Chỉ nhanh thêm một chút, lực lượng truy kích của Quân đoàn 3 đã tóm sống được một thủ lĩnh "Khmer Đỏ"
LTS: Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, chưa khi nào lại tổ chức chiến dịch tiến công hiệp đồng quân, binh chủng lớn như trong chiến dịch giải phóng Campuchia. Chỉ trong hơn một tháng, từ nhiều hướng mũi khác nhau, quân đội ta đã đánh tan quân đội Khơ me Đỏ, giúp bạn thoát khỏi thảm họa diệt chủng.
Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, cùng với lực lượng vũ trang cách mạng, nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài của nhiều tác giả xung quanh sự kiện đặc biệt này.
---
Bài 1: Cuộc hành quân thần tốc đầy bão tố của Lữ đoàn xe tăng 203: Tiêu diệt Khơ me Đỏ
Bài 2: Chuyển hướng chủ yếu, dời ngày N: Quyết định vô cùng chính xác trong Chiến dịch giải phóng Phnom Pênh
Bài 3: Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ: Type 62 đối đầu T-54 chịu sao được nhiệt!
Bài 4: Chiến tranh biên giới Tây Nam : Những "trái da láng" đáng sợ của... Thần chết
Bài 5: Chìa khóa giải phóng Phnom Pênh: Chiến thuật chưa từng có của Quân Việt Nam ở Campuchia
Bài 6: Những cú "liều" đứng tim của lính xe tăng Việt Nam ở Campuchia: Điểm huyệt Khmer Đỏ
Bài 7: Tiến công trong hành tiến - Thần tốc giải phóng Phnom Pênh: Khmer Đỏ không kịp trở tay
---
Bài 8: Quân Việt Nam truy kích thần tốc: Thủ lĩnh Khmer Đỏ khét tiếng bỏ lại cả hộ chiếu chạy lấy người
Lữ đoàn xe tăng 273- Đơn vị hai lần Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã lập công xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cả trong quá trình tiến công tiêu diệt Khmer Đỏ, cứu nhân dân Camphuchia thoát khỏi họa "diệt chủng".
Xung kích trên hướng tiến công Đông Bắc
Nằm trong đội hình Quân đoàn 3 có nhiệm vụ phản công tiêu diệt Khmer Đỏ và tiêu diệt bè lũ Pol Pốt, cứu dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng, những ngày cuối năm 1978, đầu năm 1979 là những ngày hết sức bận rộn và ác liệt đối với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn xe tăng 273.
Trên hướng tiến công của quân đoàn, lực lượng phòng thủ của Khmer Đỏ rất mạnh, bao gồm 4 sư đoàn bộ binh (BB) 310. 450, 174, 280, 1 tiểu đoàn pháo hỗn hợp, 1 trung đoàn tăng thiết giáp (TTG)... bố trí tuyến phòng ngự dọc theo đường 7 từ Suong, Chup đến Phsam và cắt ngang đường 7 từ Tà Nốt đến Chong Chech.
Tiểu đoàn 2 - Lữ đoàn Xe tăng và Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4 tấn công giải phóng Phnom Penh Ảnh: TƯ LIỆU QUÂN ĐOÀN 4.
Tuyến phòng thủ hướng này còn được hỗ trợ bởi rất nhiều vật cản thiên nhiên và nhân tạo. Đặc biệt, để đến được thủ đô Phnom Pênh của Khmer Đỏ, các lực lượng của Quân đoàn 3 sẽ phải vượt qua 2 con sông rộng và có lưu tốc rất lớn là Mekong và Tonle Sap.
Vào 6 giờ sáng ngày 31.12.1978, Bộ Tư lệnh quân đoàn phát lệnh nổ súng tiến công. Cùng với bộ binh và binh chủng bạn, Lữ đoàn xe tăng 273 đã chiến đấu dũng cảm, nhanh chóng đột phá chọc thủng tuyến phòng ngự đường số 7 của địch.
Tuy nhiên, do sự ngăn trở của con sông Mekong tại khu vực KongPong Cham, đội hình của quân đoàn đã bị chậm lại.
