
Chàng trai Lào với nụ cười ở Cà Ban
Chanthaphone Kittilat check-in vườn hoa tam giác mạch tại làng Cà Ban.
Chanthaphone Kittilat sinh năm 2004, tại tỉnh Attapeu (Lào); sang Việt Nam theo học ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Khoa học tự nhiên tại Trường Đại học Quảng Nam theo diện tự túc từ năm 2022. Thầy cô và bạn bè Quảng Nam thường gọi Chanthaphone Kittilat bằng tên thân mật là Phone.
Tình yêu tiếng Việt
Nếu không được giới thiệu từ trước, tôi không nghĩ Phone là người nước ngoài, bởi anh nói tiếng Việt quá sõi. Vậy nhưng theo lời Chanthaphone Kittilat, ngoài việc chưa quen với thức ăn và khí hậu ở Quảng Nam, khó khăn lớn nhất của anh khi du học tại Việt Nam là ngôn ngữ. Lúc đó anh chỉ biết vài từ phổ biến như “xin chào”, “cảm ơn”. “Đi chợ mua thức ăn mình cũng không biết diễn tả thế nào, nhiều người nói giọng Quảng “đặc sệt” nên mình nghe rất khó” - Phone nhớ lại.
Nhưng rồi chỉ trong thời gian ngắn sau đó, vốn tiếng Việt của anh cải thiện đáng kể. Phone có thể giao tiếp tốt nhờ cách học “cùng tiến”: thường xuyên luyện với thầy cô, bám theo chương trình dạy tiếng Việt cho du học sinh và chương dạy tiếng Lào cho cán bộ Việt Nam, giao tiếp bằng tiếng Việt với bạn bè, đặc biệt là tham gia câu lạc bộ tiếng Việt ở trường.
Để rồi chỉ 8 tháng sau đó, Phone đã có thể tự tin thuyết trình về “Kinh nghiệm học tiếng Việt - trải nghiệm tuyệt vời khi sinh sống và học tập tại Quảng Nam” để tham gia cuộc thi “Tiếng Việt giàu đẹp” do nhà trường tổ chức. Với Phone, tiếng Việt không chỉ chứa đựng linh hồn, tinh hoa văn hóa Việt Nam mà người Lào học tiếng Việt còn thể hiện mối đoàn kết, gắn bó keo sơn, tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào.
Lần đầu tôi ăn tết Việt vào năm Giáp Thìn 2024. Tết Việt để lại trong tôi cảm xúc đặc biệt ấn tượng. Không khí gia đình, tình làng nghĩa xóm ấm áp khi mọi người quây quần, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Tôi còn nhận được bao lì xì. Có những món mới lạ mà lần đầu tôi được thưởng thức như bánh tét nhân đậu, thịt, khác bánh tét ở nước tôi. (Chanthaphone Kittilat) |
Phone là thế hệ thứ ba trong gia đình du học tại Việt Nam. Trước đó, ông ngoại anh, rồi bác và ba của anh cũng sang Việt Nam du học rồi quay về Lào làm việc. Phone chọn ngành bảo vệ thực vật vì nhận thấy quê hương anh đang phát triển mạnh lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.
Phone nói, gia đình anh có truyền thống làm nông nghiệp, hơn nữa Thaco Agri thuộc tập THACO của Việt Nam đang thực hiện chiến lược đầu tư sản xuất nông nghiệp tích hợp, nông nghiệp tuần hoàn trên nền tảng hữu cơ quy mô lớn mang tính công nghiệp với hơn 27 nghìn héc ta ngay tại tỉnh Attapeu quê hương anh và tỉnh Sê Kông (Lào). Vì vậy, cơ hội việc làm trong ngành nông nghiệp ở quê hương anh rất rộng mở.
Nghiên cứu khoa học gắn với cuộc sống
Phone chia sẻ, điều thú vị nhất khi theo học ngành bảo vệ thực vật, là bên cạnh học lý thuyết ở giảng đường, thực hành trong phòng thí nghiệm; nhà trường tạo mọi điều kiện để sinh viên nghiên cứu khoa học và được đi thực tế ở các vùng trồng cây lâm nghiệp, dược liệu nông nghiệp trong tỉnh. Trường có vườn thực nghiệm nên sinh viên thực hành ngay.
