e magazine
Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

15:19 | 25/09/2023

Sadako Sasaki - từ một cô bé là nạn nhân tử vong vì nhiễm độc phóng xạ sau quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) đã trở thành biểu tượng hòa bình cho thiếu nhi thế giới. Giờ đây, gia đình cô mong muốn những con hạc giấy Sadako Sasaki đã gấp tại bệnh viện được UNESCO công nhận là biểu tượng cho giải trừ vũ khí hạt nhân.

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Sadako Sasaki - từ một cô bé là nạn nhân tử vong vì nhiễm độc phóng xạ sau quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) đã trở thành biểu tượng hòa bình cho thiếu nhi thế giới. Giờ đây, gia đình cô mong muốn những con hạc giấy Sadako Sasaki đã gấp tại bệnh viện được UNESCO công nhận là biểu tượng cho giải trừ vũ khí hạt nhân.

Theo ông Sumiyuki Sasaki (56 tuổi, cháu trai của Sadako Sasaki), trong thời gian nằm trên giường bệnh, Sadako Sasaki đã gấp hơn 1.000 con hạc giấy với mong muốn sẽ bình phục. Câu chuyện gấp hạc giấy origami (một nghệ thuật xếp giấy của Nhật Bản) đã trở thành biểu tượng cho nỗi đau do vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945. Những con hạc giấy do Sadako Sasaki giờ đây đang được sử dụng là tài liệu cho một chiến dịch vì hòa bình cho trẻ em với mục tiêu đưa những con hạc giấy này vào danh sách Di sản tư liệu thế giới.

Ông Sumiyuki Sasaki đã nộp đơn lên Ủy ban Quốc gia Nhật Bản vào cuối tháng 8 vừa qua, đề nghị đưa khoảng 100 con hạc giấy (trong số 1.300 con hạc giấy) mà Sadako Sasaki đã gấp trong khi đang điều trị bệnh bạch cầu vào danh sách đề cử UNESCO công nhận là vật phẩm có ý nghĩa và giá trị toàn cầu.

Sumiyuki chia sẻ: "Trong văn hóa chúng tôi, bệnh nhân và gia đình của họ thường gấp những con hạc giấy để cầu nguyện cho họ khỏi bệnh. Cô Sadako đã mắc bệnh bạch cầu do tiếp xúc với bức xạ từ thứ vũ khí hạt nhân đầu tiên được sử dụng để chống lại nhân loại. Vì vậy, câu chuyện Sadako miệt mài gấp những con hạc giấy đã được cả thế giới biết đến, trở thành biểu tượng cho lời kêu gọi hòa bình và xóa bỏ vũ khí hạt nhân".

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Những con hạc giấy của Sadako Sasaki được trưng bày tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Ảnh: Kyodo

"Câu chuyện Sadako"

Sadako Sasaki chỉ mới hai tuổi khi máy bay ném bom B29 "Enola Gay" thả quả bom mang tên "Little Boy" (tạm dịch: Cậu bé) xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Vụ nổ với sức mạnh tương đương 16.000 tấn thuốc nổ TNT đã ngay lập tức giết chết khoảng 66.000 người và làm bị thương nặng 69.000 cư dân khác của thành phố. Các số liệu được cập nhật sau vụ nổ cho rằng con số thương vong cuối cùng là khoảng 140.000 người.

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Chân dung Sadako Sasaki năm 12 tuổi.

Khi quả bom phát nổ, Sadako đang ở tại nhà nhà, cách nơi quả bom phát nổ khoảng 1,6 km (1 dặm) và đã bị thổi bay qua cửa sổ, nhưng cô chỉ bị xây xước nhẹ. Tuy nhiên, cô đã tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ và bắt đầu có dấu hiệu phơi nhiễm vào tháng 11 năm 1954, với những triệu chứng như sưng tấy ở cổ. Cô sau đó được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương (AML), một căn bệnh được những người may mắn bình phục gọi là "bệnh bom nguyên tử".

Trong quá trình điều trị bệnh, Sadako đã bắt tay vào việc gấp những con hạc giấy – một ước nguyện. "Sadako vẫn tiếp tục gấp những con hạc giấy đến tận những giây phút cuối cùng của cuộc đời, dùng cả kim khâu để gấp những con hạc nhỏ đến kinh ngạc, ngay cả khi tay của cô không thể cử động đủ linh hoạt", Sumiyuki Sasaki, kể về người cô của mình.

