e magazine
Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

09:47 | 26/02/2023

Có lẽ trọng trách của người đứng đầu ngôi trường tạo nên những người thầy có sự khác biệt với những đại học khác, nên Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn có những trăn trở và ưu tư về cuộc đời của các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đứng trên bục giảng, làm công việc “trồng người”, nếu lỡ có sai sót gì thì hậu quả là không thể đong đếm. Cũng chính vì vậy nên áp lực với Đại học Sư phạm là rất lớn, vì mọi chuyện đâu chỉ bó hẹp trong nghiệp vụ chuyên môn. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Minh xoay quanh nội dung trên.
Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

Có lẽ trọng trách của người đứng đầu ngôi trường tạo nên những người thầy có sự khác biệt với những đại học khác, nên Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn có những trăn trở và ưu tư về cuộc đời của các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đứng trên bục giảng, làm công việc “trồng người”, nếu lỡ có sai sót gì thì hậu quả là không thể đong đếm. Cũng chính vì vậy nên áp lực với Đại học Sư phạm là rất lớn, vì mọi chuyện đâu chỉ bó hẹp trong nghiệp vụ chuyên môn. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Minh xoay quanh nội dung trên.

- Thưa ông, trong lễ bế giảng tại Đại học Sư phạm Hà Nội vào tháng 6 năm 2022, ông có dặn các sinh viên là hãy nói với phụ huynh học sinh đừng bắt con cái phải thực hiện giấc mơ dang dở của họ…! Sâu xa ở đây ông mong muốn gì với những người làm cha làm mẹ thông qua việc căn dặn các thầy cô mới bước vào nghề?

- Mỗi học sinh là một thế giới rất đặc biệt và chúng ta đang ở trong một thời đại thay đổi rất nhanh chóng. Mỗi học sinh có những tư chất mà chỉ bộc lộ một cách rõ nhất trong quá trình giáo dục và giáo dục cần phát hiện, nuôi dưỡng thiên hướng cho từng cá thể. Những gì cha mẹ đã trải nghiệm đó là kinh nghiệm quý, nhưng không phải phù hợp tất cả đối với một đứa trẻ để các em phát triển.

Ba trụ cột quan trọng và khăng khít với nhau là Nhà trường – Gia đình – Xã hội nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện và làm nổi trội thiên hướng mỗi cá nhân. Tức là, hướng cho mỗi học sinh sống đúng cuộc đời của các em, dần dà làm chủ cuộc đời của các em và có trách nhiệm với xã hội.

Con cái là kỳ vọng của bố mẹ, nhưng đừng bắt các em trở thành “công cụ” để thực thi các mong muốn của bố mẹ, có khi lệch khỏi khả năng các em. Nhắn các sinh viên tốt nghiệp, vì rằng, qua họ sẽ cùng với phụ huynh đồng hành giáo dục con cái để mỗi trẻ phát triển tốt nhất có thể.

Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

- Con cái định hình, phát triển cơ bản đều theo kỳ vọng (và một phần khuôn mẫu) của cha mẹ, vậy phụ huynh học sinh nói chung cần phải ý thức về việc phối hợp cùng giáo viên thế nào trong việc giáo dục để học sinh không bị coi là những người tiếp nối 1 cách máy móc, thụ động từ những mong ước của cha mẹ, thưa ông?

- Như đã nói trên, con cái là kỳ vọng lớn nhất của bất cứ mỗi gia đình nào. Bố mẹ, hơn ai hết cần đồng hành với trẻ, hiểu trẻ để cùng với thầy cô giúp các em phát triển tốt nhất.

Nếu chỉ mong muốn theo “khuôn mẫu” của bố mẹ, có khi chưa chắc đã làm cho trẻ phát triển tốt, mà thậm chí có khi ngược lại. Phụ huynh và thầy cô phải coi mình như những người tư vấn, hướng dẫn chứ không phải áp đặt. Khi trưởng thành, các em là những người độc lập trong tư duy và đúng mức trong hành động. Muốn vậy, cần giáo dục để trẻ không bị thụ động và dần dà làm chủ mọi thứ. Sự đồng hành giữa phụ huynh và thầy cô có ý nghĩa rất quan trọng.

- Một trong những điều ông dặn dò các sinh việc là đừng vì đồng tiền mà đánh mất lòng tự trọng của nghề giáo, ông chia sẻ lo lắng này xuất phát từ suy nghĩ nào?

- Trong thực tế, để trang trải cuộc sống lương của thầy cô hiện nay rất khó khăn. Đằng sau thầy cô là con cái, là cha mẹ, với thu nhập hiện tại so với mặt bằng chung còn rất khiêm tốn. Để làm tốt trọng trách của mình, việc đầu tư tâm trí cho công việc là một đòi hỏi rất cao. Thời gian qua, cũng đã có nơi thầy cô xin nghỉ việc.

Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhưng có lẽ thực tiễn cuộc sống đã thay đổi nhanh hơn nên nhìn chung điểm nghẽn vẫn chưa gỡ được một cách rốt ráo. Khó khăn đó, cùng với các tác động khác, có khi nảy sinh những việc làm chưa thật đúng mức.

Trong khi đó, một xã hội văn minh và tiến bộ đòi hỏi con người cần tự trọng và trung thực, trước khi nói đến những điều lớn lao hơn. Giữ được điều này, nói thì dễ nhưng làm không dễ, nhất là với các bạn mới vào nghề và trong điều kiện khó khăn nên tôi phải lưu ý với các em. Nếu đánh mất hay làm suy giảm lòng tự trọng thì làm sao mà giáo dục được thế hệ tương lai? Rồi sau đó, tương lai con cháu chúng ta sẽ thế nào?

