Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
06:50 | 26/12/2022 GMT+7

Châu Âu năm 2022: Phải thay đổi ra sao trước biến cố thời đại?

aa
Cuộc xung đột tại Ukraine là điểm cuối của một chuỗi các cuộc khủng hoảng liên tiếp mà Liên minh châu Âu phải đối mặt trong hơn một thập kỷ qua và là giới hạn cuối cùng để châu Âu phải đưa ra lựa chọn: hoặc phải thay đổi, hoặc sẽ tan rã.
Việt Nam là đối tác quan trọng của EU tại khu vực và Nghị viện châu Âu Việt Nam là đối tác quan trọng của EU tại khu vực và Nghị viện châu Âu
Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA), Nghị viện châu Âu (EP).
Thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các đối tác châu Âu Thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các đối tác châu Âu
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU, thăm chính thức Ðại công quốc Luxembourg, Vương quốc Hà Lan và Vương quốc Bỉ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến công tác. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng.

Ý chí công dân

Nghị viện châu Âu họp tại Strasbourg hồi đầu tháng 05/2022 công bố một báo cáo quan trọng: Kết quả của Hội nghị về tương lai châu Âu do gần 500 công dân được lựa chọn từ toàn bộ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu họp bàn và thảo luận trong vòng 1 năm.

Tên của bản báo cáo đã rất rõ ràng, đây là những gì mà các các công dân đại diện cho hơn 450 triệu người dân Liên minh mong muốn được nhìn thấy ở Liên minh châu Âu - EU trong tương lai. Thời điểm được lựa chọn cũng đủ nói lên nhiều điều: đó là những ngày kỷ niệm kết thúc Chiến tranh thế giới II, chương đen tối nhất trong lịch sử châu Âu.

chau Au nam 2022 phai thay doi ra sao truoc bien co thoi dai hinh anh 1
Chủ tịch Ủy ban châu Âu - Ursula von der Leyen có một năm bận rộn. Anh: Europa (Ảnh: Europa).

Quan trọng hơn, là sự đồng thanh với những gì đang diễn ra. Guy Verhofstadt, cựu Thủ tướng Bỉ và là nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng tại Nghị viện châu Âu, ví von “trong khi những bước chân duyệt binh vang lên ở Moscow với đủ loại vũ khí và xe tăng thì ở Strasbourg là ngày hội của những công dân châu Âu tái khẳng định niềm tin vào vào một dự án chung xây dựng hoà bình”.

Dự án châu Âu bắt đầu bằng sự kết thúc của một cuộc chiến và giờ đây, phải thay đổi để tồn tại trước sự khởi đầu của một cuộc chiến khác, khi chiến tranh đã quay lại cửa ngõ châu Âu sau hơn 7 thập kỷ.

Ý chí công dân là điều mà các lãnh đạo châu Âu cần có cho một sự thể hiện. Trong vòng 1 năm, hàng trăm công dân được lựa chọn ngẫu nhiên từ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, đến từ 27 quốc gia thành viên EU, cộng thêm khoảng 50 ngàn người tham gia qua hình thức trực tuyến, đã có ít nhất 7 phiên thảo luận về 9 nhóm chủ đề, từ những chi tiết “nhỏ nhặt” như cần đổi tên Uỷ ban châu Âu cho gần gũi hơn, cho đến những chiến lược trọng đại như gia tăng chi tiêu quốc phòng để nâng cao vị thế châu Âu trên thế giới, tăng ngân sách chống biến đổi khí hậu.

Mọi kiến nghị đều được thảo luận và đưa ra bỏ phiếu. Kiến nghị nào được trên 70% ủng hộ sẽ được giữ lại và sau 1 năm, những gì các công dân châu Âu trao cho lãnh đạo Liên minh là một bản danh sách gồm 49 kiến nghị và trên 300 giải pháp để hiện thực hoá các kiến nghị đó. 3 ưu tiên lớn nhất được công bố: tự chủ quốc phòng, đẩy mạnh sinh thái và gia tăng dân chủ.

