Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
06:00 | 12/08/2019 GMT+7

Chuyện đời, chuyện nghề của cặp nghệ nhân cuối cùng làm mặt nạ giấy bồi ở Hà Nội

aa
Gần 50 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, cặp vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan trở thành hai nghệ nhân duy nhất còn sót lại tại Hà Thành làm món đồ chơi truyền thống này.
Về Quảng Trị ngắm làng sen Phương Sơn nở bừng trong nắng hạ Vẻ đẹp hoang sơ của làng chài Bãi Xếp ở Quy Nhơn Những làng chài "âm dương nghịch chiều", chạy đua xây lăng mộ

Căn gác nhỏ chưa đầy 15m2 ở góc cuối phố Hàng Than (Ba Đình, Hà Nội) - nơi thủ đô xa hoa và phồn vinh vẫn còn gìn giữ nguyên vẹn những giá trị xưa cũ. Đi men theo con ngõ nhỏ với nhiều căn nhà chật hẹp được sắp xếp lộn xộn, để tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan không phải điều dễ dàng như bao người vẫn tưởng, dù nằm gọn ngay góc phố cổ của Hà Thành.

Song, khi đến nơi, cảnh tượng được vẽ ra trước mặt mới là điều khiến bao người ngạc nhiên, bởi từ lan can, mái tôn, cầu thang chỉ cao chừng vài bậc cho đến khoảng hành lang rộng hơn 1m2 đều trở thành nơi làm việc, và cặp đôi nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi nổi tiếng đất Hà Thành cứ miệt mài tạo khuôn, sơn vẽ để sáng tạo ra những chiếc mặt nạ thỏa mãn nhu cầu của các em nhỏ, đặc biệt trong dịp trung thu.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Con đường nhỏ dẫn lối lên căn nhà của ông bà Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan.

Chuyện đời, chuyện nghề trên căn gác nhỏ

Bước đến căn nhà nhỏ nằm trên tầng thượng, khi còn đang ngỡ ngàng trước những vật phẩm để tạo thành chiếc mặt nạ như: sơn màu, giấy vụn, hồ keo,... thì góc phòng với đầy ắp những chiếc mặt nạ còn dang dở và cả những chiếc đã thành phẩm, chỉ đợi phơi khô để mang đến tận tay người mua đã hiện ra, khiến người ta choáng ngợp. Và một dòng kí ức xưa cũ như chỉ chực chờ ùa về.

Không phải những thứ đồ chơi hiện đại, lấp lánh, mà đối với nhiều người, những chiếc mặt nạ với đủ các hình dáng ngộ nghĩnh cùng màu sắc rực rỡ như thế này mới là điều khiến người ta có thể định nghĩa được tròn vành, rõ chữ hai tiếng "trung thu".

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Giữa muôn vàn những đổi thay của thời gian, xu hướng thị trường, ông bà Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương lan vẫn quyết giữ niềm đam mê và tình yêu dành cho món nghề truyền thống giản đơn này.

Vừa tô những chiếc mặt nạ đang vẽ dở, bà Đặng Lan Hương vừa từ tốn kể, ngay từ ngày còn nhỏ đã được gia đình truyền dạy cho nghề làm mặt nạ giấy bồi. Đến sau này, khi lấy chồng, bà vẫn tiếp tục làm công việc này chỉ đơn giản vì một chữ 'đam mê'. Tính đến nay, bà đã làm nghề này được khoảng gần 50 năm. Một nửa cuộc đời, bà Lan vẫn chưa từng nghĩ đến chuyện bỏ nghề dù không ít lần cuộc sống gặp khó khăn vì câu chuyện mưu sinh.

Bà Lan tâm sự, năm lên 10 tuổi, bà được bố mẹ truyền nghề. Thời điểm đó, bà học nghề vì thích, vì yêu mến những chiếc mặt nạ có hình thù hài hước và đủ thứ sắc màu rực rỡ. Mỗi lần đi dọc con phố cổ Hà Nội lúc bấy giờ, hình ảnh các loại mặt nạ chú Tễu, ông Địa, Thị Nở… được treo đầy trên nóc nhà luôn là điều cuốn hút bà hơn tất thảy mọi thứ khác. Cũng trong lúc đó, những nghệ nhân làm nghề này luôn coi nghề tạo hình nhân vật dân gian bằng giấy báo là "cần câu cơm" nuôi cả gia đình.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Những chiếc mặt nạ đủ màu sắc rực được coi là niềm đam mê, là tình yêu đặc biệt nhất đời của cuộc đời bà Đặng Hương Lan.

