Canada ráo riết điều tra tại sao công ty Trung Quốc lại thâu tóm được mỏ vàng ở khu vực chiến lược nước này?
Hà Linh 30/11/2020 08:41 | Thế giới 24 giờ
![]() |
![]() |
Theo South China Morning Post, Công ty khai thác vàng Sơn Đông - thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã chi 165 triệu USD để mua lại dự án khai thác vàng của TMAC ở vịnh Hope. Tuy nhiên, công ty này sẽ phải chờ thêm 45 ngày để biết họ có thể mua lại công ty TMAC Resources - đơn vị khai thác vàng ở Canada hay không.
![]() |
Mỏ vàng của TMAC tại vịnh Hope. Ảnh: TMAC |
Nằm ở Nunavut, cực bắc của Canada, vịnh Hope không chỉ có trữ lượng vàng dồi dào, mà còn nằm gần tây bắc Passage, tuyến đường biển nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua Bắc Cực.
Dù tuyến đường biển này bị đóng băng gần như quanh năm và không thể đi qua nhưng các nhà khoa học tin rằng biến đổi khí hậu sẽ sớm mở ra tuyến đường biển này, tạo ra một tuyến vận chuyển ngắn hơn giữa châu Á và châu Âu.
Giá trị chiến lược và tiềm năng chưa khai thác của khu vực này đã khiến một số thành viên phe đối lập Canada, các cựu quan chức chính phủ kêu gọi Thủ tướng Justin Trudeau ngăn chặn thương vụ nói trên. Đạo luật đầu tư Canada cũng yêu cầu chính phủ phải xem xét bất kỳ thương vụ mua lại nào của các công ty nước ngoài có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Trước công ty Sơn Đông, hai công ty khác của Trung Quốc là MMG và Jilin Jien Nickel Industry đã sở hữu tài sản tại các vùng lãnh thổ Bắc Cực của Canada. MMG đang sở hữu một mỏ kẽm, trong khi Jilin Jien đang khai thác một mỏ đồng.
Việc xem xét thương vụ mua lại TMAC diễn ra trong bối cảnh quan hệ Canada và Trung Quốc ở mức thấp nhất từ trước đến nay, liên quan đến vụ bắt giữ và dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu - giám đốc tài chính của Huweii, tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới của Trung Quốc.
![]() |
![]() |
Đáng chú ý
Giao lưu văn hóa hữu nghị Việt Nam-Lào tại Pháp

Bài viết mới
Hội nghị Thượng đỉnh G7: Ngày đầu tiên thảo luận về kinh tế toàn cầu, bảo vệ khí hậu, đối ngoại và an ninh

WHO: đậu mùa khỉ chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.