Chìa khoá để Việt Nam kiểm soát Covid-19 là sự Đồng lòng và Tin tưởng
Tôi may mắn khi ở Việt Nam trong thời gian có dịch Với ông Daniel Dobrev - Cố vấn và Trưởng ban Kinh tế thương mại, Đại sứ quán Bulgaria tại Hà Nội - thì sự đồng lòng nhất trí của người dân với Chính phủ là điểm nổi bật nhất trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19. Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Daniel Dobrev xoay quanh một số vấn đề liên quan đến hoạt động phòng chống Covid-19 ở Việt Nam. |
Việt Nam đang kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Hoa Kỳ và Việt Nam luôn phối hợp trên nhiều phương diện trong công tác phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này. Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Rachael Chen, Tùy viên báo chí Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam về một số khía cạnh của sự hợp tác cũng như cảm nhận cá nhân về hoạt động ngăn ngừa Covid-19 ở Việt Nam. |
-Ông nghĩ gì về kết quả phòng, chống Covid-19 của Chính phủ Việt Nam?
Việt Nam đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 rất triệt để và kiên quyết ngay từ đầu. Do vậy, công tác phòng chống dịch đã chứng tỏ hiệu quả, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành và cơ quan liên quan. Quan trọng hơn nữa là người dân có ý thức cao và hầu hết luôn phối hợp với các cơ quan chức năng.
-Theo ông, phương cách phòng chống Covid-19 của Việt Nam có điểm gì khác biệt so với các nước khác?
Điểm nổi bật của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 là sự “đồng lòng”. Các thông tin liên quan tới dịch bệnh được Chính phủ và báo chí đưa tin cập nhật liên tục và rất chính xác. Điều này giúp tăng lòng tin của nhân dân và từ đó khiến người dân đồng lòng với các chủ trương của Chính phủ.
Giống như các nước khác, Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế. Tuy nhiên nhờ có sự quyết đoán và hành động kịp thời, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh để đảm bảo vừa chống dịch vừa duy trì tăng trưởng kinh tế.
Nhờ những hành động kịp thời như vậy, trong số hơn 100 văn phòng JICA trên thế giới, JICA Việt Nam là văn phòng đầu tiên tiếp nhận lại các tình nguyện viên sau đợt Covid-19 thứ nhất.
-Ông cảm nhận sao về sự quan tâm của Chính phủ đối với cộng đồng trong thời kỳ đại dịch?
Là người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam, tôi thường đọc được các bài báo cập nhật tình hình dịch, các quyết định của Chính phủ. Tôi thấy có sự thay đổi về quy mô và cách thức giãn cách sau mỗi đợt dịch để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Đây là những thay đổi hợp lý, vẫn đảm bảo an toàn chống dịch và không quá ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Ông Tanaka Akihisa, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản-JICA Văn phòng Việt Nam. |
Là người đã thực hiện cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, tôi nhận thấy Việt Nam đã huy động nguồn nhân lực rất lớn để kiểm soát dịch bệnh. Điều này đã giúp cuộc sống của chúng ta trở nên an toàn hơn.
Tôi nhận ra rằng Việt Nam cung cấp rất nhiều công cụ phòng ngừa dịch bệnh bằng tiếng Anh, ví dụ như ứng dụng trên thiết bị di động, những hoạt động này rất hữu ích cho người nước ngoài.
-Ông đánh giá thế nào về niềm tin của người dân đối với sự thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn Covid-19?
Tôi không nhớ chính xác đã đọc thống kê ở đâu, nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số tin cậy của người dân với Chính phủ trong phòng chống Covid-19 cao nhất trên thế giới. Chính phủ đã luôn chia sẻ thông tin kịp thời, có chính sách hỗ trợ kịp thời và người dân rất có ý thức và nghiêm túc thực hiện.
-Phòng chống Covid-19 là trách nhiệm của mỗi cá nhân, vậy ông đã tham gia vào công việc này như thế nào?
Trong công việc, tôi rất may mắn khi là người trực tiếp phụ trách các dự án hợp tác y tế của JICA với Việt Nam. JICA và Việt Nam đã có lịch sử hợp tác y tế lâu dài hơn 20 năm tập trung vào 2 trọng điểm là “Tăng cường hệ thống y tế nòng cốt cho các bệnh viện tuyến trên”, và “Tăng cường các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm”.
