Trang chủ Chính trị - Xã hội
06:56 | 24/06/2018 GMT+7

Cây đại thụ ngành sử học Phan Huy Lê “ra đi” ở tuổi 84

aa
TĐO-GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: "Giáo sư Phan Huy Lê đã qua đời đột ngột vào khoảng 13h chiều ngày 23/6 sau một tuần nằm viện". Vậy là, chúng ta lại tiếp tục mất đi một trong "tứ trụ" sử học Việt Nam.

Được gặp gỡ và làm việc với GS Phan Huy Lê là sự may mắn của nhiều học trò, đồng nghiệp. Ông ra đi để lại khoảng trống không thể lấp đầy với người yêu lịch sử.

Nhiều nhà khoa học và những người yêu lịch sử đã bày tỏ sự nuối tiếc, đau xót trước sự ra đi của một người thầy, một nhân cách lớn của nền sử học nước nhà.

Bộ Quốc sử còn dang dở

Trong những năm tháng cuối đời, dù sức khỏe thất thường, chuyển biến xấu, GS Phan Huy Lê vẫn cố gắng làm việc với tập thể nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam để hoàn thành bộ Quốc sử 25 tập do ông làm Tổng chủ biên.

Đây không chỉ là nhiệm vụ được giao phó, mà còn là tâm nguyện cuối cùng của ông. GS Phan Huy Lê đã ra đi khi tâm nguyện hoàn thành bộ Quốc sử vẫn còn dang dở.

cay dai thu nganh su hoc phan huy le ra di o tuoi 84

Giáo sư Phan Huy Lê (giữa) trong một lần công tác ở TP.HCM vào tháng Tư vừa qua. Ảnh Trần Trung Hiếu.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chia sẻ: “Tôi đang đi công tác xa, cũng vừa nhận được tin thầy mất. Quả thực rất buồn, thầy ra đi là sự mất mát rất lớn đối với những học trò như chúng tôi và cả với nền sử học nước nhà”.

Ông Dương Trung Quốc cho hay, dù không được GS Phan Huy Lê đào tạo từ đầu như nhiều người khác, nhưng ông được thầy chỉ dạy rất nhiều về nghề, cách sống, lối sống trong thời gian công tác ở Hội Sử học.

“Thầy đã đóng góp rất nhiều cho nền sử học nước nhà, không chỉ bằng kiến thức chuyên môn hay những tác phẩm để lại. Thầy còn có công đào tạo nhiều người nghiên cứu sử học, trong đó có tôi. Với tôi, GS Phan Huy Lê không chỉ là người thầy lớn, mà còn là nhân cách mẫu mực về tấm lòng yêu nước, nặng nợ với dân tộc”, ông Dương Trung Quốc nói.

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Sử ở Nghệ An - một trong những người có nhiều thời gian gặp gỡ và gần gũi với GS Phan Huy Lê, tâm sự: “Trong công việc khoa học, viết lách và các hội thảo khoa học, thầy Lê luôn tạo nên sự hấp dẫn đến lạ kỳ về phong thái lịch thiệp, cẩn trọng, chỉn chu, rõ ràng, nhẹ nhàng, sâu sắc.

Ngoài đời, thầy có lối sống bình dị, mộc mạc, khiêm nhường, luôn tôn trọng quan điểm, ý kiến góp ý, phản biện khi trò chuyện với đồng nghiệp và các thế hệ học trò”.

Lần cuối cùng ông Hiếu được gặp GS Phan Huy Lê là tại hội thảo khoa học quốc gia về 40 năm cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam tháng Tư vừa qua.

“Cùng ngồi với thầy trên ô tô, sau đó là cano đi tham quan rừng Sác - Cần Giờ, tôi không ngờ đó là lần cuối cùng may mắn được gặp thầy”, ông Hiếu nói.

Người thầy lớn của nhiều nhà nghiên cứu sử học

Không chỉ là người thầy của những nhà nghiên cứu sử học Việt Nam, học trò của GS Phan Huy Lê còn đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Giáo sư Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Một số học trò quốc tế của thầy Lê đã đưa tin thầy mất từ Nhật, sang Pháp đến Mỹ. Dù xa xôi, họ sẽ đến Việt Nam để tiễn thầy đoạn đường cuối cùng”.

cay dai thu nganh su hoc phan huy le ra di o tuoi 84

GS Phan Huy Lê trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh Quyên Quyên.

Trên trang cá nhân, GS Philippe Papin, trường Cao học Thực hành thuộc ĐH Sorbonne (Pháp), một học trò của thầy Phan Huy Lê viết: "Với tôi, đây là tổn thất vô cùng to lớn, bởi các bạn đều biết tôi từng gắn bó với thầy biết nhường nào. GS Phan Huy Lê không những là người thầy mẫu mực, tấm gương để noi theo, mà còn là người bạn tôi yêu mến, trân trọng".

Nói về giáo sư Phan Huy Lê, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho rằng, GS Lê là một trong những nhà nghiên cứu lịch sử xuất sắc của Việt Nam, có uy tín cao trên trường quốc tế.

Ông là một trong "tứ trụ" Lâm, Lê, Tấn, Vượng của sử học Việt Nam.