Sau này khi lấy chồng, bố mẹ bà Hương Lan thấy ông xã của bà là Nguyễn Văn Hòa khéo léo, tỉ mỉ và yêu nghề này nên đã truyền lại cho ông những kinh nghiệm cần thiết.

Chia sẻ thêm về nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống, bà Lan tâm sự: “Nó là nghiệp chứ không còn là nghề kiếm tiền. Nghề này gian truân và vất vả lắm. Làm ra chiếc mặt nạ vừa đẹp, vừa có hồn không chỉ làm bằng tay nữa mà phải dùng cả tình yêu, cái tâm với nghề thì mới có sản phẩm đẹp nhất. Cũng bởi thế mà đã có rất nhiều người muốn tôi truyền lại nghề, dù bản thân tôi cũng mong muốn gìn giữ nghề này nhưng đấu tranh nội tâm rất nhiều lần, tôi vẫn không thể làm điều đó. Chỉ bởi vì, tôi muốn người nối tiếp nghề này cũng là người yêu chúng - giống như tôi."

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Những chiếc mặt nạ sau khi được bồi sẽ đem phơi khô rồi mới sơn vẽ thành mặt nạ hoàn chỉnh.

Theo chia sẻ của bà Lan, bà từng là công nhân xí nghiệp nhà máy giấy còn ông Hòa từng là cán bộ Nhà nước, về hưu hơn 10 năm nay.

Nếu như ngày trước, làm mặt nạ giấy bồi chỉ là nghề phụ của cặp 2 vợ chồng thì nay, khi đã nghỉ hưu, 2 ông bà quyết dành trọn thời gian và tình yêu với từng mảnh giấy bồi, con mực và nét vẽ trong từng khuôn hình. Bất kể mưa hay nắng, dịp trung thu hay chỉ đơn giản là ngày thường, ông bà vẫn miệt mài trên căn gác nhỏ để sáng tạo ra từng chiếc mặt nạ.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Lớp sơn màu được dùng để vẽ lên từng chiếc mặt nạ.
chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Người nghệ nhân có hàng chục năm trong nghề khẳng định mặt nạ giấy bồi là sản phẩm an toàn, thân thiện nhất hiện nay bởi toàn bộ khuôn đúc đều được đúc bằng xi-măng, cùng giấy vở đã qua sử dụng, giấy bìa và bột sắn, màu vẽ...

Nhắc chuyện giữ nghề, bà Đặng Thị Hương Lan – vợ ông Hòa kể lại: “Năm 1974 tôi đã bắt đầu kế nghiệp và làm nghề này. Cho đến nay cũng đã làm nghề được gần 50 năm. Nghề này chẳng khó làm, nhưng để giữ được thì thực sự khó. Vì giữa muôn vàn những xoay đổi thế thời, đây không phải nghề có thể đem lại số tiền thỏa mãn nhu cầu trong nhịp sống hiện đại của mọi người."

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm làm nghề, bà cho biết, bà cũng không hẳn là có năng khiếu, nhưng tình yêu dành cho nghề này thì khó ai có thể sánh bằng bà Đặng Hương Lan. Còn ông xã được học lại nghề này là do sự miệt mài, chăm chỉ nên bố mẹ của bà đã truyền lại cho.

"Những khuôn mặt nạ ấy đều gắn liền với một câu chuyện cổ tích, gắn liền với truyền thống của dân tộc mà dường như cho đến bây giờ các thế hệ trẻ đang dần quên lãng đi”. Đây cũng chính là lý do mà cho đến tận nay, ông bà vẫn sống được bằng nghề này.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Bà Đặng Hương Lan miệt mài tô vẽ cho từng chiếc mặt nạ. Bà cho biết, để làm ra mỗi chiếc mặt nạ, trung bình bà sẽ mất khoảng thời gian là 30 phút. Song, mỗi ngày cũng không thể làm được quá nhiều.