Với châu Âu, đây là lần đầu tiên một hình thức tham vấn công dân quy mô lớn như thế được tiến hành. Những người lạc quan thì cho rằng, đó là một minh chứng cho thấy sức sống của nền dân chủ châu Âu vẫn sống động và đa số người dân châu Âu vẫn quan tâm đến vận mệnh của Liên minh như là một công thức hiệu quả nhất để chung sống hoà bình. Nhưng, những người thận trọng thì có một nhận định khác, đó là “lần đầu tiên” đó cũng chính là dấu hiệu cho thấy những cách thức tổ chức trong quá khứ đã không hiệu quả và vì thế mà châu Âu mới cần đến một sự phô trương của hình thức dân chủ trực tiếp như thế.

Thực ra, đã có những bài học trước đó. Cuối năm 2018, khi bạo động “Áo vàng” làm rung chuyển nước Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải tìm cách xoa dịu dân chúng bằng lời hứa rằng sẽ tổ chức các cuộc thảo luận quốc gia ở mọi cấp độ, ở mọi chủ đề để tiếng nói người dân được lắng nghe.

Tiếp đến, khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu giữa năm 2019 ghi nhận sự bùng nổ của “làn sóng Xanh”, tức thắng lợi của các đảng sinh thái trên khắp châu Âu, đặc biệt trong giới trẻ, nước Pháp của ông Macron cũng đã tung ra một cuộc tham vấn tương tự mang tên “Công ước công dân về khí hậu”, bằng cách bốc thăm chọn ra vài trăm công dân bất kỳ để thảo luận tất cả những vấn đề nhức nhối nhất về môi trường và sau đó đưa ra kiến nghị.

Đó là một ý tưởng thông minh, dù có thể không thực chất. Tại Pháp, “Công ước công dân về khí hậu” nhanh chóng rơi vào quên lãng. Hàng chục kiến nghị được đưa ra nhưng nhà cầm quyền ghi nhận và không thực hiện. Điều duy nhất đạt được là một sự hiện diện truyền thông đủ mạnh để người dân cảm thấy rằng tiếng nói của mình được lắng nghe.

Với châu Âu, khả năng lớn là điều tương tự cũng sẽ diễn ra. Tiếng nói của các công dân châu Âu vào thời điểm này có thể tạo ra tiếng vang lớn, nhưng điều quan trọng là các lãnh đạo châu Âu sẽ nghe đến mức độ nào? Không có bất cứ ràng buộc pháp lý nào quy định rằng các lãnh đạo châu Âu phải hiện thực hoá những kiến nghị từ các công dân.

Nhưng điều cốt lõi ở đây là các lãnh đạo châu Âu đã chuẩn bị được cho mình một dư luận đủ lớn, một cơ sở dân chủ đủ mạnh để tiến hành những cải cách táo bạo mà không phải lo nghĩ quá nhiều rằng liệu các cải cách này có được các công dân châu lục ủng hộ hay không.

Những gì diễn ra sắp tới sẽ hoàn toàn có thể được khoác lên tấm áo “ý chí công dân” để biến thành hiện thực.

Thay đổi để tồn tại

Điều chắc chắn là châu Âu phải thay đổi. Tất cả những cuộc khủng hoảng diễn ra trong vòng 1 thập kỷ vừa qua, từ khủng hoảng nợ công, khủng hoảng tị nạn, Brexit, đại dịch Covid-19 và hiện tại là cuộc chiến tại Ukraine đều cho thấy là Liên minh châu Âu rất dễ bị rơi vào tình trạng tê liệt khi bị chính các nước thành viên bắt giữ làm “con tin” trong các cuộc mặc cả lợi ích.

Châu Âu năm 2022: Phải thay đổi ra sao trước biến cố thời đại?
EU luôn đối mặt với nguy cơ rạn nứt nội bộ trong năm 2022 (Ảnh: Europa).

