Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam
Toàn cảnh Hội nghị ngày 24/10/2019 |
Trung tá Nguyễn Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục A02, Bộ Công an cho biết: Hiện nay có khoảng trên 5000 trang web, fanpage của các tổ chức phản động lưu vong đã và đang tuyên truyền thông tin xuyên tạc về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nổi lên là trang web của các tổ chức như: Việt Tân, Uỷ ban cứu người vượt biển và nhiều trang web khác… Lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền các nội dung phản cảm, bạo lực, đưa các thông tin xấu độc, chống phá chế độ.
Theo báo cáo tại hội nghị, một số trang web xây dựng những video clip chỉ 2-3 phút nhưng đi vào vấn đề thời sự, những câu nói danh ngôn, những hành động đẹp đẽ, hình ảnh bắt mắt. Khi thu hút được nhiều người quan tâm, được nhiều bạn trẻ chia sẻ, những web này chuyển sang phát tán những thông tin phản động, phiến diện một chiều.
Việt Nam có đủ các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên, theo thống kê, thời gian gần đây, có trên 120 loại hình nhóm tôn giáo mới, rất đa dạng về hình thức, tính chất, nội dung và quy mô hoạt động như đạo Hoàng Phi long của bà Nguyễn Thị Điền, Đạo gia phong dân tộc Lạc Việt của Lê Thị Bình, Thanh Hải vô tự sư của Đặng Thị Trinh (Việt kiều), hay Phát môn Diệu tâm của Trần Tâm hoặc Đức Chúa trời mẹ, Ân Điển cứu rỗi… Những tôn giáo này đi vào tầng lớp thanh niên, sinh viên và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, các loại hình tôn giáo mới này thoát ly khỏi sự quản lý của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, thực hiện các hoạt động phức tạp, mất an ninh trật tự như soạn thảo, in ấn và vận chuyển số lượng lớn qua biên giới các tài liệu tuyên truyền.
Nhằm giải quyết các vấn đề trên, theo các đại biểu tham dự hội nghị, cần phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, cũng như các cơ quan chức năng của Lào, Campuchia, Trung Quốc để xử lý. Cần tổ chức các đợt tuyên truyền về tín ngưỡng tôn giáo mới, tuyên truyền đối ngoại, nâng cao nhận thức cho người dân. Đây là công tác khó khăn do các tôn giáo mới luôn đổi mới phương thức thủ đoạn để đối phó với cơ quan chức năng, nhất là việc lợi dụng không giạn mạng xã hội.
Đồng thời, nên tập trung đấu tranh xử lý đối tượng lợi dụng mang danh dân tộc, tôn giáo, mang màu sắc chính trị; tham mưu để sớm hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để đưa pháp luật với tôn giáo đi vào đời sống. Đặc biệt, phối hợp với cơ quan báo chí để nâng cao tuyên truyền nhận thức về tôn giáo.
Đấu tranh nhân quyền giúp thế giới hiểu về Việt Nam
Trong thời gian qua, công tác đối ngoại, đấu tranh nhân quyền đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Đối với Lào và Campuchia, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tăng cường đẩy mạnh hoạt động hợp tác với cơ quan làm công tác tôn giáo. Cụ thể: Kí thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước từ năm 2007, với Bộ Lễ nghi Tôn giáo Campuchia từ năm 2015. Thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác tôn giáo của bạn. Phối hợp tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo giữa các tỉnh biên giới Việt Nam với Lào và Campuchia.
Về quan hệ với các nước trên lĩnh vực tôn giáo, nhân quyền: Hoạt động nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo với các nước ở khu vực và trên thế giới được triển khai thường xuyên như tổ chức đoàn đi nghiên cứu, trao đổi về Công giáo, Chính thống giáo tại Mexico, Cu Ba, Nga. Nghiên cứu thực tế về đạo Tin lành tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ; tổ chức đối thoại về vấn đề tôn giáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Hoa Kỳ, Bỉ, Thụy Sĩ…
Quan hệ Việt Nam – Vatican tiếp tục được duy trì và có những bước tiến mới, nâng cấp quan hệ từ mức Đặc phái viên không thường trú lên mức Đặc phái viên thường trú; tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao, chuẩn bị tốt các vòng đàm phán và những hoạt động khác thúc đẩy quan hệ hai bên.
Phát biểu kết luận hội nghị, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Đoàn Công Huynh nhấn mạnh thời gian tới các cơ quan báo chí cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung khẳng định nhà nước ta luôn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, có chính sách nhất quán là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng. Các cơ quan báo chí cần tập trung chỉ rõ âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo; có nhiều bài viết mang tính giáo dục, tuyên truyền để chức sắc, tín đồ thấy rõ trách nhiệm công dân, chủ động đấu tranh với các hoạt động sai trái, vi phạm pháp luật. |
Về chính sách chăm lo đời sống tâm linh cho Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Ban Tôn giáo Chính phủ đã thành lập nhiều đoàn hoặc hết hợp trong các chuyến công tác nước ngoài để gặp gỡ cộng đồng người Việt tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con, trao đổi với chính quyền sở tại đề nghị giúp đỡ cộng đồng người Việt được tự do sinh hoạt tôn giáo, tâm linh, tạo sự phấn khởi, thêm gắn bó quê hương, đất nước. Có 7 Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp, Nga, Đức, Séc, Ba Lan, Hungary, Ucraina; một Ban đại diện tăng sinh du học ở Ấn Độ và gần đây, tháng 11/2018, Chính phủ Lào đã cho phép thành lập Ban điều phối của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động Phật giáo tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, nhiều hội nghị, lễ hội tôn giáo lớn được tổ chức trọng thể, thành công được dư luận đánh giá cao như: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak, Lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành đến Việt Nam và 500 năm cải chánh Tin Lành, Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu; Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới. Những hoạt động trên đã góp phần giới thiệu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Ông Đoàn Công Huynh, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện Cục và các đơn vị lưu trữ đang xây dựng một triển lãm về quyền con người tại Đà Lạt. Triển lãm đặc sắc, có giá trị cao ở chỗ đã tìm thấy giá trị quyền con người Việt Nam từ trong lịch sử, trong thư khố, mục bản tại cơ quan lưu trữ. Trong nhiều tài liệu, quyền con người còn cao hơn luật pháp.
Việt Nam có hơn 21 triệu tín đồ Theo Văn phòng thường trực về nhân quyền, tính đến tháng 9/2019, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo với hơn 26 triệu tín đồ; gần 56.000 chức sắc. Có gần 30.000 cơ sở thờ tự tôn giáo; 45.000 cơ sở tín ngưỡng; trong đó có hơn 3.000 di tích gắn bó với cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Khoảng 27% dân số là tín đồ theo các tôn giáo. |
Chính phủ luôn quan tâm đến đời sống sinh hoạt tâm linh của phật tử Việt Nam ở nước ngoài TĐO - Tại buổi gặp mặt kiều bào Việt Nam ở nước ngoài về dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019, Trưởng ... |
IGE hỗ trợ Việt Nam đào tạo về tôn giáo và pháp quyền TĐO - Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao hợp tác giữa IGE và các cơ quan Việt Nam, trong đó có việc tổ chức ... |
Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trong buổi hội kiến Giáo hoàng Francis và gặp Thủ ... |