Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông: ASEAN đối mặt nhiều thách thức an ninh phức tạp
Diễn biến mới Biển Đông sẽ lên bàn nghị sự Asean |
Các tổ chức hữu nghị nhân dân 10 nước ASEAN và Trung Quốc họp trực tuyến thúc đẩy giao lưu hữu nghị trong tình hình mới |
Toàn cảnh Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 26 sáng 24-6 tại Hà Nội (Ảnh: MOFA) |
Ngày 24.6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 21 dưới hình thức trực tuyến với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN.
Hội nghị đã kiểm điểm tình hình hoạt động của các cơ quan trực thuộc, rà soát tiến độ triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN 2025 và trao đổi các định hướng, biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị-an ninh ASEAN trong thời gian tới.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng hài lòng ghi nhận công tác triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025 tiếp tục đạt nhiều tiến triển. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát, các cơ chế hợp tác của ASEAN đã phát huy vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác khu vực để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng nhận định ASEAN tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức an ninh phức tạp, trong đó có tình hình căng thẳng gia tăng ở các điểm nóng như Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên, khu vực Trung Đông.., cũng như những thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng nhiều và càng gay gắt, đặc biệt là an ninh y tế, an ninh nguồn nước, an ninh mạng…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao những kết quả đã đạt trong công tác triển khai Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN. Trước môi trường quốc tế và khu vực có nhiều thách thức, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN cần không ngừng củng cố đoàn kết, gắn kết, nâng cao khả năng thích ứng với biến động; ASEAN cần luôn thống nhất trong nhận thức và hành động, duy trì tiếng nói chung và đề cao việc tuân thủ luật pháp ở khu vực.
Tàu sân bay Liêu Ninh cùng các tàu hộ tống trong một lần hoạt động trên biển. Ảnh: thanhnien |
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng cách tiếp cận tổng thể, đa ngành để có thể giải quyết hiệu quả các thách thức an ninh vốn đang trở nên ngày càng phức tạp.Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, ASEAN cần giữ vững vai trò trung tâm, đồng thời xem xét, cải tiến các cơ chế, tiến trình hợp tác hiện có nhằm tiếp tục thu hút sự tham gia, đóng góp của các đối tác.
Về công tác triển khai Kế hoạch tổng thể, ASEAN cần chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện, bảo đảm đóng góp thiết thực cho hoà bình, an ninh khu vực và mang đến những kết quả cụ thể cho người dân.
Trong năm giữa kỳ này, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN cần tiến hành kiểm điểm toàn diện những kết quả đã đạt trong công tác thực hiện, hoàn tất và đệ trình báo cáo cùng các khuyến nghị liên quan lên Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN vào cuối năm nay.
Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 26 cũng đã thông qua sáu Báo cáo của Tổng Thư ký ASEAN và các trụ cột Cộng đồng trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36; chấp thuận việc bổ nhiệm Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Chính trị - An ninh nhiệm kỳ 2021-2024.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP), Trưởng ADSOM Việt Nam (VN), khẳng định tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến mới, phức tạp hơn. Nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căng thẳng có thể leo thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực. Những diễn biến đáng chú ý tại Biển Đông trong thời gian gần đây: Ngày 8/6, Hải quân Trung Quốc vừa biên chế thêm 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 vào tháng 5, đưa số lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc (6 chiếc) gần bằng 1/2 của Mỹ (14 chiếc). Ngày 11/6, trích nguồn tin từ Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết, tên lửa Trường Chinh-2C mang theo vệ tinh Hải Dương-1D (HY-1D) đã được phóng thành công. Phối hợp cùng vệ tinh HY-1C (được phóng từ tháng 9/2018) là nhóm vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc chuyên sử dụng cho việc giám sát đại dương và dịch vụ dữ liệu hàng hải dân sự. Tờ Business Insider ngày 12/6 đưa tin 3 tàu sân bay Mỹ lần đầu tiên trong 3 năm qua hiện diện đồng thời ở Thái Bình Dương. USS Theodore Roosevelt hoạt động ở Biển Philippines gần Guam, trong khi nhóm tàu USS Nimitz hiện diện ở Thái Bình Dương và nhóm tàu USS Ronald Reagan rời cảng Nhật Bản tới Biển Philippines. Ngày 13/6, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (SH: QNg 96416 TS) khi đang đánh bắt ở Hoàng Sa. Ngày 21/6 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ đã thông tin về ba nhóm tác chiến cùng hoạt động tại biển Philippines, cửa ngõ tiến vào biển Đông, động thái chưa từng có trong suốt nhiều năm qua. Quân đội Mỹ ngày 23/6 công bố hình ảnh cho thấy tàu tác chiến ven biển Mỹ hội quân cùng hai tàu huấn luyện Nhật Bản để cùng tập trận tại một khu vực không được tiết lộ ở Biển Đông. |
Tăng cường cách tiếp cận khu vực đối với tranh chấp trên Quần đảo Hoàng Sa Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài phát biểu của ông Gregory Poling, Nghiên cứu sinh của Tổ chức Sumitro, nghiên cứu các vấn ... |
Chiến hạm Mỹ, Nhật tập trận chung trên Biển Đông Quân đội Mỹ ngày 23/6 công bố hình ảnh cho thấy tàu tác chiến ven biển Mỹ hội quân cùng hai tàu huấn luyện Nhật Bản ... |
Diễn biến mới Biển Đông sẽ lên bàn nghị sự Asean Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN đã nêu bật những nội dung liên quan đến RCEP, Biển Đông, ứng phó Covid-19, ... |