Điều này xuất phát từ nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối. Trong nhiều năm, châu Âu hành động dựa trên nguyên tắc là 27 nước thành viên có lá phiếu với quyền lực như nhau và bất cứ một nước thành viên nào cũng có quyền bỏ phiếu phủ quyết một chính sách lớn của EU nếu không đồng ý. Nói cách khác, một EU với 27 nước thành viên hoạt động trên một cơ chế giống như nhóm nước Thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc chỉ có 5 thành viên. Trong thời bình, việc đối thoại không quá khó khăn và các quốc gia EU thường nhanh chóng đạt được thoả hiệp. Nhưng khi các khủng hoảng quy mô lớn bùng phát, hầu hết các nước đều chỉ tính toán trên lợi ích quốc gia riêng và từ chối nhân nhượng.

Nhóm các nước Visegrad gồm Ba Lan, Hungary, CH Czech, Slovakia từng kiên quyết không nhận phân bổ người tị nạn 2015, không chấp nhận việc chia tiền từ quỹ phục hồi 750 tỷ Euro hậu Covid-19 sẽ đi kèm các điều kiện về nhà nước pháp quyền. Khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát và châu Âu đẩy mạnh các trừng phạt kinh tế với Nga, cũng có những nước không sẵn lòng áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga vì thiệt hại kinh tế quá lớn.

Enrico Letta, cựu Thủ tướng Italia và hiện điều hành Viện Jacques Delors chuyên nghiên cứu các vấn đề châu Âu nhận định “sự mở rộng châu Âu đi theo con đường sai lầm” khi áp dụng cùng một tiêu chuẩn cho tất cả các nước thành viên, dù đó là các nước sáng lập EU và có trình độ phát triển cao như Đức - Pháp - Italia - Hà Lan - Bỉ hay là các nước Đông Âu kém phát triển hơn mới chỉ gia nhập trong thời gian gần đây.

Sự bất tương thích đó dẫn đến việc các quốc gia thành viên EU sẽ có các nhìn nhận lợi ích khác nhau và đương nhiên khi đó, mâu thuẫn sẽ nảy sinh. Vì thế, hiện tại là lúc cần gạt nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối sang một bên để chuyển sang nguyên tắc đa số, tức một chính sách lớn của EU sẽ được thông qua khi có đa số các nước thành viên ủng hộ chứ không cần sự đồng thuận của toàn bộ 27 nước.

Đây sẽ là một thay đổi mang tính cách mạng bởi nếu làm thế, tốc độ ra quyết định của châu Âu sẽ nhanh hơn nhiều, nhưng đi kèm với đó cũng có thể sẽ là sự áp đặt ý chí của một nhóm nước lớn, cụ thể là bộ đôi Đức - Pháp. Đi xa hơn, sự thay đổi này sẽ đòi hỏi cả những cải cách mang tính cấu trúc, bắt đầu bằng việc xem lại các Hiệp ước nền tảng của Liên minh châu Âu, biến EU thành một khối với nhiều tốc độ.

Ngay cả ý tưởng này thực ra cũng không phải hoàn toàn mới. Năm 1989, khi Chiến tranh lạnh đi đến đoạn kết, cựu Tổng thống Pháp Francois Mitterand từng đề xuất biến châu Âu thành một Liên bang, để dung nạp cả những quốc gia chưa đủ điều kiện gia nhập Liên minh châu Âu.

Châu Âu năm 2022: Phải thay đổi ra sao trước biến cố thời đại?
Quan hệ năng lượng giữa châu Âu và Nga đổ vỡ hoàn toàn trong năm 2022 (Ảnh: Europa).

