Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
12:40 | 20/11/2021 GMT+7
Những ngày gian khó, Những hy sinh thầm lặng

Chuyện những người lái đò trên đỉnh Pú Xi

aa
Đối mặt với không biết bao nhiêu khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần yêu nghề, mến trẻ những thầy cô giáo ở Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH & THCS) xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đang ngày đêm miệt mài mang đến những tri thức cho con em đồng bào dân tộc nơi đây.
"Gieo chữ" trên non cao - những câu chuyện cổ tích giữa đời thường
Không ngại khó khăn vất vả, đường sá xa xôi, bất đồng ngôn ngữ, với tình yêu nghề, cảm thông với những thiệt thòi của học sinh vùng cao, các thầy, cô giáo dù phải băng rừng, vượt đèo dốc cheo leo bên sườn núi vẫn kiên trì bám trường, bám lớp “cõng chữ” lên vùng non cao để mang ánh sáng tri thức đến với trẻ em các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Những người Mông Những người Mông "cõng" đồ lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử
Các porter có thể gùi được khoảng 20 - 35kg, đôi khi phải cõng khách khi họ bị ốm hoặc chấn thương.

Những ngày gian khó

Sau khi mất gần 2 tiếng đồng hồ, vượt qua hơn 30km từ trung tâm huyện lỵ Tuần Giáo chúng tôi đến Trường PTDTBT TH & THCS Pú Xi vào thời điểm thầy và trò nhà trường đang chuẩn bị bước vào tiết học cuối buổi sáng. Nằm trên đỉnh ngọn núi mang tên Pú Xi, Trường được xây dựng khá khang trang, khác xa những gì mà chúng tôi mường tượng. Thầy giáo Bùi Đức Trọng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Xã Pú Xi được thành lập năm 2012 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mường Mùn. Vì điều kiện khó khăn xã chỉ có bậc học mầm non và tiểu học còn bậc THCS các em vẫn phải học nhờ tại cơ sở của xã Mường Mùn. Trường chính thức thành lập tháng 7 năm 2020, trên cơ sở sáp nhập hai trường là Trường Tiểu học Pú Xi và Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pú Xi. Sau gần 10 năm phải học nhờ cơ sở của xã khác thì đến năm học 2020 – 2021 con em xã mới được học tập tại chính ngôi trường nơi mình sinh sống. Có được một ngôi trường với cơ sở vật chất khang trang như hiện nay là nhờ vào những tấm lòng sẻ chia của các nhà hảo tâm tài trợ xây dựng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất này mới chỉ có ở bậc THCS còn đối với bậc học tiểu học thì còn khó khă và thiếu thốn rất nhiều. Vì các lớp học của bậc học tiểu học được đặt chủ yếu tại các điểm bản, có nhiểu điểm trường tại các bản lẻ cách trường trung tâm khoảng 30km, đường đi chủ yếu là đường đât mưa thì lầy lội, trơn trượt, nắng thị bụi. Vì điều kiện khó khăn của xã nghèo, trường nghèo nên các lớp học này chỉ là tạm bợ, trang thiết bị, đồ dung học tập thiếu thốn.

Chuyện những người lái đò trên đỉnh Pú Xi
Thấu hiểu những khó khăn của thầy và trò nơi đây nhiều tấm lòng hảo tâm đã góp sức xây dựng một ngôi trường khang trang

Khó khăn chồng chất khó khăn khi không chỉ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học thiếu thốn mà việc huy động các em học sinh đến lớp, giao thông đi lại cũng rất khó khăn, vất vả. Thầy giáo Hà Xuân Như, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Vận động được các em đến lớp rồi thì việc duy trì sỹ số cũng là một điều vô cùng vất vả. Vì trước đây không có chế độ bán trú cho các em học sinh ở xã nên các em chỉ đến trường học xong lại về nhà sinh hoạt ăn nghỉ, nhiều học sinh còn ngại đi lại. Do đó, các thầy cô vận động được các em đi học nhưng chỉ được một buổi sau đó các e nghỉ học cả tuần. Để các em học sinh đến lớp đầy đủ và đều đặn thì các thầy, cô giáo cứ mỗi sáng lại phải đến tận nhà để đón các em ra lớp học.

