt liên tục vì lấn chiếm vỉa hè, vợ chồng ông Năm bàn với nhau dùng mảnh đất ở phía sau nhà lập thành cái chợ nhỏ, rồi kêu gọi bà con vào buôn bán cho ổn định. Và đương nhiên là ông bà Năm chẳng lấy một đồng tiền mặt bằng.

Nhiều người bảo ông bà Năm lo chuyện bao đồng, ở cái xứ tấc đất, tấc vàng này người ta mà có mảnh đất to như vậy thì cho mướn mỗi tháng cũng có mấy chục triệu dằn túi, chứ ai lại đem cho người dân đến ngồi buôn bán mà không lấy một đồng tiền phí. Ông bà Năm chỉ cười vì những điều họ làm trong suốt 8 năm qua chung quy cũng là vì cái tình người.

Chuyện ông "Năm Hấp" lấy đất nhà mình mở chợ cho người bán hàng rong ở Sài Gòn.

Ngôi chợ không tên của dân hàng rong ở Sài Gòn

Ông Lý Văn Hấp (70 tuổi) và bà Nguyễn Thị Lùn (66 tuổi) mà mọi người vẫn gọi với cái tên trìu mến là ông bà Năm là chủ nhân của ngôi chợ không tên nằm trên Đường T1 (phường 15, quận Tân Phú).

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Ông bà Năm - đôi vợ chồng già lập chợ miễn phí cho người bán hàng rong ở quận Tân Phú, Sài Gòn.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Ông bà Năm vốn sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, cũng trong con phố này, hai người là đôi bạn thân từ thuở nhỏ, rồi lớn lên, yêu nhau và bên nhau hạnh phúc cho đến khi đầu đã hai thứ tóc.

Tâm sự về cơ duyên đưa ông bà Năm quyết định dùng mảnh đất hương hỏa của gia đình để lập thành một khu chợ nhỏ cho người bán hàng rong, ông Năm kể: "Khu vực kênh 19/5 trước đây vốn là kênh nước đen ô nhiễm, khoảng hơn chục năm về trước khu này được quận đầu tư cải tạo lại, xây bờ kè, mở đường thông thoáng, vì vậy dân cư cũng đông lên, đồng thời nhiều khu công nghiệp mở ra nên số lượng công nhân sinh sống cũng nhiều. Nhu cầu mua bán trao đổi cũng tăng, nên nhiều người đến bờ kè để bán hàng rong, đa phần là tôm, cá, rau củ quả...".

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Ngồi trong nhà nhìn bà con buôn bán lấn chiếm vỉa hè rồi bị đuổi, bị bắt, ông Năm xót lắm nên quyết định dùng mảnh đất sau nhà làm cái chợ nhỏ cho bà con.

"Người ta bán hàng rong trên khu bờ kè nhiều lắm, người bán rau, người bán thịt... nhưng ai cũng vừa bán vừa nơm nớp lo bị bắt vì lấn chiếm vỉa hè. Hôm nào đang ngồi trong nhà thấy mấy cô hàng rong gom đồ đạc chạy vào nhà trốn, là biết hôm đó có lực lượng chức năng đi kiểm tra. Nhiều cô bị bắt, không có tiền để đóng phạt đành bỏ luôn hàng hóa, đã khó khăn lại càng khó khăn, thấy thương lắm!" - bà Năm tiếp lời chồng.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Những người bán hàng rong hiểu rằng lấn chiếm vỉa hè là phạm luật, nhưng cuộc sống của họ vốn khó khăn nên họ đành nhắm mắt vi phạm.

Thương cảnh các gánh hàng rong phải chạy ngược chạy xuôi, ông bà Năm mới ngồi bàn với nhau tìm cách gì đó để giúp họ. Được sự gợi ý của phường, ông bà quyết định dùng mảnh đất ở sau nhà lập thành cái chợ nhỏ, để bà con có chỗ buôn bán ổn định, không lấn chiếm vỉa hè.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Mảnh đất phía sau nhà được ông bà Năm lập thành chợ để bà con đến buôn bán.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Mỗi buổi sáng, ông đều đi bộ ra chợ, phụ bà con sắp xếp hàng hóa.

Ông Năm kể: "Tui cho chặt hết cây ăn quả ở vườn phía sau, thuê người về đổ nền, chia từng ô nhỏ, lắp điện nước, rồi kêu gọi những người bán hàng rong đến buôn bán. Ban đầu nhiều người còn nghi ngại không dám vào vì họ nghĩ tui lập chợ ra để thu tiền. Nhưng khi biết tui không thu tiền họ rất phấn khởi, đến nay cũng có khoảng 30 hộ đang kinh doanh ở trong khu chợ này".

Chẳng có giấy tờ ràng buộc nào giữa người bán và ông Năm, ai muốn bán thì cứ đến nói với ông rồi đem hàng ra chợ bán. Người nào khó khăn quá, ông bà Năm còn cho vay một ít vốn để kinh doanh. Chợ đi vào hoạt động chính thức từ năm 2009, vốn dĩ là chợ không tên, nhưng lâu dần mọi người yêu thương nên gọi với cái tên thân thương: Chợ ông Năm Hấp.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Chợ sẽ nghỉ bán từ khoảng 11, 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều mới bán lại. Buổi chiều khách ít hơn, người bán cũng nhàn nhã hơn.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Ông Năm nói: "Tùy người bán có khả năng bày biện hàng hóa ra sao thì làm, chứ tui không có chia lô chia sạp gì hết, ai muốn bán sao thì bán hà!"

