Chứng khoán Mỹ hướng đến tháng tăng điểm mạnh
Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh nhờ kỳ vọng Fed không nâng lãi suất
Thị trường hiện đang kỳ vọng vào khả năng Fed sẽ ngừng nâng lãi suất trong cuộc họp vào tuần này, khả năng Fed không nâng lãi suất được các chuyên gia thị trường tính toán hiện đã lên mức 72%.
|
Chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh sau quyết định chính sách của Fed
Chỉ số S&P 500 hiện đang có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất tính từ tháng 11/2021 và hiện đang hướng đến tuần tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 3/2022.
|
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng phiên đầu tiên trong bảy phiên giao dịch gần đây, nhiều nhà đầu tư lại mua mạnh cổ phiếu công nghệ, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
Chỉ số Dow Jones tăng 212,03 điểm tương đương 0,63% lên 33.926,74 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,15% lên 4.378,41 điểm còn chỉ số Nasdaq tăng 1,65% lên 13.555,67 điểm.
Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp công nghệ và trí tuệ nhân tạo ví như Nvidia, Meta Platforms và Microsoft tăng trong phiên ngày thứ Ba. Nhiều nhà đầu tư mua mạnh trở lại cổ phiếu công nghệ trong phiên ngày thứ Ba, trái ngược hoàn toàn với việc bán mạnh trong phiên ngày thứ Hai.
Chỉ số Nasdaq nhờ vậy tăng điểm. Cổ phiếu nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ đi lại tăng điểm. Cổ phiếu hãng hàng không Delta Air Lines tăng đến 6,8%.
Nhà đầu tư chứng khoán phố Wall hiện đang đánh giá lại thực trạng của nền kinh tế sau khi các dữ liệu mới nhất cho thấy sự vững vàng bất chấp rủi ro suy thoái kinh tế lớn dần. Số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền tăng, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 6/2023 tăng mạnh hơn so với kỳ vọng. Doanh số bán nhà mới đồng thời cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia.
“Tất cả những gì chúng ta chứng kiến trong năm nay là dự báo về khả năng suy thoái kinh tế, tuy nhiên sự thật rằng nền kinh tế đang vững vàng, rủi ro suy thoái đang giảm đi, ít nhất là tính đến những số liệu công bố gần nhất”, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Carson Group – ông Ryan Detrick cho hay.
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần này sẽ là phiên cuối cùng của nửa đầu năm 2023. Tính từ cuối tháng 4/2023 đến hiện tại, chỉ số Nasdaq đã tăng 10,9%, còn nếu tính từ đầu năm 2023, chỉ số tăng được 29,5%.
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ nhiều khả năng sẽ có nửa đầu tăng điểm mạnh nhất trong hơn 40 năm, nhà đầu tư mua cổ phiếu công nghệ mạnh tay trở lại sau khoảng thời gian suy giảm của năm 2022. Ở thời điểm cuối quý này, chỉ số S&P 500 và Dow Jones nhiều khả năng tăng 6,6% và 2%.
Trong tháng 6/2023, chỉ số S&P 500 và Nasdaq nhiều khả năng tăng gần 5% còn chỉ số Dow Jones tăng 3,1%.
Không ít chuyên gia tuy nhiên vẫn lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế. Nước Mỹ sẽ bắt đầu quá trình suy giảm tăng trưởng kinh tế vào quý 4/2023, sau đó đến khoảng thời gian 1 năm kinh tế tăng trưởng yếu; kinh tế châu Âu có thể suy thoái, theo nhận định của HSBC được CNBC đăng tải mới đây.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế giữa năm, HSBC lo ngại về những rủi ro suy thoái kinh tế mà nhiều nước đang đối mặt, cùng lúc đó diễn biến chính sách tài khóa và tiền tệ hiện không có lợi cho thị trường chứng khoán và trái phiếu.
Trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu tại HSBC Asset Management, ông Joseph Little nhận xét dù rằng một số lĩnh vực trong nền kinh tế cho đến hiện tại khá vững vàng, đang tồn tại nhiều nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế.
Rủi ro lạm phát kéo dài đã tăng cao hơn bất chấp việc giá cả hàng hóa tại nhiều khu vực trên thế giới sụt giảm, theo chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) – ông Claudio Borio nói với nhật báo Đức FAZ vào ngày thứ Hai.
Theo Bloomberg, những thành công ban đầu trong kiềm chế lạm phát giờ đã khó được lặp lại, ông Borio nói. Ông khẳng định thêm rằng lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng có nhiều biến động, hiện đang ở ngưỡng cao dai dẳng và ổn định ở ngưỡng cao, thậm chí tăng lên. Chuyên gia kinh tế này khẳng định với FAZ rằng giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống lạm phát khó khăn hơn và cần đến tất cả những nỗ lực.
Một trong những lý do quan trọng chính là nhiều người điều chỉnh hành vi của mình để thích ứng lạm phát cao khi lạm phát kéo dài. Thực tế này ảnh hưởng nhiều đến mối liên kết giữa giá cả và mức lương cao, ông Borio phân tích.
Trong tình huống hiện tại, chính phủ các nước cần đưa ra biện pháp giảm tác động của lạm phát lên người dân và đưa lạm phát trở lại ngưỡng kiểm soát. Chi tiêu công thấp hơn sẽ làm giảm áp lực lên tổng cầu và vì vậy sẽ giúp các ngân hàng trung ương đương đầu với lạm phát, ông Borio nói.
Lạm phát tại Mỹ tháng 5/2023 hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm, yếu tố này nhiều khả năng sẽ làm giảm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc phải tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 5/2023, chỉ số đo lường diễn biến giá cả hàng hóa dịch vụ, tăng chỉ 0,1% trong tháng gần nhất. Như vậy lạm phát Mỹ tháng 5/2023 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn nhiều so với con số 4,9% của tháng 4/2023.
Lạm phát châu Âu bất ngờ thấp nhất 15 tháng sẽ khiến ECB tạm ngừng nâng lãi suất?
Tỷ lệ lạm phát thường niên giảm có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá năng lượng hạ nhiệt đà tăng.
|
Lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt mạnh tạo tiền đề cho việc Fed không nâng lãi suất
Tuy nhiên nếu loại bỏ thực phẩm và năng lượng khỏi rổ hàng hóa tính CPI, tình hình chung của chỉ số giá tiêu dùng không thực sự lạc quan.
|