Có một điều thú vị, dù học và nghiên cứu sử học, GS Phan Huy Lê rất thích toán học, vật lý và ông cũng là con rể của GS.TSKH Phạm Thế Long, nguyên là Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam trong nhiều năm.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê (23/2/1934) là một trong những chuyên gia về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khóa II (1990-1995), khóa III (1995-2000), khóa IV (2000-2005, khóa V (2005-2010) và khóa VI (2010-2015), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học năm 2016.

Ông sinh ra tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Ông là hậu duệ cùng họ với Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư - nhà văn hóa Phan Huy Vịnh. Thân sinh là Phan Huy Tùng (1878- ?), đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu - năm 1913. Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn, anh cả là cựu Thủ tướng của chế độ Việt Nam Cộng hòa Phan Huy Quát. Mẹ ông là người dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân như: Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy.

Lễ viếng và truy điệu GS Phan Huy Lê sẽ được tổ chức hồi 7h30 đến 10h ngày 27/6 (tức ngày 14 tháng 5 năm Mậu Tuất) tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ an táng tổ chức tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, Hà Nội lúc 13h cùng ngày.

V.Đ (t/h)

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Quần thể di tích Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể di tích Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản Văn hóa Thế giới

Khoảnh khắc gõ búa lịch sử ghi nhận quần thể di tích Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức trở thành Di sản Văn hóa Thế giới đã mang lại niềm vui và tự hào lớn lao cho phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO).
Cà Mau vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp, kiến tạo nền hành chính hiện đại, minh bạch

Cà Mau vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp, kiến tạo nền hành chính hiện đại, minh bạch

Sau khi chính thức vận hành chính quyền hai cấp từ ngày 1/7/2025, tỉnh Cà Mau mới trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu đang ghi nhận những tín hiệu tích cực từ mô hình quản trị mới. Trong đó, cấp xã nổi lên như “trái tim” vận hành hành chính công, trực tiếp phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Giữ gìn đoàn kết là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu - là điều kiện tiên quyết để mọi công việc cải cách khác diễn ra thuận lợi

Giữ gìn đoàn kết là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu - là điều kiện tiên quyết để mọi công việc cải cách khác diễn ra thuận lợi

Ngày 10/7, sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, trí tuệ, đoàn kết, đồng thuận cao, Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ tư, khóa X đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương phát biểu bế mạc Hội nghị.
Những điểm nhấn nổi bật của công tác Mặt trận trong 6 tháng đầu năm 2025

Những điểm nhấn nổi bật của công tác Mặt trận trong 6 tháng đầu năm 2025

Sáu tháng đầu năm 2025, hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tập trung triển khai các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã xác định và triển khai hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, coi trọng thực chất, hiệu quả, với những kết quả, điểm nhấn nổi bật.

Đọc nhiều

Tri thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản hiến kế xây dựng Tổ quốc

Tri thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản hiến kế xây dựng Tổ quốc

Từ ngày 19 - 21/7/2025, 10 trí thức trẻ Việt Nam đại diện cho cộng đồng tri thức người Việt tại Nhật Bản sẽ về nước tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, diễn ra tại Hà Nội với chủ đề: “Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới". Trước thềm sự kiện, nhiều đại biểu đã chia sẻ với Tạp chí Thời Đại những đề xuất thiết thực nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Chiều 17/7, tại khu phố 6 (đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức bàn giao hai căn nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị. Đại tá Ngô Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 5 Hải quân chủ trì buổi lễ.
Gặp gỡ "đại sứ hữu nghị": Lưu học sinh Việt Nam tại Quảng Tây hiến kế kết nối hợp tác

Gặp gỡ "đại sứ hữu nghị": Lưu học sinh Việt Nam tại Quảng Tây hiến kế kết nối hợp tác

Tại chương trình giao lưu do Hội hữu nghị nhân dân đối ngoại Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức ngày 16/7, nhiều lưu học sinh Việt Nam từng học tập tại Quảng Tây đã chia sẻ trải nghiệm, đồng thời hiến kế mở rộng học bổng, tăng cường kết nối mạng lưới cựu lưu học sinh và thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các địa phương Việt Nam và Quảng Tây.
Doanh nghiệp Thái Lan tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Lan tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam

Ngày 16/7, chương trình “Kết nối Thái Lan” tại Hưng Yên (Thai Connect in Hung Yen 2025) đã khai mạc với sự góp mặt của hơn 20 gian hàng đến từ các doanh nghiệp Thái Lan, thu hút đông đảo người dân địa phương tham quan, trải nghiệm sản phẩm tiêu dùng, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Chiều 17/7, tại khu phố 6 (đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức bàn giao hai căn nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị. Đại tá Ngô Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 5 Hải quân chủ trì buổi lễ.
Việt Nam - Campuchia chuẩn bị cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 2

Việt Nam - Campuchia chuẩn bị cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 2

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 2 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2025 tại tỉnh Tây Ninh (Việt Nam) và tỉnh Svay Rieng (Campuchia) với khoảng 20 hoạt động phong phú, thiết thực nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng và gắn kết cộng đồng khu vực biên giới. Hiện các cơ quan chức năng hai nước đang tích cực phối hợp chuẩn bị để sự kiện diễn ra trang trọng, hiệu quả và an toàn.
Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Chiều 11/7, lực lượng quân y đảo Song Tử Tây (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã kịp thời tiếp nhận và tổ chức cấp cứu cho một ngư dân bị chấn thương nghiêm trọng khi đang lao động trên biển.
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động