Trang chủ Kinh tế
11:30 | 22/06/2018 GMT+7

Chủ tịch UBCKNN: Dòng vốn ngoại chảy vào nhiều hơn ra

aa
TĐO-Vì một số lý do, nhà đầu tư trên toàn cầu bắt đầu có xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, trên TTCK Việt Nam, khối ngoại hiện đang bán ròng, một số quỹ rút vốn, nhưng thống kê cho thấy, dòng vốn ngoại vẫn vào Việt Nam nhiều hơn ra.

Đây là ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Trần Văn Dũng về tình hình dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

Thưa ông, TTCK bất ngờ điều chỉnh mạnh trong một số phiên vừa qua khiến chỉ số giảm sâu và áp lực bán ra rất lớn. Xin ông cho biết tình hình, cũng như một số đánh giá khái quát của UBCKNN về diễn biến này của thị trường?

Ông Trần Văn Dũng: Tính từ ngày 1/6 đến nay, TTCK Việt Nam chứng kiến các phiên tăng giảm đan xen.

Tính chung trong hai ngày, chỉ số VN-Index đã giảm khoảng 5,42% và HNX-Index cũng đã giảm khoảng 5,03%.

Thanh khoản của thị trường ngày 18/6 cũng giảm mạnh về mức 5.410 tỷ đồng, giảm 26% so với mức trung bình tháng 5/2018; nhưng đã tăng trở lại vào ngày 19/6 đạt hơn 7.900 tỷ đồng, tăng 8,2% so với mức trung bình tháng trước và đồng thời cũng là mức cao nhất trong 2 tháng gần đây.

Điều này phần nào cho thấy đã xuất hiện một phần dòng tiền bắt đáy sau một số phiên giảm mạnh.

Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã bán ròng mạnh trong ngày 18/6 với giá trị hơn 510 tỷ đồng, tuy nhiên áp lực bán ròng đã giảm vào ngày 19/6 chỉ còn khoảng 120 tỷ đồng.

chu tich ubcknn dong von ngoai chay vao nhieu hon ra

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh internet.

Chúng tôi cho rằng, việc thị trường giảm điểm mạnh trong hai phiên đầu tuần chủ yếu do sự tác động đến từ các yếu tố kinh tế, thương mại, chính trị thế giới. Rõ nét nhất là việc nhiều TTCK trên thế giới đều giảm mạnh trong phiên đầu tuần, đặc biệt là Trung Quốc khi lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Trước đó, ngày 13/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đã quyết định tăng lãi suất đồng USD và truyền đi thông điệp sẽ tăng tiếp 2 lần nữa trong năm nay – thông tin này tác động mạnh mẽ tới quyết định tái cơ cấu lại dòng vốn của các quỹ ngoại trên toàn cầu.

Riêng với TTCK Việt Nam, thị trường đang chịu áp lực tâm lý lớn từ đồng thái bán ròng của khối ngoại, cũng như áp lực bán giải chấp của nhiều nhà đầu tư đã khiến thị trường giảm điểm mạnh.

Thưa ông, thị trường giảm điểm là tổng hòa của nhiều yếu tố, tuy nhiên việc bán ròng của khối ngoại đang tạo ra tâm lý lo ngại rất lớn cho toàn thị trường. Ông có chia sẻ gì về động thái khối ngoại, cũng như dòng tiền ngoại trên TTCK Việt Nam thời gian gần đây?

Ông Trần Văn Dũng: Tuần trước, khi FED tăng lãi suất cơ bản lần thứ hai, và dự báo các ngân hàng trung ương Châu Âu tăng lãi suất sớm hơn dự kiến đã đẩy lợi tức trái phiếu của Mỹ tăng lên mức cao nhất 5 năm. Điều này khiến NĐTNN trên toàn cầu bắt đầu có xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Á. Tính tới thời điểm này của năm 2018, theo dữ liệu từ Bloomberg, NĐTNN đã rút khoảng 19 tỷ USD ra khỏi Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Do vậy, với độ mở nhất định của TTCK Việt Nam như hiện nay, sự tác động sẽ không thể tránh khỏi trong những ngày này.

chu tich ubcknn dong von ngoai chay vao nhieu hon ra

Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng.

Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, chúng tôi khẳng định, trên TTCK Việt Nam, khối ngoại hiện đang bán ròng, một số quỹ rút vốn, nhưng thống kê cho thấy, dòng vốn ngoại vẫn vào Việt Nam nhiều hơn ra.

Số liệu thống kê từ UBCKNN cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, tính chung, dòng vốn ngoại vào vẫn đang nhiều hơn dòng ra và tiền vẫn đang nằm ở đây. Tính từ 1/1/2018 đến ngày 12/6/2018, vốn nước ngoài vào ròng ước đạt 2,41 tỷ USD, so với mức 2,9 tỷ USD của cả năm 2017 và đặc biệt là dòng vốn vào mạnh tập trung vào tháng 4, tháng 5.

Về giá trị danh mục và giao dịch của NĐTNN vẫn tiếp tục tăng so với thời điểm cuối năm 2017. Theo thống kê của chúng tôi, giá trị danh mục của NĐTNN tính tới ngày 12/6/2018 vẫn tăng khoảng hơn 14,6% so với thời điểm cuối năm 2017 và nếu so sánh với cuối năm 2016, tổng giá trị danh mục đã tăng hơn gấp đôi.

Như thông tin ông vừa cho biết thì có nghĩa là dòng tiền ngoại vẫn đang nằm lại Việt Nam, việc khối ngoại bán ròng có thể chỉ là đảo danh mục hoặc chờ cơ hội để tiếp tục giải ngân. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?

Chủ tịch Trần Văn Dũng: Nếu tính từ thời điểm thời điểm thị trường tạo đáy gần nhất (29/5) đến nay, NĐTNN đã bán ròng khoảng hơn 2.200 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới nay, giao dịch mua ròng của khối ngoại vẫn là con số “dương” (cụ thể, từ 1/1/2018 đến 19/6/2018: 36.654 tỷ đồng, tuy nhiên cần lưu ý trong thời gian này có nhiều giao dịch mua thỏa thuận lớn của NĐTNN). Thống kê của chúng tôi cho thấy, kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay khối ngoại đã bỏ vốn vào các đợt IPO DNNN cuối 2017 và đầu 2018 như: Lọc hóa dầu Bình Sơn, PV Oil, PV Power...., cũng như tập trung vào các cổ phiếu mới lên sàn (Vincom, Techcombank, VRE…).

Những số liệu trên cho thấy, dòng chảy của vốn ngoại vẫn âm thầm chọn những địa chỉ tiềm năng để ở lại. Đến thời điểm hiện tại, tính tổng thể, dòng tiền NĐTNN chưa rút khỏi Việt Nam như nhiều thị trường mới nổi và trong khu vực. Dòng vốn quan trọng này vẫn vào – ra hàng ngày theo các kênh khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp), nhưng tựu chung lại vẫn đang “vào nhiều hơn ra”. Chính vì vậy, chúng ta vẫn có thể có kỳ vọng tích cực đối với dòng vốn ngoại, bởi tiền đang ở lại thị trường và chờ thời cơ thích hợp để giải ngân. Điều này được chứng minh qua số dư về tiền mặt của các quỹ, theo quan sát của chúng tôi, con số này vẫn đang tương đối cao.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, mặc dù khối ngoại có xu hướng bán ròng trên thị trường cổ phiếu, nhưng trên thị trường trái phiếu thị họ vẫn đang mua ròng. Tính chung từ đầu năm tới nay, khối ngoại vẫn mua ròng khoảng 1.619 tỷ đồng trên thị trường trái phiếu.