Theo lời ông Hòa, để làm nên một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi thành công là cả một quá trình nghệ thuật. Với các loại giấy cũ, những người làm nghề như vợ chồng ông Hòa sẽ đi thu mua rồi xé nhỏ chúng thành từng mẩu. Sau khi xé giấy sẽ lót một lớp giấy trắng vào khuôn rồi dán từng lớp chồng lên nhau và kết dính chúng bằng hồ được đun từ bột sắn.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Công đoạn tô màu và vẽ khuôn mặt sẽ quyết định sự thành công của sản phẩm. Mặt nạ bằng giấy bồi thông thường sẽ được phủ lên bề mặt một lớp sơn tổng hợp, phơi khô rồi mới bắt đầu đem ra vẽ.
chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Hiện tại, gia đình ông đã làm thêm nhiều loại mặt nạ có kiểu dáng hợp với xu thế hiện nay như mặt nạ giấy bồi siêu nhân và các nhân vật thiếu nhi yêu thích chứ không chỉ có các nhân vật truyền thống như trước kia nữa.
chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi

Mỗi chiếc mặt nạ được bán ra với giá từ 25 - 35.000 đồng tùy kích cỡ, dù có được làm tỉ mỉ đến như thế nào.

Bằng tâm huyết và tất cả tình yêu dành cho nghề làm mặt nạ giấy bồi, ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan đang góp phần giữ gìn một giá trị văn hóa đẹp của Việt Nam đang có nguy cơ mai một theo thời gian. Tuy nhiên, dù rất lo lắng về điều đó nhưng ông bà chưa từng một lần có ý định truyền lại nghề cho những người chỉ đơn thuần muốn làm để kiếm tiền, để kinh doanh. Bởi, cặp nghệ nhân này biết, làm vì tiền sẽ khác hoàn toàn so với làm vì đam mê.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi Làng nghề tăm hương Việt Nam đẹp rực rỡ dưới nắng hè

Đến với làng nghề tăm hương truyền thống, bạn sẽ được tận mắt tìm hiểu những công đoạn làm tăm hương ở đây và chiêm ...

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi Hành trình 700 năm lịch sử của một làng nghề đóng tàu ở Nghệ An

Làng Trung Kiên (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) được biết đến là một làng nghề đóng thuyền có truyền thống lâu ...

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi Làng lụa Vạn Phúc - từ làng nghề truyền thống đến điểm chụp ảnh "check in" của giới trẻ

Làng lụa Vạn Phúc không chỉ mang vẻ đẹp của một làng nghề truyền thống nghìn năm tuổi mà còn là điểm du lịch hấp ...

Như Ý
Nguồn:

Tin bài liên quan

HĐND thành phố Hà Nội thông qua Đề án phát triển giao thông thông minh

HĐND thành phố Hà Nội thông qua Đề án phát triển giao thông thông minh

Thành phố đề xuất lộ trình phát triển giao thông thông minh theo 3 giai đoạn, gồm: giai đoạn năm 2025-2027, giai đoạn 2028-2030 và sau năm 2030. Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Hà Nội: 8 trường hợp bị áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội: 8 trường hợp bị áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Đối tượng áp dụng là chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước liên quan đến việc thi công, quản lý, sử dụng công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô.
Bế mạc kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Bế mạc kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, ngày 19/11, Kỳ họp thứ 19 - kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố khóa XVI đã bế mạc và thông qua 15 Nghị quyết.

Các tin bài khác

Giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) đến các bạn Việt Nam

Giới thiệu vẻ đẹp của tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) đến các bạn Việt Nam

Ngày 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Việt Nam là điểm đến có một không hai thu hút du khách Ấn Độ

Việt Nam là điểm đến có một không hai thu hút du khách Ấn Độ

Đó là nhận định của tờ The Economic Times (Ấn Độ) bởi theo số liệu thống kê, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với năm 2019.
Golden Imperial Hotel – Tiêu chuẩn khách sạn 5 sao bậc nhất Đà Lạt

Golden Imperial Hotel – Tiêu chuẩn khách sạn 5 sao bậc nhất Đà Lạt

Tọa lạc ngay sau quảng trường Lâm Viên, Golden Imperial Hotel được xem là khách sạn trung tâm bậc nhất Đà Lạt, là nút giao giữa rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng, nằm nép mình duyên dáng nhưng đầy kiêu hãnh sau lưng biểu tượng thành phố - quảng trường Lâm Viên. Chỉ cách vài phút di chuyển bạn đã có thể đến các thắng cảnh, địa điểm đặc trưng nhất của Đà Lạt.
Trải nghiệm văn hóa và ẩm thực Bỉ tại thành phố hoa phượng đỏ

Trải nghiệm văn hóa và ẩm thực Bỉ tại thành phố hoa phượng đỏ

Tối ngày 25/10, tại Cung Văn hóa Lao động Việt Tiệp Hải Phòng đã diễn ra Lễ hội văn hóa và ẩm thực Bỉ 2024 (B.Fest 2024).

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động