Bộ TT&TT ngăn chặn, gỡ bỏ nhiều thông tin xấu độc trên mạng xã hội
Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước Sáng 23/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022. Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo do Phó Thủ tướng trình bày. |
Thanh niên và việc phòng bị thông tin xấu, độc trên không gian mạng Mạng xã hội xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích mà mạng xã hội mang lại, nhưng đồng thời cũng phải thừa nhận một thực tế là chúng ta đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực khó kiểm soát từ dạng thức truyền thông mới này. |
Nội dung xấu độc trên mạng xã hội sẽ bị ngăn chặn, gỡ bỏ (Ảnh minh họa). |
Theo Bộ TT&TT, từ ngày 1/1 đến ngày 30/6, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 1.374 bài viết có nội dung thông tin xấu độc (đạt tỷ lệ 91%). Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 16 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em như: Hội những người vỡ nợ thích làm liều; Hội những người muốn tự tử...
Bên cạnh đó, Google cũng đã gỡ 5.363 video vi phạm trên Youtube (đạt tỷ lệ 95%). Đáng chú ý, vào tháng 3/2022, Youtube đã ngăn chặn 5 kênh Youtube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ Việt Nam với khoảng 1.500 video.
Cùng với Facebook, Google thì Tiktok cũng đã chặn, gỡ 182 video vi phạm (đạt tỷ lệ 90%). Ngoài ra, Tiktok đã tự chủ động rà quét, ngăn chặn 800 video có nội dung xấu độc trên nền tảng của mình.
Để ngăn chặn triệt để tình trạng này, Bộ TT&TT đã cho sử dụng hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát Không gian mạng quốc gia để giám sát, rà quét liên tục 24/7 trên không gian mạng, nhờ đó phát hiện và cảnh báo kịp thời cho 63 tỉnh/thành phố các tin giả, thông tin xấu độc liên quan đến từng địa phương để nhanh chóng xử lý.
Những trường hợp không xác định được nhân thân của tổ chức, cá nhân vi phạm thì Bộ TT&TT gửi yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như: Google, Youtube, Facebook, Tiktok... thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ.
Trong thời gian qua, Bộ TT&TT tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền để từng người dân nâng cao nhận thức, không còn lối suy nghĩ mạng xã hội là “vô danh nên vô trách nhiệm”; tăng cường lan tỏa thông tin chính thống, thông tin tích cực trên không gian mạng, các thông tin khuyến khích thế hệ trẻ giữ gìn văn hóa truyền thống, bảo tồn bản sắc dân tộc…
Bộ còn ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, để từng người sử dụng cho các hành xử phù hợp, không cung cấp, sử dụng các nội dung không lành mạnh nêu trên.
Hiện nay, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP nhằm bổ sung thêm các quy định để quản lý chặt chẽ hơn thông tin trên mạng xã hội.