Trong ưu tiên trọng điểm thứ nhất là “Tăng cường hệ thống y tế nòng cốt cho các bệnh viện tuyến trên”, JICA đã hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 1996. Trong khuôn khổ dự án hợp tác kỹ thuật được triển khai từ năm 2016, các chuyên gia JICA đã hỗ trợ biên soạn Hướng dẫn quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tổ chức các khóa đào tạo hướng dẫn trang phục bảo hộ PPE (quần áo bảo hộ, khẩu trang…), đóng góp tích cực trong công tác phòng dịch COVID-19 tại Việt Nam. JICA cũng đã viện trợ cho Bệnh viện nhiều thiết bị y tế như máy ECMO (máy phổi nhân tạo) vào cuối tháng 7/2020.
Với ưu tiên trọng điểm thứ hai là “Tăng cường các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm”, từ năm 2006, JICA đã tiến hành lắp đặt Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3 (BSL-3), triển khai hợp tác nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và củng cố hệ thống xét nghiệm, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực xét nghiệm cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE), Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh.
Từ tháng 2/2020, JICA đã phối hợp với các cơ quan đối tác kịp thời nắm bắt nhu cầu cấp thiết của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19, qua đó tiến hành viện trợ sinh phẩm và các thiết bị y tế như máy ECMO, hỗ trợ in sổ tay “Quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn”... với tổng trị giá 300 triệu yên.
Trong thời gian tới JICA sẽ hỗ trợ mở rộng hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vaccine. Theo yêu cầu của NIHE - đơn vị phụ trách tiêm chủng, JICA đang chuẩn bị hỗ trợ tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vaccine (tổng trị giá 100 triệu yên, tương đương hơn 20 tỷ đồng).
Còn ở văn phòng, cứ mỗi đầu tuần, trong cuộc họp lãnh đạo đơn vị văn phòng JICA, điều mà trưởng đại diện và ban tổng vụ luôn nhắc đi nhắc lại với các thành viên là phải thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế.
JICA Việt Nam bàn giao ba thiết bị y tế với tổng trị giá 50 triệu Yên (khoảng hơn 10,8 tỷ đồng) cho Bệnh viện Trung ương Huế ) ngày 9/4/2021. |
-Ông có thể chia sẻ một kỷ niệm trong quá trình cách ly?
Thời điểm tôi bị cách ly là vào dịp lễ năm mới. Tuy là lần đầu tiên bị cách ly, nhưng nhờ sự hỗ trợ của Việt Nam, tôi đã có thể thưởng thức loại bánh đặc biệt do khách sạn phục vụ, xem chương trình truyền hình Nhật Bản và ngắm pháo hoa vào dịp đầu năm mới. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời và đáng nhớ đối với tôi. Nhờ trải nghiệm này, tôi hiểu rằng quá trình cách ly này đã đóng góp rất nhiều vào việc ngăn chặn Covid-19 của chính phủ.
-Theo ông, điều gì tạo nên “lợi thế” của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19?
Theo tôi, chìa khóa của sự thành công trong kiểm soát dịch bệnh ở Việt Nam chính là sự “Đồng lòng và Tin tưởng”. Từ chính quyền, đoàn thể, đến các doanh nghiệp và người dân đều phối hợp chặt chẽ, với sự tin tưởng lẫn nhau, đồng lòng thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Chính phủ.
Trân trọng cảm ơn ông!
Lê Sơn
*Bài viết chuyên đề Thực hiện nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tôi may mắn khi ở Việt Nam trong thời gian có dịch Với ông Daniel Dobrev - Cố vấn và Trưởng ban Kinh tế thương mại, Đại sứ quán Bulgaria tại Hà Nội - thì sự đồng lòng nhất trí của người dân với Chính phủ là điểm nổi bật nhất trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19. Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Daniel Dobrev xoay quanh một số vấn đề liên quan đến hoạt động phòng chống Covid-19 ở Việt Nam. |
Việt Nam đang kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Hoa Kỳ và Việt Nam luôn phối hợp trên nhiều phương diện trong công tác phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này. Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Rachael Chen, Tùy viên báo chí Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam về một số khía cạnh của sự hợp tác cũng như cảm nhận cá nhân về hoạt động ngăn ngừa Covid-19 ở Việt Nam. |
Bình an trong sự chăm lo của cộng đồng Chỉ là một sự tình cờ, khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu thì những người nước ngoài này đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Không hẹn mà nên, đất nước này đã trở thành nơi họ cùng gia đình cảm thấy an tâm nhất không chỉ vì sự chia sẻ của bạn bè mà còn bởi sự chăm lo của chính quyền dành cho cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh. |