Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
10:54 | 02/09/2020 GMT+7

Cách mạng Tháng Tám trong ký ức của người lính già

aa
Một ngày cuối tháng Tám, chúng tôi tìm về tổ 4, thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ), gặp ông Nguyễn Văn Sực, 96 tuổi, là một trong số ít người đã tham gia sự kiện phá kho thóc Nhật vào tháng 3-1945 còn sống. Ở tuổi xưa nay hiếm, mắt đã mờ, chân đã chậm, nhưng nhắc lại những ngày Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền tháng 8-1945, những ký ức vẫn vẹn nguyên.
Gia đình 3 thế hệ làm cờ Tổ quốc tất bật trước ngày Quốc khánh 2/9 Gia đình 3 thế hệ làm cờ Tổ quốc tất bật trước ngày Quốc khánh 2/9
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9 Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9
3841 20190412112829
Ông Nguyễn Văn Sực luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động phong trào ở địa phương, là tấm gương sáng cho con cháu noi theo

Những ngày không quên

Sinh ra và lớn lên ở huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, nơi có cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào Việt Minh phát triển mạnh, từ những ngày còn bé, cũng như bao người dân địa phương khác, ông Sực đã sớm kiên định, một lòng đi theo cách mạng. Lần về từng mảnh nhỏ ký ức, ông Sực bồi hồi: “Trước năm 1945, người dân sống cơ cực lắm! Một cổ, hai tròng, sưu cao, thuế nặng. Ruộng đất của nông dân về hết tay địa chủ, từ đám thanh niên đến người già quanh năm chỉ đi cày thuê, cuốc mướn để kiếm miếng ăn. Cơ cực lắm, vậy mà vẫn không đủ để no bụng. Bọn địa chủ, cường hào, tay sai của Nhật ra sức vơ vét, tích trữ lương thực, người dân thì đói nheo nhóc, người chết đói ở khắp nơi. Bản thân tôi phải đi ở đợ cho nhà địa chủ. Năm 17 tuổi, được Việt Minh giác ngộ, tôi bắt đầu hoạt động cách mạng, được gia nhập đội “Cảm tử quân”, tham gia huấn luyện, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Yên Mỹ”. Cũng trong những ngày tháng hoạt động cách mạng tích cực này, ông Sực được kết nạp trở thành đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương.

Ông Nguyễn Văn Sực: “May mắn của tôi là được tham gia cách mạng sớm, theo Đảng và Bác Hồ, đi theo con đường đúng đắn trở thành người chiến sĩ cách mạng”.

Ngày 10/3/1945, ông Sực được đồng chí Nguyễn Khai, Uỷ viên Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách tỉnh Hưng Yên giao nhiệm vụ đưa Việt Minh vào kiểm tra kho thóc Nhật ở Giai Phạm. Khi điều kiện thuận lợi, ông cùng Việt Minh ập vào kho thóc. Ông Sực giơ tay miêu tả: Tôi trèo lên nóc kho thóc cắm lá cờ đỏ sao vàng hô và hô hoán nhân dân vào lấy thóc. Bọn địa chủ làm tay sai, quản lý kho hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của Việt Minh và sức dân như nước vỡ bờ. Hơn 4.000 tấn thóc được giành lại để chia cho dân nghèo. Sự kiện phá kho thóc ở Giai Phạm khi đó đã mở đầu cho phong trào phá kho thóc Nhật ở Hưng Yên và các tỉnh lân cận.

Lịch sử đã ghi nhận, những thành quả đạt được trong phong trào phá kho thóc Nhật là minh chứng sống động cho những chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng tạo và kịp thời của Đảng ta, cũng là tiền đề chuẩn bị chu đáo cho ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cùng với việc đấu tranh chống thuế, phá kho thóc để gấp rút giải quyết nạn đói, lực lượng Việt Minh ở các huyện, thị xã, khắp các tỉnh đã tổ chức các cuộc diễn thuyết, tuần hành và mít tinh ở nhiều nơi nhằm tố cáo tội ác của phát xít Nhật và tay sai. Khí thế cách mạng của quần chúng dâng cao, phong trào cách mạng địa phương đang phát triển mạnh, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Nhớ về những ngày tháng cách mạng sục sôi và thời khắc chính quyền về tay nhân dân, ông Sực xúc động: Dưới rừng cờ và biểu ngữ, gương mặt mọi người tươi vui, phấn khởi, cả biển người hô vang các khẩu hiệu cách mạng. Ai nấy đều mừng rơi nước mắt vì từ nay được làm chủ vận mệnh của mình.

Luôn khắc ghi lời dạy của Bác

Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1949, ông Sực gia nhập quân ngũ, tham gia chiến đấu trong các chiến dịch lớn như: Chiến dịch biên giới năm 1950, Chiến dịch Điện Biên phủ… Năm 1959, ông tham gia xây dựng Khu công nghiệp Gang Thép tại Thái Nguyên, đến năm 1975 thì nghỉ hưu và sinh sống tại thị trấn Trại Cau.

Là người nhiều lần được gặp Bác Hồ, luôn ghi nhớ sâu sắc từng lời Bác căn dặn: “Các chú là con của dân, sống với dân không được đụng đến kim sợi chỉ của dân” (Bác nói tại Mạo Khê, Quảng Ninh năm 1955); hoặc “Toàn thể đồng bào và cán bộ phải ra sức làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta”… (Bác nói trong lần cuối cùng về thăm Thái Nguyên năm 1964)… Khắc ghi những lời căn dặn đó, ông Sực luôn áp dụng những lời của Người trong cuộc sống cũng như nhắc nhở, làm tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo.

Trong căn nhà đã sinh sống hơn nửa đời người của ông Sực có rất nhiều kỷ vật, tặng thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước dành cho ông như: huân chương, huy chương và các loại huy hiệu, bằng khen các cấp, ngành. Đưa tay chỉ vào những tấm huân, huy chương sáng bóng cất kỹ trong tủ, ông Sực trầm ngâm: May mắn của tôi là được tham gia cách mạng sớm, theo Đảng và Bác Hồ, đi theo con đường đúng đắn trở thành người chiến sĩ cách mạng. Để ghi nhớ điều này, tôi đã tự làm 2 câu đối dán trước cửa nhà: “Ngàn năm ghi nhớ công ơn Đảng - Muôn thuở nào quên đức Bác Hồ”.

Đồng chí Nghiêm Xuân Hà, Bí thư Đảng ủy thị trấn Trại Cau cho biết: Không chỉ là người có công với cách mạng, ở địa phương ông Sực còn tích cực tham gia công tác xã hội. Ông từng đảm nhận công việc như: Chủ tịch Uỷ Ban MTTQ thị trấn, Bí thư Chi bộ tổ dân phố... Đặc biệt, dù tuổi cao, nhưng ông vẫn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động nhất là phát triển kinh tế. Ông Sực là người đầu tiên ở vùng này mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ vườn tạp, kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như thanh long, bưỡi, mít… kết hợp chăn nuôi gà, lợn, đào ao thả cá. Trong gia đình, ông luôn là tấm gương mẫu mực, nuôi dạy con cháu thành đạt, thảo hiền. Gia đình ông Sực cũng là điển hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

75 năm đã trôi qua, bản hùng ca Cách mạng tháng Tám 1945 vẫn còn vang mãi trong trái tim của những người con đất Việt. Còn trong ký ức của người đã sống, trực tiếp chiến đấu giành chính quyền như ông Sực, nó không hẳn là một chiến công, đó là sức mạnh của cả một dân tộc.

"Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ" - tự hào chặng đường 75 năm xây dựng đất nước

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, Bộ VH-TT&DL chủ trì, phối hợp ...

Giáo sư Lê Thi - người kéo cờ trong ngày Độc lập cách đây 75 năm qua đời Giáo sư Lê Thi - người kéo cờ trong ngày Độc lập cách đây 75 năm qua đời

Giáo sư Lê Thi vừa qua đời ở tuổi 95 vào sáng 28/8 do tuổi cao sức yếu.

Lợi ích của nhân dân là trên hết Lợi ích của nhân dân là trên hết

75 năm qua (19/8/1975 - 19/8/2019), lực lượng CAND luôn thể hiện bản chất cách mạng, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, sẵn ...

Theo Lưu Phượng/Báo Thái Nguyên
Nguồn:

Tin bài liên quan

Sức bật từ mùa thu Cách mạng

Sức bật từ mùa thu Cách mạng

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi to lớn, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tiếp nối hào khí năm xưa, dân tộc ta đang nỗ lực phấn đấu lập nên những chiến công trong giai đoạn cách mạng mới, đưa đất nước tiến những bước nhanh, vững chắc, biến khát vọng phát triển thành hiện thực, xây dựng nước Việt Nam hùng cường.
Hơn 300 tư liệu trưng bày tại chuyên đề "Việt Nam - Mùa thu năm 1945 và sự nghiệp đổi mới hôm nay"

Hơn 300 tư liệu trưng bày tại chuyên đề "Việt Nam - Mùa thu năm 1945 và sự nghiệp đổi mới hôm nay"

Hơn 300 tư liệu được trưng bày tại chuyên đề “Việt Nam - Mùa thu năm 1945 và sự nghiệp đổi mới hôm nay” tại địa chỉ 31 phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022) và Quốc khánh 2/9.
Kỷ niệm Ngày Quốc khánh để nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc

Kỷ niệm Ngày Quốc khánh để nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc

Kể từ 2/9/1945 đến nay, nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong dịp Quốc khánh 2/9, trong lòng mỗi người dân Việt Nam luôn dấy lên niềm kiêu hãnh, tự hào và mỗi dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh là lại thêm một dịp lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân ta được bồi đắp, nhân lên…

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

Đọc nhiều

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Hơn 1 triệu tỷ đồng tiền của các ngân hàng đang đổ vào thị trường bất động sản

Tính đến 28/02/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng, tăng gần 21.000 nghìn tỷ đồng so với ngày 31/12/2023.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của ...
7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ...
Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản

Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản

Chiều ngày 26/4/2024, tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã tổ chức lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài ...
Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Nghĩa tình quân dân trong ngày nắng hạn

Đến với huyện Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình của tỉnh Cà Mau những ngày cuối tháng 4/2024, nhiều kênh, rạch cạn khô, nhiều công trình giếng khoan cũng đã cạn kiệt, hoa màu héo khô, bà con thiếu cả nước ngọt để ăn, uống. Không khí cỗi cằn nơi đây đã trở nên xốn xang, thấm đẫm hơn khi đón nhận dòng nước mát được trao gửi từ những người lính Hải quân.
Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Vùng 5 Hải quân: Giới thiệu những tác phẩm mới về biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân

Tối 27/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), 15 tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân” do hội viên và cộng tác viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang sáng tác đã được giới thiệu đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng 5 Hải quân trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động