Phải đến ngày 6.1.1979, với cuộc hợp đồng binh chủng vượt sông bằng sức mạnh quân đoàn mới giải phóng được thị xã Kông Pông Chàm. Bởi vậy, khi tiến tới ngã ba Scun thì được tin Phnôm Pênh đã được giải phóng.
Sau khi liên lạc với Sở chỉ huy tiền phương của Bộ, Đại tá Nguyễn Quốc Thước - Phó Tư lệnh Quân đoàn 3 (sau này là Trung tướng, Tư lệnh quân khu 4) lệnh cho Lữ đoàn 273 đưa xe tăng phối thuộc cho Sư đoàn BB 10, nhanh chóng chuyển hướng chiến đấu, giải phóngtỉnh Kông Pông Thơm, Xiêm Riệp, truy kích bọn đầu sỏ Pol Pốt cùng bộ phận cố vấn của chúng đang tháo chạy sang hướng Thái Lan.
Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Ảnh tư liệu.
Truy kích thần tốc, Phó Thủ tướng "Campuchia dân chủ" phải bỏ lại cả hộ chiếu cốt chạy lấy người
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Đánh rắn phải đánh dập đầu". Nhận rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ, ngay lập tức một tiểu đoàn của Lữ đoàn XT 273 cùng với Sư đoàn bộ binh 10 chuyển hướng về hướng Tây theo đường số 6 về hướng Kongpong Thom và Xiêm Riệp.
Sau khi hệ thống phòng thủ phía Đông bị tan vỡ, lực lượng chủ lực bị tổn thất nặng nề, lại bị mất thủ đô, các lực lượng còn lại của Khmer Đỏ chống cự yếu ớt nên không thể ngăn cản cuộc tiến công của Quân đoàn 3.
Ngày 10.1.1979, sau khi truy đuổi địch trên 100km, Sư đoàn BB 10 cùng xe tăng tiến đến thị xã Xiêm Riệp và triển khai tiến công.
Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, nhanh đến nỗi khi đánh vào khách sạn 5 tầng lớn nhất, quân Khmer Đỏ hoảng loạn bỏ chạy, không kịp thu dọn, đồ dùng vứt ngổn ngang; trên các bàn ăn, các món ăn sang trọng còn đang bày la liệt, trên các bếp vẫn còn nghi ngút khói.
Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Ảnh tư liệu.
Đang truy lùng tàn quân địch trong thành phố, tiểu đoàn xe tăng được lệnh khẩn trương cùng bộ binh tiếp tục truy kích đoàn xe ô tô của bọn đầu sỏ Khmer Đỏ cùng cố vấn đang chạy về biên giới Thái Lan.
Nhận lệnh, Đại đội xe tăng 8 cùng với Trung đoàn bộ binh 28, Sư đoàn 10 lập tức lên đường. Xe tăng đi trước, chạy với tốc độ cao nhất. Bộ binh ngồi trên xe vận tải bám sát đội hình xe tăng. Tất cả đều ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
-
Không quân Nga vừa xuất kích dồn dập ở Syria: Đã có kẻ phải hứng bão lửa sấm sét
-
Vụ tàu khu trục Mỹ bị tấn công, thiệt hại nặng: Đòn thù của Washington vừa giáng xuống
-
Tiến công trong hành tiến - Thần tốc giải phóng Phnom Pênh: Khmer Đỏ không kịp trở tay
Đến cầu Poi Pét thì cầu đã bị phá. Đội hình xe tăng truy kích không thể vượt sông. Tuy nhiên, đoàn xe của lãnh tụ Khmer Đỏ cũng không qua được phải bỏ lại bên này cầu.
Tổng cộng có 12 xe du lịch loại sang trọng, phần lớn mang nhãn hiệu Mercedes bị bỏ lại ở đầu cầu. Có lẽ do quá vội nên trong một xe còn bỏ lại 1 cuốn hộ chiếu mang tên Yêng Xary - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Campuchia dân chủ và rất nhiều tài liệu.
Thật tiếc, chỉ nhanh thêm một chút đoàn quân truy kích của Quân đoàn 3 đã tóm sống được một thủ lĩnh "Khmer Đỏ", một tên đồ tể của chế độ diệt chủng Pol Pốt - Yêng Xary cùng cả lô cố vấn của bọn chúng.
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt