Chùm ảnh ngập lụt ở miền Trung sau mưa bão
Gió lớn bất thường, nhiều ngôi nhà ở miền Trung sập tường tốc mái Mưa kèm gió lớn khiến nhiều ngôi nhà ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi bị sập tường, tốc mái, nhiều cây cối ngã đổ. |
Đà Nẵng cần chuẩn bị gì để đón khách du lịch trở lại? Đà Nẵng đang sớm triển khai phương án đón và phục vụ khách nội địa để từng bước khởi động và phục hồi du lịch, kéo theo ngành khác cùng phục hồi và phát triển. |
Ghi nhận của PV Thời Đại tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên trong ngày 17/10, nhiều địa phương các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có mưa lớn, sạt lở, ngập lụt.
Nhiều địa phương các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có mưa lớn, sạt lở, ngập lụt. (ảnh Nhật Duy) |
Nhiều xe cộ đi đường Hồ Chí Minh ngang qua địa phận tỉnh Quảng Nam phải dừng lại để đảm bảo an toàn. (ảnh Nhật Duy) |
Tại Quảng Nam, Mưa lớn kéo dài từ chiều tối 16/10 đến nay khiến nhiều khu vực ở các huyện vùng cao Quảng Nam bị ngập cục bộ, xuất hiện hàng loạt điểm sạt lở, làm tê liệt nhiều tuyến giao thông huyết mạch. Lực lượng chức năng phải di dời khẩn cấp các hộ dân để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã A Vương, nước lũ tràn qua đường gây ngập nặng, khiến giao thông bị ách tắc cục bộ. Các phương tiện lưu thông từ TP Đà Nẵng và huyện Đông Giang lên huyện Tây Giang không lưu thông được.
Nước dâng lên trưa ngày 17/10 tại xã Đại Lãnh (H. Đại Lộc, Quảng Nam). (ảnh Nhật Duy) |
Mưa lớn cùng với việc xả lũ các hồ thủy điện khiến nhiều nơi tại huyện Đại Lộc bị ngập nặng. (ảnh Nhật Duy) |
Khu vực chợ Hà Tân, xã Đại Lãnh ngập nặng trưa ngày 17/10. (ảnh Nhật Duy) |
Tại huyện Phước Sơn, mưa lớn cũng kéo dài từ tối qua đến nay, nhiều nơi lượng mưa lên đến 200mm. Lượng nước từ thượng nguồn đang đổ về rất lớn, gây ngập sâu tại 3 xã vùng cao Phước Công, Phước Thành, Phước Lộc. Hiện chính quyền các xã đã cắt cử cán bộ đến từng thôn để kiểm tra tình trạng sạt lở, vận động người dân nhanh chóng sơ tán đến nơi toàn và vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Các huyện Nam Trà My và Bắc Trà My Tất cả cầu ngầm ở các tuyến giao thông liên xã đều bị nước lũ băng qua, lưu thông tê liệt hoàn toàn.
Tuyến đường tại huyện Nam Trà My bị sạt lở. |
Nhiều điểm giao thông tại huyện Đông Giang bị ngập. (ảnh Pơ loong Giáp) |
Đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Phước Sơn (Quảng Nam) bị cấm đi lại do tiềm ẩn nguy hiểm. (ảnh Nhật Duy) |
Cùng với đó, hàng loạt thủy điện tại Quảng Nam như thủy điện Đak Mi 4, Thủy điện Sông Bung 4, Thủy điện Sông Tranh 2... đồng loạt xả lũ khiến lưu lượng nước về hạ nguồn tăng cao. Theo thống kê sơ bộ, từ trưa 17/10, do mưa lớn kết hợp với các thủy điện đầu nguồn vận hành xả lũ khiến nước lũ đang lên rất nhanh, gây ngập sâu khoảng 1.500 hộ dân tại huyện Đại Lộc.
Tại Thừa Thiên Huế cũng xảy ra tình trạng ngập lụt. (ảnh Đình Thuấn) |
Nhiều người dân sử dụng xuồng để đi lại trong ngày 17/10. (ảnh Đình Thuấn) |
Tại Thừa Thiên Huế, từ tối 16 đến sáng ngày 17/10 có mưa lớn và các hồ thủy điện điều tiết nước về hạ du, mực nước trên sông Hương và sông Bồ đang dâng nhanh, chảy xiết về hạ du, nhiều nơi bị ngập úng cục bộ. Hiện nay, mưa lớn đang làm ngập cục bộ ở các địa phương trong tỉnh. Trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc) bị ngập cục bộ 0,15m, nhưng các phương tiện giao thông vẫn lưu thông bình thường. Tại thành phố Huế, một số các tuyến đường khu vực Nam sông Hương bị ngập úng cục bộ từ 0,2-0,3m. Mưa to kèm thủy điện điều tiết lũ khiến cho một số khu vực thấp trũng huyện Quảng Điền, nằm ở hạ nguồn sông Bồ bị ngập, người dân di chuyển bằng thuyền.