Trong năm 2022, ý tưởng đó được cựu Thủ tướng Italia, Mario Draghi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi dưới một cái tên khác là “Cộng đồng chính trị châu Âu”. Đây là một tầm nhìn mới, theo đó toàn thể châu Âu lục địa biến thành một vòng tròn đồng tâm với nhiều lớp. Vòng tròn nhỏ nhất, đóng vai trò cốt lõi là nhóm các nước Tây Âu sáng lập EU có trình độ phát triển cao, tiếp đến là các nước Bắc Âu, Nam Âu, sau đó đến các nước Đông Âu, Balkan và ngoài cùng là các nước có nguyện vọng gia nhập EU nhưng chưa đủ điều kiện, như Ukraine, Gruzia, các nước Tây Balkan hoặc cả những nước đã rời khỏi EU nhưng vẫn chia sẻ một số giá trị chung, như Vương quốc Anh.

Điều khác biệt lớn nhất sau hơn 3 thập kỷ đó là vào thời kỳ ông Mitterand, ý tưởng Liên bang không bao gồm Nga, thậm chí mục đích chống Nga là chính còn hiện tại, bất chấp những gì đang diễn ra tại Ukraine, các nguyên thủ Pháp - Italia lại vẫn cho rằng không thể gạt Nga khỏi các vòng tròn đó. Các lãnh đạo Đức, dù dè dặt hơn, cũng không phản đối cách tiếp cận đó.

Thực tế địa chính trị mới thúc ép châu Âu phải thay đổi. Tốc độ ra quyết định là yếu tố đầu tiên, tiếp đến là quy mô ra quyết định. Những khủng hoảng lớn buộc châu Âu phải thay đổi không chỉ đến từ chính nội bộ châu Âu mà đa số là từ bên ngoài, với các tác động ở tầm vóc châu lục và toàn cầu.

Do đó, châu Âu phải mở rộng các vòng tròn ảnh hưởng của mình. Châu Âu không còn là ốc đảo yên bình mà đã biến thành một chiến trường sóng gió. Sự tồn tại vững mạnh hay tan ra của châu Âu phụ thuộc vào cách mà khối này ứng biến ra sao với các thách thức mới./.

Việt Nam là đối tác quan trọng của EU tại khu vực và Nghị viện châu Âu Việt Nam là đối tác quan trọng của EU tại khu vực và Nghị viện châu Âu
Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA), Nghị viện châu Âu (EP).
Liên Hiệp hội Người Việt Nam tại châu Âu sẽ tổ chức đại hội lần 2 Liên Hiệp hội Người Việt Nam tại châu Âu sẽ tổ chức đại hội lần 2
Ngày 15/10, Liên Hiệp hội Người Việt Nam tại châu Âu sẽ tổ chức Đại hội lần thứ 2 và bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
Theo Quang Dũng/VOV.VN
Nguồn: vov.vn

Tin bài liên quan

Các nước châu Âu ứng phó với mưa lũ kỷ lục trong lịch sử

Các nước châu Âu ứng phó với mưa lũ kỷ lục trong lịch sử

Mưa lụt gây ảnh hưởng mạnh tại châu Âu, trải dải từ các nước Romania cho tới Ba Lan. Các nước đang triển khai ứng phó thiên tai và đảm bảo an toàn cho người dân.
Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam tại châu Âu: đồng lòng làm nên thành công

Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam tại châu Âu: đồng lòng làm nên thành công

Nhân kỉ niệm 1 năm ngày thành lập Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam tại châu Âu (Liên hiệp Hội) , bà Nguyễn Việt Triều, Chủ tịch Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam tại châu Âu đã có chia sẻ về những thành tựu cũng như phương hướng hoạt động của Liên hiệp Hội trong thời gian tới.
Nhiều nước ở châu Âu "siết" sử dụng smartphone trong trường học

Nhiều nước ở châu Âu "siết" sử dụng smartphone trong trường học

Nhiều nước châu Âu đang siết chặt việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong khuôn viên trường học trước thềm năm học mới.

