Cần đổi mới tư duy, phương thức triển khai công tác thông tin đối ngoại
Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Nhân quyền và Thành ủy Đà Nẵng tổ chức.
Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị. |
Theo ông Lại Xuân Môn, các tỉnh, thành phố địa phương khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên cần tập trung thông tin, tuyên truyền mạnh mẽ về bề dày lịch sử, di sản văn hóa đặc sắc; thông tin về những nỗ lực, thành tựu trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm, thúc đẩy các quyền con người.
Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức, sáng tạo trong nội dung thông tin trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển đổi số; huy động mọi nguồn lực cả trong nước và nước ngoài để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ thông tin đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Ông Lại Xuân Môn cho biết, Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cùng với việc đảm nhiệm trọng trách trên bình diện quốc tế, đặc biệt là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kì 2023-2025) và tái ứng cử nhiệm kì 2026-2028.
Đây là thời điểm mà thời cơ, thuận lợi đan xen, cùng với những thách mới, trong đó sẽ có những luồng thông tin trái chiều, xuyên tạc, phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tác động tiêu cực đến hình ảnh, vị thế, uy tín Việt Nam.
Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024 cho lãnh đạo, cán bộ tại 15 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên. |
Trong bối cảnh đó, ông Lại Xuân Môn đề nghị các đồng chí lãnh đạo Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt Kết luận số 57-KL/TW về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác phối hợp, đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức thông tin đối ngoại, đẩy mạnh đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về tình hình nhân quyền Việt Nam; tăng cường nguồn lực, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, nhân quyền.
Tại Hội nghị, Đại diện Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền đã trình bày các báo cáo, tham luận chuyên đề về việc triển khai nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, gắn với đặc thù của 14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; những nội dung cốt lõi, trọng tâm trong Kết luận số 71-KL/TW ngày 16/2/2024 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. |
Nâng cao tính hiệu quả và lan tỏa của các sản phẩm thông tin đối ngoại Tối 12/10, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước thềm Lễ trao Giải, ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại đã trao đổi với phóng viên TTXVN về các nội dung xung quanh Giải thưởng năm nay. |
Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai công tác thông tin đối ngoại Lan tỏa, tranh thủ kết quả đối ngoại quan trọng đạt được, biến những kết quả đối ngoại thành kết quả phát triển kinh tế-xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng vùng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, vùng Biển Đông hòa bình, an toàn, ổn định. |