Vì vậy, một thế hệ nhà giáo tương lai cũng nên hiểu về tình hình đất nước, xác đinh sứ mệnh và trọng trách với đất nước, biết chia sẻ và có bản lĩnh và nỗ lực làm việc, chứ không chỉ nhìn thấy khó khăn và kêu ca. Điều này nghe có vẻ xa xôi, nhưng thực tiễn rất nhiều nhà giáo đang thầm lặng cống hiến. Tôi tin rằng, khi xã hội phát triển thì những vấn đề liên quan đến nhà giáo sẽ có những cải thiện tốt hơn.

Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

- Đối mặt và vượt qua được cám dỗ từ vật chất, nhất là khi sức ép từ cuộc sống ngày càng gia tăng, là câu chuyện không dễ dàng với đa số. Vậy thưa ông, trong thứ tự ưu tiên về phẩm giá người thầy, ông xếp cụ thể thế nào?

- Tôi không đủ hiểu biết phổ quát để xếp thứ tự. Tuy nhiên, trong thực tiễn trải nghiệm, cá nhân tôi nghĩ rằng, muốn làm nghề giáo thì trước hết cần có tình yêu thương, sự bao dung, tha thứ; đồng hành với nó là tự trọng nghề nghiệp, và một vế không thể thiếu là năng lực giáo dục chuyên môn phù hợp với yêu cầu thời đại.

- Có thể nói ông là hiệu trưởng được dư luận đánh giá rất cao về những ưu tư của bản thân đối với các thế hệ người thầy trong tương lai, nói một cách thật nhất tại thời điểm này, điều ông âu lo nhất với các em sinh viên sau khi tốt nghiệp và bước vào làm nghề là gì?

- Bản thân tôi vẫn là một thầy giáo như hàng nghìn, hàng vạn thầy cô khác. Tôi cảm phục và trân trọng những thầy cô đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình vì con trẻ nơi bản làng heo hút, nơi hải đảo xa xôi và những thầy cô đang ngày đêm vì học sinh. Chính họ mới là những người cần được ghi nhận và đánh giá cao.

Với sinh viên ra trường, tôi tin họ, một thế hệ thông minh, trẻ trung, năng động và dám dấn thân. Vấn đề là các cấp quản lý, xã hội cần tin họ và tạo điều kiện để họ cống hiến. Còn riêng tôi thật sự mong các em có đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn và đừng lụi tắt những đam mê chính đáng. Các em cần nhận thức được cái riêng, cái chung và có lúc cũng phải dám hi sinh, vì ai là người thay đổi giáo dục nước nhà nếu đội ngũ thầy cô không hành động?

- Những điều ông nói thật đáng suy nghĩ, tuy nhiên dường như trong xã hội còn quan niệm về nghề giáo khá đơn giản nên mới dẫn đến thực trạng là chưa hiểu đúng về công việc đặc biệt này?

- Đúng vậy, không nên coi lao động của nhà giáo như lao động hành chính. Đây là vấn đề gốc rễ vì thầy cô không đơn giản chỉ đến lớp rồi lên dạy. Tôi ví dụ với việc dạy toán, ở đây là thầy cô đang giáo dục tư duy logic chứ không chỉ là dạy toán. Trong lĩnh vực này có vẻ đẹp của tính đối xứng, một vẻ đẹp hiện hữu trong tự nhiên. Do đó chúng ta cần tiếp cận, cần hiểu về nghề giáo thật sâu sắc, có như vậy thì mới đưa ra chính sách với giáo dục nói chung và với giáo viên nói riêng phù hợp với thực tế được.

Cần hiểu thật sâu sắc về nghề giáo thì mới có chính sách phù hợp

- Từ kinh nghiệm bản thân, từ vị trí của công việc đào tạo và vun đắp nên những người thầy, xin ông cho biết những hình dung về những đòi hỏi với giáo viên hiện tại sẽ như thế nào trong thời gian tới?

- Yêu trẻ, hiểu trẻ và đồng hành với trẻ, lắng nghe trẻ là một đức tính cần có của một nhà giáo xuyên suốt mọi thời đại. Tri thức phổ quát và chuyên ngành là nội hàm cần có để người thầy làm tốt công việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó người giáo viên cũng cần thường xuyên cập nhật những vấn đề mới, lan tỏa các giá trị tốt đẹp đến với học sinh và cộng đồng. Khái quát là, nhà giáo là một nhà giáo dục, một người nghiên cứu, người học suốt đời, một nhà văn hóa. Người thầy không phải là người độc quyền và ban phát tri thức mà là người đồng hành với học sinh để làm chủ và tạo ra tri thức để sử dụng nó trong thực tiễn cuộc sống.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Bài: Lê Sơn

Đồ họa: Tào Đạt

Lê Sơn - Tào Đạt

Tin bài liên quan

Gần 170 nhà giáo tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tại Cần Thơ

Gần 170 nhà giáo tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tại Cần Thơ

Ngày 24/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ phối hợp Trường Cao đẳng Nghề thành phố tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm thành phố Cần Thơ năm 2024.
Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023

Hướng dẫn chi trả mức trợ cấp mới cho cán bộ xã đã nghỉ việc; tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công; chuyến bay bị delay 5 tiếng, khách hàng được hoàn tiền… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2023.

Tin mới

Phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Ngày 22/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 11 năm 2024 và phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.Cuộc thi diễn ra từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).

Tin khác

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa hai khu vực

Chiều 21/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominica với chủ đề: "Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Sáng 21/11, theo giờ địa phương (tức tối cùng ngày giờ Hà Nội), tại thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Ngày 20/11 tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giữ chức Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Phiên bản di động