“Học từ thực tế là cách học thú vị và bổ ích nhất. Sinh viên có thể khởi nghiệp tại vườn thực nghiệm như ươm giống cây con để bán. Hay như khi thực tế, tham quan vườn sâm Ngọc Linh chẳng hạn, mình sẽ tìm hiểu, tạo mạng lưới để sau này có thể liên kết với việc sản xuất nông nghiệp ở quê mình” - Phone nói.
Anh dự tính sau khi tốt nghiệp vào năm 2027, sẽ ở lại làm việc tại Việt Nam khoảng vài năm để có thêm kinh nghiệm rồi quay về Lào, góp sức xây dựng quê hương. Tết này, anh cũng ở lại Việt Nam vui tết với bạn bè.
TS. Mai Thị Thanh - Trưởng khoa Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, nhận xét: Phone rất có trách nhiệm (anh là Chủ tịch Công đoàn Lào, đồng thời là Phó ban Đại diện lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Quảng Nam) và luôn nỗ lực trong học tập. Phone tham gia hầu hết hoạt động do khoa và nhà trường tổ chức và tích cực kết nối các thế hệ sinh viên Lào theo học ở các trường tại Quảng Nam.
Đề tài “Tái chế phụ phẩm nông nghiệp để xây dựng vườn hoa tam giác mạch, phục vụ du lịch sinh thái, hướng đến kinh tế tuần hoàn tại làng Cà Ban, xã Tam Ngọc, TP.Tam Kỳ” của nhóm sinh viên Khoa Khoa học tự nhiên và kỹ thuật Trường Đại học Quảng Nam do cô giáo Triệu Thy Hòa hướng dẫn, đoạt giải Ba giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka toàn quốc năm 2024 và giải thưởng xuất sắc “Câu chuyện khoa học của tôi”.
Điều đặc biệt, Chanthaphone Kittilat là người gắn bó với đề tài này từ những ngày đầu tiên. Nhóm thực hiện đề tài với phương châm nghiên cứu khoa học không phải làm những gì lớn lao mà là làm điều thiết thực nhất với đời sống.
Phone chia sẻ: “Khi đi khảo sát thực tế, mình nhận thấy nhiều người dân làng Cà Ban có trồng nấm và nuôi gà. Nhóm của mình suy nghĩ cách tận dụng phụ phẩm đó làm phân hữu cơ để trồng hoa tam giác mạch, phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân”.
Một vườn hoa tam giác mạch “mọc lên” ở làng Cà Ban, thu hút nhiều người tới check-in. Phone cũng háo hức vì quê hương của anh không có loại hoa này. Đề tài của nhóm được Ban giảm khảo đánh giá cao vì vừa tận dụng được phế phẩm, vừa bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka là giải thưởng dành cho những công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên trên toàn quốc. Giải lần thứ 26 năm 2024 thu hút 1.903 đề tài thuộc 15 lĩnh vực của 152 trường đại học, cao đẳng, học viện.
Tin bài liên quan

Tết cổ truyền ấm áp của lưu học sinh Lào, Campuchia trên đất Việt

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Vui Tết cổ truyền nước bạn tại thành phố Hồ Chí Minh
Các tin bài khác

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Trao tặng hai người bạn Hungary Huân chương Hữu nghị

Hành trình “Trái tim vì trái tim” tại Đà Nẵng của vợ chồng Giáo sư người Đức

Cựu binh Mỹ và tiếng vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ
Đọc nhiều

Cuba mong muốn tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác nhiều lĩnh vực với Đà Nẵng

Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc

Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng là bước đi tích cực

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Vùng 5 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