Các tin bài khác

Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm nhập khẩu xe chạy bằng xăng và dầu diesel

Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm nhập khẩu xe chạy bằng xăng và dầu diesel

Mặc dù đối mặt với thách thức về cơ sở hạ tầng và nguồn điện, nhưng với chiến lược hợp lý và cam kết mạnh mẽ từ chính phủ, Ethiopia kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng xanh trong giao thông, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế bền vững.
Cá khô Astrakhan: báu vật của dòng sông Volga

Cá khô Astrakhan: báu vật của dòng sông Volga

Cá khô Astrakhan là một món ăn truyền thống của vùng hạ lưu sông Volga, Nga. Được chế biến từ các loại cá nước ngọt như cá vobla, cá tầm, cá vược mang đậm hương vị của dòng sông hùng vĩ và được làm thủ công như một nghệ thuật truyền đời theo các nghệ nhân ngư phủ.
Cung điện Mùa Đông - kiệt tác kiến trúc và lịch sử

Cung điện Mùa Đông - kiệt tác kiến trúc và lịch sử

Nằm giữa lòng thành phố Saint Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga, Cung điện Mùa Đông không chỉ là một kiệt tác kiến trúc mà còn là biểu tượng quyền lực và sự thịnh vượng của đế chế Nga.
Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên

Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên

Hồ Baikal, nằm tại miền đông Siberia của Liên bang Nga, không chỉ là hồ nước ngọt sâu nhất mà còn là hồ cổ xưa nhất trên hành tinh. Với vẻ đẹp hoang sơ, bề dày lịch sử và giá trị sinh thái đặc biệt, Baikal nổi bật như một báu vật của Trái đất, chứa tới 20% lượng nước ngọt bề mặt của thế giới, tương đương khoảng 23.600 km³ nước.

Đọc nhiều

Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Ngày 28/9, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội tổ chức Chuỗi hoạt động Tuần lễ Văn hóa Trung Quốc với chủ đề “Thanh xuân hội tụ, sức sống mới của tình hữu nghị Việt-Trung".
Tình nghĩa của Việt kiều Lào dành cho đồng bão bị bão lũ

Tình nghĩa của Việt kiều Lào dành cho đồng bão bị bão lũ

Ngày ngày dõi theo tin tức nơi quê nhà; dành số tiền chắt chiu, dành dụm ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ với mong muốn san sẻ phần nào những mất mát do thiên tai gây ra... Đó là tấm lòng của nhiều kiều bào lớn tuổi ở Lào đối với đồng bào mình nơi quê nhà.
Vun đắp tình hữu nghị thủy chung Việt Nam-Cuba mãi mãi trường tồn

Vun đắp tình hữu nghị thủy chung Việt Nam-Cuba mãi mãi trường tồn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez đã có cuộc gặp gỡ thân mật với các đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba.
Ra mắt Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tại Châu Âu

Ra mắt Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tại Châu Âu

Lễ ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại châu Âu đã được long trọng tổ chức ngày 26/09/2024 tại Nhà hát Körősi Csoma Sándor, Budapest, Hungary.
Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Cục Chính trị Hải quân đã có văn bản đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến văn nghệ sĩ, hội viên, phóng viên, cộng tác viên, tác giả có tác phẩm tham gia xét giải thưởng sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Ngày 27/9, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã tiếp nhận và điều trị cho 3 ngư dân tỉnh Bình Thuận.
Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to

Thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to

Ngày 29/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm.
Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (28/9): Cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (28/9), vùng hội tụ gió trên mực 1500m đến 3000m đang được hình thành trên khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo đêm 28/9, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/9, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên chiều tối có mưa dông vài nơi.
Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cảnh báo về môi giới lao động thời vụ tại Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước, (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo người lao động, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng đối tượng môi giới đưa tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8.
Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Thời tiết hôm nay (25/9): Miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/9, các khu vực trên cả nước đều có nắng, gió nhẹ. Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 31 - 33 độ.
Thời tiết hôm nay (24/09): Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Thời tiết hôm nay (24/09): Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 24/09, thời tiết Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động