Bình Liêu, Quảng Ninh: Dân giàu, đường biên vững mạnh
Thúc đẩy mô hình trồng hồi
Chỉ tay về phía quả đồi xanh ngắt, anh Tằng Dảu Tình, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Phai Làu khoe: "Chỗ quế này là của nhà mình cả đấy, tổng cộng là 6ha." Anh Tình cho biết, mỗi năm cả quế và hồi đem lại cho gia đình anh khoảng 350 – 400 triệu đồng.
Bản Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Hoành Mô, Quảng Ninh có 96 hộ dân, 100% bà con là người dân tộc thiểu số. Trong bản giờ có hơn 80% các hộ trồng quế, hồi như gia đình anh Tình, kinh tế của bản thay đổi trông thấy. Hiện tại trong bản chỉ còn duy nhất 1 hộ nghèo, 34 hộ cận nghèo còn lại là những gia đình kinh tế khá và giàu.
Theo anh Tình, trước đây, đời sống của bà con vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Cuộc sống chủ yếu dựa vào nương rẫy với những phương thức sản xuất còn nghèo nàn, lạc hậu. Cái nghèo cứ đeo đẳng, bám riết lấy bà con, các tệ nạn xã hội cũng từ đó mà nảy sinh như rượu chè, cờ bạc, bạo hành phụ nữ, trẻ em….
Từ khi có Bộ đội Biên phòng về bản tuyên truyền, vận động bà con thay đổi mô hình sản xuất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp tại địa phương thì cuộc sống của bà con thay đổi hẳn. Đặc biệt, cây hồi rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sinh thái của vùng núi rừng nơi đây. Hiện cây trồng này đang được bà con bản Phai Làu lựa chọn là cây lâm nghiệp trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế đồi rừng.
Bộ đội Biên phòng giúp bà con phơi hồi. |
Cũng theo anh Tình, trước đây, người dân chỉ biết nhổ cây con rồi mang về trồng chứ chưa biết ươm cây trong bầu. Tuy nhiên, sau này được các cán bộ hướng dẫn thì bà con đã học được cách trồng cây hồi sao cho sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây chết thấp. Cây hồi chính thức được đưa vào trồng trên diện rộng từ năm 1998 tới nay.
Từ ngày trồng hồi, bà con đã ý thức hơn trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Bởi rừng đã mang lại những nguồn thu nhập chính đáng, tạo công ăn việc làm cho địa phương.
Công tác quản lý rừng hiện nay cũng tốt hơn rất nhiều. Trước đây, bà con dân tộc Dao đi khai phá đất rừng để trồng lúa, ngô lấy cái ăn. Kể từ khi công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng biên được đưa vào các nhóm hộ và làm công tác tuyên truyền tốt thì bà con nhận thấy trồng hồi ở những khu vực được giao đất canh tác hiệu quả hơn, kinh tế gia đình cũng từ đó mà đi lên.
Để tăng cường mối quan hệ mật thiết quân – dân, kịp thời nắm bắt tình hình địa bàn, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô đã cử cán bộ, chiến sĩ phụ trách theo từng địa bản thôn, bản. Qua nắm bắt tình hình thực tế đời sống của bà con tại cơ sở, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã tận tình hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm….
Vườn cây kiểu mẫu mang lại niềm tin cho bà con biên giới Bình Liêu. |
“Vườn cây kiểu mẫu” là mô hình hiện đang được duy trì rất tốt tại thôn Nà Chòong, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh với nguồn kinh phí 200 triệu đồng. Mô hình này thật sự mang lại niềm tin và hi vọng tốt đẹp cho bà con nhân dân nơi đây, góp phần thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp bà con địa phương có công ăn việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo sinh kế lâu dài. Đồng thời, mô hình này sẽ được nhân rộng ra các địa phương khác.
Cách làm sáng tạo trong công tác dân vận
Trung tá Tẩy Văn Thái, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô thông tin thêm: Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đơn vị đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội gắn liền với đời sống của bà con dân bản.
Luôn luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ địa bàn và đảng viên Đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại thôn, bản. Việc này không chỉ là “cầu nối” đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mỗi người dân mà còn góp phần củng cố tăng cường mối quan hệ mật thiết quân dân thắm đượm nghĩa tình.
Bộ đội Biên phòng đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền vận động các gia đình tham gia tự quản bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. |
Ban chỉ huy Đồn Hoành Mô cũng đã phân công từng cán bộ phụ trách từng mô hình để hỗ trợ những gia đình khó khăn trên địa bàn biên giới. Điểm sáng trong công tác vận động quần chúng là phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trọng việc nâng cao nhận thức của người dân, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn biên giới.
Các “tiết học biên cương” cũng thường xuyên được tổ chức. |
Công tác vận động quần chúng được đặc biệt chú trọng. Lực lượng biên phòng thường xuyên tổ chức phong trảo toàn dân tham gia bảo vệ chủ nguyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Hiện tại, địa phương đang duy trì hoạt động 20 tổ/120 thành viên và 240 hộ gia đình tham gia tự quản bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, tự quản về an ninh trật tự địa bàn, củng cố hoạt động của đội vận động quần chúng. Các “tiết học biên cương” cũng đặc biệt được chú trọng trong các trường học trên địa bàn.
Thực hiện nghiêm Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Đây là một trong những nội dung của Chương trình Giao lưu sĩ quan trẻ Biên phòng Việt Nam - Lào lần thứ hai, năm 2023 dự kiến sẽ diễn ra từ 26/6 đến 30/6 tại tỉnh Hà Tĩnh. |
Người dẫn lối giúp bà con La Hủ xóa nghèo Sau nhiều năm cần mẫn, đến nay anh Pờ Lò Hừ ở xã biên giới Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) đã có trong tay tài sản hàng tỷ đồng, với đàn trâu bò hơn 100 con, hàng chục ha quế, sa nhân, thảo quả, sâm... |