Dù vậy, chúng ta không thể chủ quan với diễn biến kinh tế, tiền tệ, thương mại như hiện nay. Tôi cho rằng, việc FED tăng lãi suất và căng thẳng thương mại leo thang là hai yếu tố rất quan trọng cần được bám sát và có nhiều giải pháp để chủ động nắm bắt, cũng như ứng xử trong mọi trường hợp có thể xảy ra.

Ông có nói tới việc tiền vẫn ở lại và vốn ngoại đang chờ thời, vậy theo ông, vốn ngoại đang chờ gì ở Việt Nam?

Ông Trần Văn Dũng: Như chúng ta đã thấy, trên thế giới, câu chuyện đã và đang được giới tới đầu tư đặc biệt quan tâm là việc FED đã và sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất USD. Sau FED thì nhiều ngân hàng trung ương, trong đó bao gồm cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng sẽ điều chỉnh tăng theo. Do vậy, quy luật “lãi suất tăng, chứng khoán giảm” là khó tránh khỏi; bởi dòng tiền các quỹ có xu hướng rút về nhằm giảm chi phí vốn đầu tư ngắn hạn.

Tuy nhiên, ở mặt tích cực, theo dự báo của nhiều tổ chức uy tín và các chuyên gia, năm nay vẫn là một năm phát triển tốt của kinh tế toàn cầu. Riêng với Việt Nam, các tổ chức quốc tế lớn Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Thế giới đều đưa ra dự báo tích cực từ đầu năm và đã có điều chỉnh theo hướng tăng cao hơn trong thời gian gần đây.

Theo tôi, riêng với TTCK Việt Nam, khi sự hội nhập và tính mở ở mức sâu hơn thì việc bị tác động bởi tình hình kinh tế và TTCK thế giới là không thể tránh khỏi. Trên thực tế, từ tháng 1/2018, TTCK thế giới từ Mỹ, Châu Âu, Châu Á đều đã điều chỉnh giảm từ tháng 1/2018 nhiều nước Châu Á có mức giảm từ 7 - 10%. Sự điều chỉnh này không quá bất ngờ và khởi nguồn từ thông tin FED tăng lãi suất.

Trong khi đó, TTCK Việt Nam đã tăng mạnh trong một thời gian dài, nên nhiều nhà đầu tư có tâm lý chốt lời. Tâm lý đó diễn ra đúng vào thời điểm lãi suất USD tăng và TTCK thế giới điều chỉnh giảm, nên tác động cộng hưởng càng lớn.

Chúng tôi cho rằng, tác động từ quy quy luật “lãi suất tăng, chứng khoán giảm” tới xu hướng rút về của dòng vốn ngoại trên toàn cầu là khó tránh khỏi và Việt Nam ít hay nhiều cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Tuy nhiên, nguyên tắc dòng tiền sẽ không bao giờ đứng yên, nếu có cũng chỉ có thể là tạm thời co cụm hoặc bảo toàn vốn để tìm kiếm địa chỉ đầu tư mới hiệu quả hơn.

Do vậy, chúng tôi cho rằng, Việt Nam đang có nhiều cơ hội và tiềm năng để thu hút vốn ngoại; điều còn lại là làm thế nào để chúng ta phát huy được lợi thế so sánh đó. Quay trở lại với câu hỏi “NĐTNN nước đang chờ gì ở Việt Nam?”, rõ ràng là họ chờ đợi cơ hội đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn các thị trường khác.

Tôi cho rằng, với tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo đạt tối thiểu 6,5% trong giai đoạn 2018 2020; những cam kết của Chính phủ trong việc tháo gỡ những rào cản đầu tư, hỗ trợ kinh tế tư nhân, quyết tâm thực hiện các đợt thoái vốn nhà nước, IPO doanh nghiệp nhà nước và niêm yết các doanh nghiệp lớn, chất lượng...), chúng tôi vẫn đặt kỳ vọng lớn, TTCK Việt Nam sẽ thu hút mạnh dòng các dòng vốn tham gia, đặc biệt là dòng vốn ngoại. Cùng với đó, thống kê cho thấy, 86% doanh nghiệp niêm yết có kết quả kinh doanh quý I/2018 có lãi; trong khi định giá thị trường đã về mức hấp dẫn (P/E khoảng 17 lần, nếu không tính VHM khoảng 16,1 lần), thì đây là cơ hội cho đầu tư giá trị.