Chuyện những người lái đò trên đỉnh Pú Xi
Sau gần 10 năm phải học nhờ các em đã được học những lớp học kiên cố và chắc chắn

“Việc hàng ngày các thầy cô giáo phải đến tận gia đình để đón các em học sinh ra lớp là câu chuyện của nhiều năm về trước, giờ đây việc đó không còn nữa. Nhưng vào những ngày đầu năm học mới và đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết nguyên Đán (Tết cổ truyền) thì việc vận động các em đi học vẫn còn là bài toán khó giải. Vì hầu hết các em đều theo bố, mẹ đi làm nương. Do tập quán canh tác, trên nương, rẫy của đồng bào dân tộc thường ở những dãy núi cao, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, hầu hết chỉ là những lối mòn nhỏ nên phải đi bộ, vượt suối băng rừng cả ngày đường mới đến nương để vận động bố, mẹ các em cho con em đến trường. Để vận động được các em ra lớp, duy trì sĩ số thì việc phải ngủ ở rừng hoặc lán trên nương, rẫy đối với các thầy cô giáo của trường là chuyện rất bình thường.

Những hy sinh thầm lặng

Nằm trên đỉnh ngọn núi mang tên Pú Xi, quanh năm mây mù bao phủ, không hẹn nhưng bằng lòng yêu nghề, thương trẻ các thầy cô giáo từ mọi miền Tổ quốc đã tụ họp về đây, với mong muốn phần tạo nên một thế hệ người vùng cao có tri thức để hy vọng về một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Có mặt từ ngày đầu trường được thành lập thầy Vừa A Súa, phó hiệu trưởng cho biết: Vì điều kiện khó khăn, vất vả nên khi thành lập trường đội ngũ giáo viên chủ yếu là các thầy giáo. Vì chỉ có thầy giáo mới có đủ sức khỏe để đi đến các điểm trường bản lẻ nằm cách xa trung tâm. Cách đây không lâu Pú Xi là địa phương gần như biệt lập với các vùng lân cận và được mệnh danh là vùng đất nhiều “Không”: Không đường giao thông, không chợ, không điện, không nước sinh hoạt.v.v.

Chuyện những người lái đò trên đỉnh Pú Xi
Nhiều lớp học điểm bản của nhà trường đã được nhà nước xây dựng kiên cố hóa

Chính những khó khăn, vất vả đó nên đã biết bao thầy, cô đến nhận công tác nhưng đã không thể ở lại gắn bó lâu dài với nghề tại nơi đây. Những thầy cô còn ở lại vùng đất gian khó này, họ không chỉ có lòng can đảm, yêu nghề, mến trẻ mà còn có những bản lĩnh, sự nghị lực, tâm huyết, cống hiến và cả những hy sinh thầm lặng. “Cắm bản để dạy học” là công việc quen thuộc của các giáo viên miền núi, vùng cao. Nhưng phải đến thực tế, gặp gỡ và trò chuyện, chúng tôi mới hiểu hết những khó khăn của họ. Mỗi người một hoàn cảnh, cuộc sống gia đình và công tác chuyên môn, nhưng với tình yêu nghề, cảm thông với những thiệt thòi của học sinh vùng cao, họ vẫn kiên cường bám bản làng nơi heo hút để gieo những mầm xanh tri thức. Đã có không ít những thầy, cô đánh đổi cả tuổi thanh xuân, tạm xa giấc mơ nơi thành thị hay gác lại những mối tình duyên vì điều kiện địa lý, tất cả chỉ để đổi lấy nụ cười của con trẻ nơi vùng cao. Một số thầy giáo may mắn thì kết duyên được các cô giáo bậc học mầm mon. Nhưng cuộc sống gia đình của họ cũng không trọn vẹn. Vì điều kiện khó khăn họ đang phải đối mặt với nghịch cảnh, hàng ngày hàng đêm dạy dỗ, chăm sóc con em đồng bào dân tộc nơi công tác trong khi chính những đứa con do họ sinh ra lại phải nhờ đến sự chăm sóc, nuôi dạy của bố, mẹ già nơi quê nhà. Niềm vui đoàn tụ gia đình họ chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian là vào dịp Tết cổ truyền và những ngày hè ngắn ngủi.