"Cô ấy đã gấp những con hạc giấy với lòng dũng cảm và niềm hy vọng, không chỉ vì bản thân mà còn vì gia đình, bất chấp những khó khăn mà cô ấy phải đối mặt. Điều đó hẳn đã gây được tiếng vang với nhiều người, cả ở Nhật Bản và nước ngoài", anh nói thêm.

Sadako qua đời ở tuổi 12 vào tháng 10 năm 1955. Trước khi qua đời, Sadako đã vượt mục tiêu 1.000 con hạc giấy của mình khoảng 300 con.

Thông điệp hòa bình đến từ Hiroshima

Ngày nay, trẻ em Nhật Bản được kể câu chuyện về Sadako Sasaki ở trường và thường được gia đình dạy cách gấp những con hạc giấy origami tuyệt đẹp.

Ở chính giữa Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, chỉ cách nơi quả bom phát nổ vài mét, Đài tưởng niệm "Hòa bình dành cho Trẻ em" khắc họa lại hình ảnh một cô gái đang đứng với cánh tay dang rộng, phía bên trên có một con hạc giấy. Sadako chính là hình mẫu cho bức tượng này. Hàng nghìn trẻ em Nhật Bản đến công viên mỗi năm trong các chuyến tham quan của trường và nhiều em để lại những dây hạc giấy dài quanh chân tượng.

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Đài tưởng niệm Hòa bình dành cho Trẻ em tại Hiroshima. Sadako Sasaki chính là hình mẫu cho bức tượng này. Ảnh: AP

Trong hai năm, gia đình Sasaki đã làm việc với một số tổ chức để 100 con hạc giấy được cô gấp và một số vật dụng cá nhân khác, bao gồm cả những ghi chú viết tay về kết quả xét nghiệm máu và một đôi dép, sẽ được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Chiến dịch này cũng đang được Chính quyền tỉnh Hiroshima hỗ trợ thông qua Nhóm Dự án Thúc đẩy Hòa bình.

Shinji Yasuda, người giám sát bộ phận này, cho biết: "Câu chuyện về Sadako và những con hạc giấy của cô đã chạm đến trái tim của nhiều người và sẽ lan tỏa lời nguyện cầu hòa bình khắp toàn cầu. Việc được UNESCO công nhận chắc chắn sẽ làm sâu sắc hơn thông điệp hòa bình mà Thành phố Hiroshima muốn gửi đi. Chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ có tầm quan trọng sâu sắc trong nỗ lực của nhân loại để hướng tới một tương lai hòa bình và không tồn tại vũ khí hạt nhân".

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Ảnh chụp Tổng thống Barack Obama và Caroline Kennedy, khi đó là đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, gấp hạc giấy trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ tới Hiroshima năm 2016. Ảnh: nippon

Sumiyuki Sasaki cho biết, ông hy vọng văn phòng UNESCO Nhật Bản sẽ chấp nhận đơn đăng ký của mình. Quá trình chọn lọc các lá đơn dự kiến diễn ra vào tháng 11 năm nay, sau đó danh sách rút gọn sẽ được chuyển tới trụ sở chính của UNESCO để xét duyệt. "Chúng tôi đã nỗ lực truyền bá câu chuyện về Sadako và hạc giấy, nhưng tác động của chúng tôi vẫn còn hạn chế vì chúng tôi là một tổ chức tư nhân và có quy mô nhỏ", Sumiyuki chia sẻ thêm.

"Nếu được công nhận là Di sản ký ức thế giới, chúng tôi sẽ có thêm cơ hội để lan tỏa câu chuyện này tới mọi người. Điều đó có thể khuếch đại lời kêu gọi hòa bình và sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ về hậu quả của vũ khí hạt nhân hơn", ông nói.

Quyết định cuối cùng dự kiến sẽ được công bố sau cuộc họp của ủy ban điều hành của UNESCO vào mùa xuân năm 2025, cũng trùng vào dịp kỷ niệm 80 năm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima.