Nếu nhìn trên bình diện khách quan, Việt Nam đang có lợi thế so sánh tốt hơn nhiều nước trong khu vực và các TTCK thế giới. Dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác đã, đang gia tăng và gần đây nhất, người Thái, Malaysia cũng đang đến Việt Nam.

Cũng cần phải khẳng định, việc nhà đầu tư “đi hay ở” của dòng tiền ngoại hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của nhà đầu tư; nhưng việc có “giữ chân” được họ hay không thì phần nào phụ thuộc vào chúng ta. Tôi cho rằng, bên cạnh các chính sách tế hợp lý và ổn định của Chính phủ, chúng ta cần đưa thông tin đầy đủ và chính xác đối với các diễn biến của thị trường về kinh tế vĩ mô, hiện trạng hoạt động của khu vực doanh nghiệp niêm yết trên thị trường để nhà đầu tư yên tâm trong các quyết định đầu tư tại Việt Nam.

Theo Chinhphu.vn

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Number One khẳng định tinh thần tiếp năng lượng tại giải thưởng “Bền Đam Mê”

Number One khẳng định tinh thần tiếp năng lượng tại giải thưởng “Bền Đam Mê”

Không chỉ mang đến nguồn lực vật chất, tiếp sức các tài năng trẻ với giá trị hỗ trợ lên đến 5 tỷ đồng, nhãn hàng Number One còn là đơn vị trực tiếp đồng hành sát cánh cùng các tài năng trẻ phát triển dự án một cách lâu dài sau giải thưởng “Bền Đam Mê”, khẳng định tinh thần sẵn sàng tiếp năng lượng cùng các bạn trẻ bứt phá mọi giới hạn của bản thân.
Giá vàng thế giới rơi tự do

Giá vàng thế giới rơi tự do

Giá vàng mất mốc 3.000 USD/ounce do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD và khi giới đầu tư chuyển sang các kênh trú ẩn an toàn khác trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng.
Việt Nam duy trì mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ 35-40 tỷ USD trong năm 2025

Việt Nam duy trì mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ 35-40 tỷ USD trong năm 2025

Phát biểu tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra ngày 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, mặc dù khó khăn nhưng mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2025 vẫn là vốn đăng ký khoảng 38 - 40 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 27 - 28 tỷ USD.
LPBank dự định chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

LPBank dự định chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình bày kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt gần 15.000 tỷ đồng. Đồng thời, ngân hàng này cũng đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25%, mức cổ tức tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

Đọc nhiều

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Ngày 6/4 Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản (Liên hiệp hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025 - 2028, thảo luận và đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới nhằm tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển.
Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam

Chiều 6/4, theo đề nghị của phía Malaysia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim để trao đổi về tình hình quan hệ song phương và đánh giá về một số vấn đề khu vực, quốc tế mới nổi gần đây.
Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Nhân dịp Tết cổ truyền Chaul Chnam Thmay của Campuchia và Bunpimay của Lào năm 2025, nhiều đoàn công tác của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và tặng quà cho người dân hai nước bạn.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng

Thời Hùng Vương vẫn lung linh huyền sử. Vua Hùng vừa huyền ảo vừa hiện thực, là biểu tượng vừa hư vừa thực của cội nguồn dân tộc. Nhưng tín ngưỡng thờ Vua Hùng là biểu hiện rất thực của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là điểm hội tụ văn hóa tâm linh và sức mạnh đại đoàn kết Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Từ ngày 2-6/4, tàu H.T.M.S NARRESUAN (FFG-421) cùng đoàn công tác Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Phó Đô đốc Arpa Chapanont, Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động