Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
10:49 | 12/11/2020 GMT+7
Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XIII:

Châu Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm bất ổn mới (Kỳ 2)

aa
Tạp chí Thời Đại tiếp tục đăng tải Kỳ 2: Châu Á – Thái Bình Dương: tâm điểm bất ổn mới trong bài viết đóng góp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội của tác giả Trần Minh.
Cộng đồng Việt Nam tại Lào góp ý Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII Cộng đồng Việt Nam tại Lào góp ý Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII

Ngày 11/11, Hội nghị công bố và lấy ý kiến đóng góp của kiều bào và cộng đồng người Việt Nam ở Lào vào Dự ...

Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào? Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào?

Nhân dân thảo luận, góp ý kiến trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức ...

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực từng có giai đoạn tương đối hoà bình, ổn định từ sau khi kết thúc các cuộc Chiến tranh Đông Dương. Đây là thời kỳ Trung Quốc thực hiện chính sách “giấu mình chờ thời” để “trỗi dậy hoà bình” và Mỹ giảm sự hiện diện quân sự tại khu vực bằng cách rút hạm đội 7 ra khỏi Biển Đông và rút khỏi các căn cứ quân sự Subic và Clark tại Philipin. Nhiều quốc gia trong khu vực đã tận dụng có hiệu quả tiến trình toàn cầu hoá theo phương thức riêng, tập trung phát triển kinh tế - xã hội khá thành công, góp phần đưa khu vực này trở thành đầu tàu tăng trưởng và trung tâm kinh tế ngày càng quan trọng của thế giới. Các nước hiện nay đều có nhu cầu về một môi trường hoà bình, ổn định để hợp tác phát triển vì thịnh vượng chung. Tuy nhiên, tình hình thực tế đang diễn ra đang có xu hướng trái ngược.

Trung Quốc sau 40 năm cải cách, mở cửa đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học, công nghệ, quân sự và trên nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của mình, nhất là từ khi vượt Nhật Bản về kinh tế, Trung Quốc đã dần từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời”, gia tăng ngày càng nhanh chóng sức mạnh quân sự, bộc lộ tham vọng ngày càng lớn và hành động ngày càng quyết đoán bất chấp luật pháp quốc tế để hiện thực hoá các tham vọng đó.

Đặc biệt, việc Trung Quốc đưa ra yêu sách vô lý đối với gần toàn bộ Biển Đông và tăng cường đơn phương sử dụng sức mạnh hiện thực hoá yêu sách đó đang thách thức nghiêm trọng chủ quyền hợp pháp của nhiều nước trong khu vực, thách thức luật pháp quốc tế và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, là nguyên nhân chính làm gia tăng căng thẳng, đối đầu và nguy cơ xung đột, đe doạ hoà bình, ổn định tại khu vực này. Để thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông và làm chủ Đông Á, Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu “châu Á của người châu Á” và tìm mọi cách nhằm loại bỏ vai trò của Mỹ và các cường quốc khác ra khỏi khu vực này.

Châu Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm bất ổn mới (Kỳ 2)
Ảnh minh hoạ.

Trước tình hình đó, các chính quyền Mỹ đã lần lượt triển khai các chiến lược “xoay trục”, “tái cân bằng” và gần đây nhất là “Ấn Độ - Thái Bình Dương” nhằm kiềm chế Trung Quốc. Bản chất của chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình dương” của chính quyền Tổng thống Trump hiện nay là đối đầu và cạnh tranh chiến lược toàn diện nhằm ngăn cản Trung Quốc soán ngôi vị số 1 của Mỹ tại châu Á và trên thế giới, trong đó, Biển Đông đã trở thành tâm điểm đối đầu quân sự trực tiếp giữa 2 siêu cường này.

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới diễn ra hết sức cấp tập trong khu vực, trong đó, Trung Quốc không chỉ có ngân sách quốc phòng lớn nhất mà còn đang tăng chi phí quốc phòng với tốc độ nhanh nhất so với tất cả các nước khác trong khu vực. Trong khi Trung Quốc không ngừng tăng nhanh sức mạnh hải quân, tăng mạnh hiện diện quân sự và bán quân sự trên biển, đẩy mạnh quân sự hoá Biển Đông thì Mỹ cũng gia tăng quy mô và cường độ hiện diện của hải quân Mỹ tại vùng biển này. Các cuộc tập trận, kể cả bắn đạn thật, được các bên, nhất là Trung Quốc và Mỹ tiến hành dồn dập với quy mô và mật độ ngày càng cao.

Trong khi Mỹ đang ra sức lôi kéo các nước đồng minh và đối tác tham gia hợp lực với Mỹ kiềm chế Trung Quốc thì Trung Quốc cũng tìm cách tập hợp lực lượng ủng hộ mình bằng cách sử dụng cả “cây gậy” và “củ cà rốt”. Nhiều nước khu vực công bố chủ trương “không chọn bên” nhưng trên thực tế thì sức ép phải lựa chọn luôn đặt ra đối với các nước trong nhiều vấn đề cụ thể. Sự đối đầu ngày càng quyết liệt giữa 2 siêu cường hiện đang đặt các nước khu vực vào thế thụ động né tránh hay cùng lắm là “chủ động thích ứng”.