Tuyến quốc lộ 1A đoạn qua huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) bị ngập nặng, nhiều phương tiện chết máy phải dắt bộ. (ảnh CA Phú Lộc) |
Tại Quảng Bình, thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết trong các ngày 16,17/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có mưa to khiến nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt. Tại ngầm Bùng (Km 562+200) Quốc lộ 15, nước ngập từ 1,2 - 1,6m; Quốc lộ 9B tắc đường tại các ngầm tràn ở vị trí Km 41+900, Km 43+700, mực nước ngập khoảng 30 - 40cm. Hiện các đơn vị đang dựng tạm barie và bố trí người trực phân luồng, bảo đảm không cho người dân qua lại. Theo thống kê, toàn tỉnh có 39 điểm nguy cơ sạt lở cao tại 7 huyện, thị xã với tổng số 501 hộ/1.903 khẩu cần di dời để tránh sạt lở đất.
Tổ dân phố Phú Bình, Quán Hàu, Quảng Bình bị ngập trong sáng ngày 17/10. (ảnh Dương Phong) |
Nhiều khu dân cư tại TP Đồng Hới, mực nước ngập khoảng 30 - 40cm. (ảnh Dương Phong) |
Người dân TP Đồng Hới sống trong ngập lụt ngày 17/10. (ảnh Dương Phong) |
Tại Gia Lai, trên địa bàn thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) mưa to, có nơi mưa rất to kèm dông, lượng mưa đo được phổ biến từ 50- 100mm khiến nhiều khu vực ngập cục bộ. Các tuyến đường Lý Thái Tổ- Lê Đại Hành; khu vực quanh suối Hội Phú và các nhánh suối xung quanh nút giao Nguyễn Viết Xuân- Hùng Vương- Bà Triệu; hẻm 38 Nguyễn Thái Học… bị ngập cục bộ. Một số nhà dân tại đường Triệu Quang Phục, Tôn Thất Tùng bị sập tường nhà, tường rào… Rất may không có thiệt hại về người. Cùng với TP Pleiku, đường giao thông trên địa bàn các huyện Kông Chro, Đức Cơ, Mang Yang, Ia Pa cũng bị ngập. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc, ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp ven sông tại các huyện: Kbang, Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Chư Prông, Phú Thiện, thị xã An Khê.
Khu vực trước BV Hoàng Anh Gia Lai tại TP Pleiku bị ngập sáng ngày 17/10. (ảnh Duy Ngọc) |
Nhiều hộ dân tại khu vực suối Hội Phú (Phường Hội Phú, TP Pleiku) bị ngập. (ảnh Duy Ngọc) |
Lực lượng chức năng được huy động để di dời người dân đến các vị trí an toàn. (ảnh Duy Ngọc) |
Mưa lớn đã quay trở lại khu vực Trung Bộ và phía Bắc của Tây Nguyên. Đây là đợt mưa lớn thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tháng 10 đến nay. Hiện tại, mây ẩm vẫn đang bao phủ hầu khắp khu vực này và gây mưa. Trong đó, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có nhiều nơi mưa rất to, hơn cả trăm mm nước mưa đã trút xuống. Thậm chí tại Hà Tĩnh, lượng mưa có điểm còn lên trên 300mm. Hệ quả là nhiều tuyến đường tại thành phố Hà Tĩnh đã bị ngập sâu tới nửa mét. Một số phương tiện không thể di chuyển được, buộc phải dắt bộ.
Ngày 17/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành Công điện số 1388/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung bộ và Tây Nguyên gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, cùng các ban ngành liên quan. Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm 'bốn tại chỗ'.
Trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ, UBND các tỉnh thành ở miền Trung đã chỉ đạo các đơn vị, lực lượng thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức trực ban 24/24, tham mưu kịp thời khi có sự cố xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị đầy đủ vật chất, trang bị, phương tiện, nhiên liệu, vật tư y tế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được ngay khi có tình huống. Sẵn sàng các địa điểm, đảm bảo cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm tránh trú đồng thời đảm các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Đà Nẵng đề xuất Thủ tướng cho phép đón khách quốc tế từ tháng 11/2021 Ngày 16/10, Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết, Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh vừa có Tờ trình 143/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép TP Đà Nẵng đón khách quốc tế trở lại từ tháng 11/2021. |
Mở lại hàng quán ở Đà Nẵng, cả người mua và người bán đều vui Sau nhiều ngày không có ca lây nhiễm Covid-19 cộng đồng, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã cho mở lại hoạt động ăn uống tại chỗ, người mua và người bán đều vui mừng. |
Đà Nẵng: Ăn uống tại chỗ được phép, chủ quán tất bật chuẩn bị Được bán hàng ăn uống tại chỗ trở lại, các nhà hàng, quán nhậu, quán cà phê tại Đà Nẵng tất bật lau dọn, nhập hàng, chuẩn bị kinh doanh trở lại. |