Theo truyền thuyết Nhật Bản, nếu ai gấp được 1.000 con hạc giấy thì sẽ được ban tặng một điều ước. Vì vậy, trong căn phòng điều trị của mình tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Hiroshima, Sadako Sasaki đã thực hiện hành trình gấp hơn 1.300 con hạc giấy origami (một loại hình nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản) của mình, với niềm tin rằng cô sẽ sớm bình phục. Để thực hiện công việc này, cô đã sử dụng một cây kim để tỉ mẩn tạo ra những nếp gấp từ những tờ giấy gói kẹo hay giấy bọc thuốc.

Cô đã qua đời khi đang là học sinh năm nhất tại trường trung học. Sau khi Sadako Sasaki qua đời, những người bạn cùng lớp cũng nhiều cá nhân khác đã kêu gọi quyên góp để xây dựng một bức tượng nhằm tưởng nhớ cô. Câu chuyện của cô và những con hạc giấy từ đó đã dần lan rộng khắp Nhật Bản và toàn thế giới, trở thành một biểu tượng cho khát vọng về một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân.

Theo Báo Phụ nữ Việt Nam

https://phunuvietnam.vn/cau-chuyen-1000-con-hac-giay-loi-nhac-nho-chien-tranh-20230924000211173.htm

Theo Báo Phụ nữ Việt Nam

Tin bài liên quan

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Hai đại nạn là chiến tranh và thiên tai đã và đang gieo nhiều tang tóc, đau thương cho loài người. Năm 2025, những nạn này sẽ ra sao và chúng ta cần làm gì để hóa giải? Giới chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học duy vật, tôn giáo và khoa học huyền bí phương Đông có một số nhận định để tham khảo.
Thúc đẩy các nội dung hợp tác chia sẻ ký ức chiến tranh giữa Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy các nội dung hợp tác chia sẻ ký ức chiến tranh giữa Việt Nam - Pháp

Đây là đề nghị được Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nêu tại cuộc hội kiến với bà Patricia Miralles, Quốc vụ khanh phụ trách Cựu chiến binh và Ký ức chiến tranh của Chính phủ Pháp diễn ra ngày 5/5, tại Hà Nội.
Kỷ vật hòa bình

Kỷ vật hòa bình

Kỷ vật chiến tranh không chỉ là “kỷ niệm chiến trường”. Những kỷ vật góp phần phá tan tảng băng từ hai phía và bắc một nhịp cầu hòa bình...

Tin mới

Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/10/2025

Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/10/2025

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 158/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ ba của Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Thông báo kết luận nêu rõ: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị. Quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Phòng tham vấn tâm lý: Khi trường học là nơi “chữa lành”

Phòng tham vấn tâm lý: Khi trường học là nơi “chữa lành”

Không chỉ là nơi để học tập, trường học còn có thể trở thành một mái nhà an toàn, yêu thương, nơi học sinh được lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ vượt qua những khó khăn về tinh thần. Mô hình Phòng tham vấn tâm lý do Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) triển khai thực hiện là minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tin khác

Cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025

Cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 724/QĐ-TTg ngày 6/4/2025 về việc xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương và điều chỉnh số liệu tại Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Công an Việt Nam sẻ chia nhu yếu phẩm, giúp đỡ người dân Myanmar

Công an Việt Nam sẻ chia nhu yếu phẩm, giúp đỡ người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện hoạt động cứu trợ tại thủ đô Naypyidaw (Myanmar), đoàn cứu nạn của Bộ Công an Việt Nam đã chia sẻ nhu yếu phẩm, hỗ trợ người dân địa phương sau trận động đất ngày 28/3.
Operation Walk Chicago giúp bệnh nhân nghèo Việt Nam thay khớp miễn phí

Operation Walk Chicago giúp bệnh nhân nghèo Việt Nam thay khớp miễn phí

Sau gần hai năm sống trong những cơn đau âm ỉ ở vùng khớp háng, anh Vương Khắc Việt (40 tuổi, ngụ Khánh Hòa), một tài xế đường dài, sắp được bước đi nhẹ nhàng trên chính đôi chân của mình. Niềm hy vọng hồi sinh ấy đến từ chương trình phẫu thuật thay khớp háng miễn phí do Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) triển khai, mang lại cơ hội điều trị chất lượng cao cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão”, do Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) tài trợ với tổng kinh phí lên tới 2,5 tỷ đồng.
Phiên bản di động