Chuyện những người lái đò trên đỉnh Pú Xi
Những lớp học tềnh toàng, tạm bợi ngày trước đã được thay bằng lớp học kiên cố

Mải mê với những câu chuyện chia sẻ của những người lái đò trên đỉnh Pú Xi, chia tay mảnh đất nhiều gian khó là thời điểm những tia nắng vàng đầu đông còn vương lại trên đỉnh núi. Tiễn chúng tôi trên con đường hai bên là những bụi hoa dã qùy đang nở rộ - loài hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc, thầy Bùi Đức Trọng, Hiệu trưởng nhà Trường với vẻ mặt tâm trạng tâm sự: “Giáo viên vùng cao như chúng em trên này khá may mắn vào dịp 20/11 là loài hoa dã qùy nở rộ. Vì điều kiện kinh tế của địa phương và gia đình nên thầy cô giáo chúng em nơi đây vào ngày 20/11 không biết đến những bó hoa lịch sự hay những bưu thiếp chúc xinh xắn như các thầy cô giáo ở vùng thuận lợi mà chỉ nhận được những bông hoa dã quỹ hay bông hoa rừng mà các em tự kiếm được. Dù vậy, nhưng những người làm thầy, làm cô giáo nơi đây đã thấy ấm lòng khi các em đã biết đến tri ân các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam”.

Chuyện những người lái đò trên đỉnh Pú Xi
Sau nhiều năm xây dựng phong trào học tập đã được đồng bào dân tộc nơi quan tâm

Chia tay mảnh đất Pú Xi gian khó thứ mà chúng tôi mang theo là lòng can đảm, sự hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo nơi đây để ngày ngày gieo những con chữ, ươm mầm xanh tương lai nơi miền biên cương của Tổ quốc./.

Huyện nghèo biên giới Mường Nhé khánh thành điểm trường Huyện nghèo biên giới Mường Nhé khánh thành điểm trường
Ngày 4/11 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) phối hợp với huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức lễ khánh công trình điểm trường Nậm Pan 2, xã Huổi Lếch.
Nậm Pồ - mùa gặt vùng biên Nậm Pồ - mùa gặt vùng biên
Những ngày này đến với mảnh đất biên cương Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đâu đâu cũng được thấy những cánh đồng lúa chín nhuộm vàng các bản làng vùng cao.

Duy Linh
Nguồn: Những ngày gian khó

Tin bài liên quan

Mường Ảng - Nâng cao chất lượng giáo dục

Mường Ảng - Nâng cao chất lượng giáo dục

Những năm qua, ngành giáo dục huyện Mường Ảng (Điện Biên) không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Điện Biên: Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Điện Biên: Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Để chủ động bảo vệ rừng trước “Giặc lửa”, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở nơi vùng cao biên giới

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở nơi vùng cao biên giới

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã và đang tạo ra nhiều đổi thay trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho giáo dục nơi vùng cao, biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).

Các tin bài khác

Thuê Xe Việt - Đơn vị cho thuê xe 7 chỗ uy tín, chuyên nghiệp

Thuê Xe Việt - Đơn vị cho thuê xe 7 chỗ uy tín, chuyên nghiệp

Bạn đang cần thuê xe 7 chỗ để đi du lịch, công tác hoặc muốn di chuyển thoải mái cho gia đình? Thuê Xe Việt sẽ là giải pháp hoàn hảo với dịch vụ cho thuê xe chuyên nghiệp, uy tín, đem đến trải nghiệm thuê xe an toàn và tiện lợi nhất.
Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Hôm nay 22/11, thời tiết miền Bắc nắng lạnh, miền Trung có đợt mưa to đến rất to, còn miền Nam nhiều mây, ngày nắng.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024: Thìn Tỵ đầu tuần khó khăn

Top con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024: Thìn Tỵ đầu tuần khó khăn

Con giáp xui xẻo hôm nay 25/11/2024 Thìn có thể sẽ đối mặt với những cản trở nhất định. Trong quá trình làm việc, bản mệnh khó tránh khỏi những mâu thuẫn với đồng nghiệp do hai bên không thống nhất được ý kiến, thậm chí cảm thấy như bị gây khó.
Top con giáp may mắn hôm nay 25/11/2024: Tý tam hợp nâng đỡ Dần công danh xán lạn

Top con giáp may mắn hôm nay 25/11/2024: Tý tam hợp nâng đỡ Dần công danh xán lạn

Con giáp may mắn hôm nay 25/11/2024 vận trình công danh của tuổi Dần đang mở ra những bước tiến mới và qua đó có thể gặt hái không ít trái ngọt.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động