Chính phủ và người dân Việt Nam nỗ lực phòng chống mua bán người
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong công tác đấu tranh phòng chống mua bán người. Nhiều vụ án đã được đưa ra xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. - Thông tin chính thống hoạt động, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao; và thế giới... |
Bàn giao khoản hỗ trợ 85.000 USD giúp người Việt tại Campuchia phòng chống dịch COVID-19 Sáng 19/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã tổ chức Lễ bàn giao cho các cơ quan đại diện tại Campuchia và Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia khoản hỗ trợ trị giá 85.000 USD giúp cộng đồng phòng chống COVID-19. |
Trong bài phát biểu khai mạc, bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chính sách pháp luật và các cam kết quốc tế về phòng chống mua bán người với những kết quả đảng ghi nhận. Nhưng tình hình mua bán người vẫn diễn biến phức tạp với những thủ đoạn mới, tinh vi hơn; nạn nhân là những người yếu thế, tập trung chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, dịch bệnh Covid-19 đã để lại những hệ quả tiêu cực, tội phạm mua bán người bất chấp thủ đoạn, tăng cường lợi dụng mạng xã hội để lừa bán nạn nhân trong nước. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân về phòng, chống mua bán người là giải pháp quan trọng, căn cơ nhằm chặn đứng tội phạm mua bán người.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khẳng cam kết của Chính phủ Việt Nam và sự đồng hành của các tổ chức quốc tế đối với sự nghiệp phòng chống mua bán người. Ảnh: Báo Đà Nẵng |
Ngày thế giới phòng chống mua bán người năm nay được Liên hiệp quốc xác định là “Lắng nghe nạn nhân, dẫn lối hành động” nhằm khuyến nghị các quốc gia lấy nạn nhân làm trung tâm trong mọi giải pháp để phòng chống mua bán người - đây cũng là quan điểm, cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam và là nguyên tắc đã được khẳng định trong Luật Phòng, chống mua bán người.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga kêu gọi các cấp Hội, cán bộ, hội viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nêu cao tinh thần cảnh giác; phối hợp chặt chẽ với ngành công an và các ngành, các cấp chủ động, kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân; đặc biệt là phát huy hiệu quả hoạt động của ngôi nhà bình yên, ngôi nhà nhân ái để nơi đây thực sự là điểm tựa nâng đỡ chị em trở về, tái hòa nhập cộng đồng.
Tại sự kiện cũng đã diễn ra tọa đàm, gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ của đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự; đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đại diện lãnh đạo Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam; Hoa hậu Khánh Vân… về những câu chuyện giải cứu và hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập cộng đồng, để từ đó thực sự đồng cảm và có những hành động thực tế đồng hành cùng họ trên con đường xây dựng lại cuộc sống...
Các đại biểu cam kết chung tay phòng, chống mua bán người. Ảnh: CAND |
Phát biểu tại chương trình, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công An, Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ cho rằng, trong những năm gần đây tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra phức tạp, xâm phạm đến những quyền cơ bản nhất của con người, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Tội phạm mua bán người hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Các đối tượng cấu kết hình thành tổ chức, đường dây khép kín, hoạt động trên nhiều địa bàn, xuyên quốc gia; lợi dụng các trang mạng xã hội để tìm kiếm, môi giới, dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ và trẻ em bán ra nước ngoài hoặc trong nội địa. Phần lớn nạn nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, thiếu hiểu biết về xã hội và kỹ năng sống.
Để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, bên cạnh việc đề ra các giải pháp liên quan đến cấp ủy, các ngành, các cấp; công tác tuyên truyền..., Thứ trưởng Bộ Công An Nguyễn Duy Ngọc lưu ý mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác để tự phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện các hành vi phạm tội mua bán người; chủ động trang bị kiến thức về thủ đoạn của tội phạm, kỹ năng di cư an toàn, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em cần thận trọng khi làm quen, giao tiếp, quan hệ trên mạng xã hội.
Các gia đình đang có con em trong độ tuổi vị thành niên cần chú ý giáo dục, định hướng việc sử dụng điện thoại, internet; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường để quản lý, giáo dục con kịp thời.
Triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm phòng, chống mua bán người ở Việt Nam Truyền thông, giáo dục, giúp chị em tự tin, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc; song song với đó, lực lượng chức năng tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng, hoàn thiện pháp luật; hợp tác quốc tế ... Đó là hàng loạt những biện pháp được thực hiện triệt để, hiệu quả trong công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam. |
Việt Nam nỗ lực đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động Chiều 27/5, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về việc Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đang thúc đẩy nghiên cứu gia nhập thêm 15 công ước của ILO và nỗ lực để có thể đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động. |