Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị thu hồi
Tại cuộc họp triển khai các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) mới đây, ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Nghị quyết 04, đảm bảo mọi ngư dân đều hiểu rõ về hành vi vi phạm và mức xử phạt, đặc biệt là xử lý hình sự.
“Hiện nay mà vi phạm nữa là xử lý hình sự theo đúng tinh thần Nghị quyết 04”, ông Thanh nói.
Về quản lý đội tàu, đối với 23 tàu có chiều dài 15m trở lên chưa lắp thiết bị GSHT, ông Thanh yêu cầu tuyệt đối 100% phải lắp đặt thiết bị GSHT.
Đối với nhóm tàu '3 không', theo số liệu thống kê, Bình Định hiện còn 245 tàu chưa thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cấp đăng ký.
Hơn 200 tàu cá của tỉnh Bình Định thường xuyên hoạt động ở phía nam, hàng năm không về địa phương. Ảnh: Báo Chính phủ. |
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực thủy sản đối với 46 trường hợp, tổng số tiền phạt hơn 709 triệu đồng. Trong đó, xử phạt đối với hành vi mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển là 19 trường hợp với số tiền 470 triệu đồng.
Toàn tỉnh hiện có 5.952 tàu cá được đăng ký, trong đó có 3.736/4.082 tàu cá còn hạn đăng kiểm (92%) được cập nhật trên hệ thống Vnfishbase; 5.183/5.952 tàu có giấy phép khai thác thủy sản (87%). Số tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên đang hoạt động lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 100%.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản tiếp tục rà soát chặt chẽ nhóm tàu cá "3 không" (không đăng ký, đăng kiểm, không có giấy phép khai thác thủy sản), kiểm tra và hướng dẫn thực hiện đăng ký theo quy định.
Trường hợp chủ tàu không thực hiện đăng ký, chính quyền các cấp lập danh sách các chủ tàu, đưa tàu cá này vào danh sách tàu xả bản (tức là phá tàu lấy phế liệu) đối với chủ tàu không thực hiện đăng ký.
Đồng thời, chỉ đạo đối với nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài (khoảng 215 tàu cá có chiều dài từ 12 đến dưới 15 m) làm nghề câu mực, thường xuyên hoạt động ở phía nam, hàng năm không về địa phương, Chi cục Thủy sản phải làm việc với các chủ tàu cá để yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Trường hợp chủ tàu không đồng ý thì tạm thời thu hồi giấy phép khai thác thủy sản nhằm ngăn chặn khai thác IUU; đồng thời tạm dừng việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với nhóm tàu cá này, chỉ thực hiện cấp và cấp lại giấy phép khai thác thủy sản khi chủ tàu thực việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Cùng với đó, chính quyền các cấp liên quan yêu cầu chủ tàu cá cam kết đảm bảo thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động 24/24 giờ từ khi tàu rời cảng đến khi cập cảng để lực lượng chức năng theo dõi và quản lý.
Xử phạt mạnh tay với tàu cá mất tín hiệu giám sát hành trình Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 tàu cá vì mất tín hiệu giám sát hành trình. Để xử phạt tàu cá, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với BĐBP tỉnh tiến hành củng cố hồ sơ, mời chủ tàu lên làm việc để nghe trình bày về nguyên nhân, đồng thời, nhắc nhở về việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. |
Thanh Hóa có tỷ lệ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cao của cả nước Thanh Hóa là một trong những địa phương có tỷ lệ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cao của cả nước. Trong đó, riêng huyện Hậu Lộc có 264 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị thiết bị giám sát hành trình theo quy định. |