Những niềm vui chẳng mua được bằng tiền

Trước đây, người bán hàng phải tự che dù để buôn bán, nên mỗi lần mưa lớn hay nắng nóng mọi người đều rất vất vả. Thấy thế, ông bà Năm dựng thêm mái che bằng tôn, để che nắng che mưa cho bà con.

Chị Diệu (Trà Vinh) kinh doanh hải sản ở chợ "Ông Năm" chia sẻ: "Trước đây chị bán cá ở chỗ kênh 19/5 nè, bị dí chạy miết, có bữa bị bắt, mất hết vốn. Cũng nhờ Bố Năm cho vay ít tiền nên chị mới gây dựng lại được. Bán trong chợ ổn định, nên thu nhập cũng ổn định, không còn phải vất vả như ngày xưa".

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Chị Diệu xem ông bà Năm như những người thân trong nhà.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

"Lâu lâu đi du lịch xa nhà, trở về nghe bà con gọi "Ô chú Năm ra kìa", "bác Năm về kìa" mà thấy vui. Có người còn gọi "Bố! Bố!" nữa", ông Năm chia sẻ.

Dù không thu tiền phí mặt bằng của người bán hàng, nhưng để phụ chi trả những khoản tiền điện nước, vệ sinh, mỗi ngày các tiểu thương sẽ đóng góp cho ông Năm 30.000 đồng. "Ngày nào có đến bán thì ngày đó đóng, những ai xài điện nước nhiều thì đóng 30 ngàn, còn như mấy cô bán rau ít xài điện nước thì đóng 20 ngàn thôi. Đóng để phụ ông ông bà Năm trả lo chi phí chứ cũng không bao nhiêu" - chị Hà (bán trứng) cho biết.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Chị Hà rất vui vì có chỗ kinh doanh ổn định hơn trước đây.

Bất kể sáng hay chiều, hễ có thời gian là ông bà Năm lại đi dạo ra chợ để trò chuyện với mọi người. Ông bà bảo riết rồi thành thói quen, thành cái niềm vui mỗi ngày. "Có những niềm vui mà mình không thể nào mua bằng tiền bạc. Giống như việc mình giúp đỡ người dân có chỗ buôn bán, rồi họ cảm ơn mình bằng cách mời mình ăn chung một miếng bánh ướt chấm nước tương, hay bán giá vốn cho mình... những điều tưởng chừng rất nhỏ thôi nhưng tình cảm lắm" - ông Năm tâm sự.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Ông bà Năm thường cùng nhau đi xuống chợ chơi với mọi người.

Sống trong cái khổ rồi mình sẽ hiểu và thương những con người đang phải đối mặt với cái khổ hằng ngày, tôi vẫn nhớ mãi điều mà ông Năm tâm sự. Chắc cũng chính vì thế mà suốt 8 năm qua, ông bà vẫn luôn hết lòng với những người bán hàng rong mà chẳng một chút tính toán thiệt hơn. Và cũng nhờ vậy ông bà Năm trẻ mãi, chẳng chịu già.

chuyen ong nam hap lay dat nha minh mo cho cho nguoi ban hang rong o sai gon

Ông Năm cười sảng khoái kể: "Hôm trước có người hỏi tui rằng: 'Chợ mình mấy giờ mở cửa, mấy giờ đóng cửa vậy chú Năm?'. Tui mới nói là chợ này làm gì có cửa mà mở với đóng, chợ ở đó, ai có nhu cầu thì tới bán, ngồi bao lâu thì ngồi, miễn thấy thoải mái là được".

Toàn Nguyễn - Quỳnh Trân

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 07/7, bão số 2 di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, cường độ suy yếu dần và không còn có khả năng quay trở lại Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Cựu binh Mỹ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, nối nhịp cầu Việt - Mỹ

Cựu binh Mỹ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, nối nhịp cầu Việt - Mỹ

Ngày 11/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đồng Huy Cương đã tiếp đoàn Hội cựu chiến binh Mỹ tham gia các cuộc chiến tranh ở nước ngoài (VFW) do ông Larry Rivers, cựu Tổng Tư lệnh VFW làm trưởng đoàn.
Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Trang thiết bị, hóa chất và quy trình giám định ADN được Hoa Kỳ chuyển giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp nâng tỷ lệ chiết tách ADN từ hài cốt liệt sĩ từ 22% lên 70%. Công nghệ mới mở ra khả năng đối chiếu huyết thống xa đến 4-5 thế hệ, dấu mốc quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Chiều 11/7, lực lượng quân y đảo Song Tử Tây (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã kịp thời tiếp nhận và tổ chức cấp cứu cho một ngư dân bị chấn thương nghiêm trọng khi đang lao động trên biển.
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động