Thực trạng đó cho thấy châu Á – Thái Bình Dương đang đứng trước nguy cơ bất ổn ngày càng cao. Việc các nước lớn tiếp tục tuỳ tiện sử dụng sức mạnh, hành động đơn phương, bất chấp luật pháp quốc tế, gia tăng đối đầu sẽ gây bất lợi chung cho tất cả các nước trong khu vực.

Châu Âu cũng từng là tâm điểm đối đầu giữa 2 phe trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, tiến trình Helsinki với kết quả là việc ký kết Hiệp ước Helsinki và thành lập Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã ngăn ngừa xung đột, giúp cho khu vực này có được hoà bình trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Trong khi châu Á – Thái Bình Dương ngày nay đang trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới, là địa bàn cạnh tranh chiến lược chính của các nước lớn, là khu vực đang đứng trước nguy cơ bất ổn, xung đột ngày càng cao thì tại đây chưa hề có được một cơ chế hữu hiệu tương tự. Do đó, việc hình thành các thoả thuận và cơ chế an ninh tập thể để xây dựng niềm tin, ngăn ngừa xung đột, duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác vì thịnh vượng chung tại khu vực này là một đòi hỏi khách quan, hết sức cần thiết và cấp bách.

Châu Á – Thái Bình dương hiện nay đứng trước 2 lựa chọn sinh tử; một là chấp nhận làm sân chơi của cuộc đua tranh quyền bá chủ giữa các nước lớn với tất cả các hệ luỵ phức tạp, bất an, bất ổn của nó và hai là chủ động kiến tạo các cơ chế, khuôn khổ an ninh tập thể nhằm ngăn ngừa xung đột, duy trì hoà bình, ổn định chung cho toàn khu vực. Trong sứ mệnh này, các nước vừa và nhỏ và nhất là ASEAN có vai trò hết sức quan trọng.

Đón đọc Kỳ 3: Vững bước đi lên trong một thế giới biến động

Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào? Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào?

Nhân dân thảo luận, góp ý kiến trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức ...

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị rất công phu, bài bản Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị rất công phu, bài bản

Trung ương cho rằng, các dự thảo mới được chuẩn bị rất công phu, bài bản, trí tuệ, dân chủ và cầu thị; quán triệt ...

Trần Minh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc

Theo Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Brazil-Việt Nam, nhờ nguồn cổ vũ từ chiến thắng lẫy lừng của Việt Nam, từ 1954 đến cuối những năm 60 của thế kỷ trước, hơn 40 dân tộc giành được độc lập.
36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Những ngày tháng Ba, Gạc Ma - một cái tên luôn nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam hôm nay về một ký ức bi tráng không thể nào quên.
Giới chuyên gia Australia lạc quan về kỷ nguyên mới trong quan hệ với Việt Nam

Giới chuyên gia Australia lạc quan về kỷ nguyên mới trong quan hệ với Việt Nam

Với nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện cho thấy hai nước tôn trọng thể chế chính trị của nhau; lợi ích kinh tế đã đưa hai nước xích lại gần nhau vì một lợi ích chiến lược lớn hơn.
ASEAN - Australia tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hướng tới tương lai

ASEAN - Australia tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hướng tới tương lai

Từ ngày 4-6/3/2024 sẽ diễn ra Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Australia tại thành phố Melbourne (Australia) để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ đối thoại song phương. Hội nghị cấp cao đặc biệt này sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ vốn đã rất vững mạnh giữa ASEAN và Australia.

Đọc nhiều

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Tính đến 28/02/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng, tăng gần 21.000 nghìn tỷ đồng so với ngày 31/12/2023.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của ...
Helmut Kutin - người cha đặc biệt của hàng nghìn em nhỏ tại các Làng trẻ SOS qua đời

Helmut Kutin - người cha đặc biệt của hàng nghìn em nhỏ tại các Làng trẻ SOS qua đời

Helmut Kutin, nguyên Chủ tịch Làng trẻ em SOS Quốc tế vừa qua đời do bệnh nặng tại bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan, hưởng thọ 83 tuổi. Ông đã cống hiến cả cuộc đời ...
Nghệ An tri ân những chuyên gia Đức đã tham gia tái thiết thành phố Vinh

Nghệ An tri ân những chuyên gia Đức đã tham gia tái thiết thành phố Vinh

Ngày 28/4, Hội hữu nghị Việt - Đức tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội kiến trúc sư tỉnh Nghệ An và nhóm Vinh Xưa tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết ...
Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Đến với huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau những ngày cuối tháng 4/2024, nhiều kênh, rạch cạn khô, nhiều công trình giếng khoan cũng đã cạn kiệt, hoa màu héo khô, bà con thiếu cả nước ngọt để ăn, uống. Không khí cỗi cằn nơi đây đã trở nên xốn xang, thấm đẫm hơn khi đón nhận dòng nước mát được trao gửi từ những người lính Hải quân.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang sáng tác đã được giới thiệu đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động