Trang chủ Chính trị - Xã hội
10:45 | 19/10/2022 GMT+7

Biến nước biển lạnh giá thành nhiệt lượng sưởi ấm

aa
Để chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch, thủ đô Helsinki của Phần Lan đang tìm cách khai thác nguồn tài nguyên dồi dào: nước biển sâu.
BĐBP tỉnh Đắk Lắk xây nhà “Mái ấm biên cương” và tạo hàng trăm sinh kế cho phụ nữ nghèo khu vực biên giới BĐBP tỉnh Đắk Lắk xây nhà “Mái ấm biên cương” và tạo hàng trăm sinh kế cho phụ nữ nghèo khu vực biên giới
Già làng Y Hơ Êban nặng lòng với âm thanh âm tre, nứa Già làng Y Hơ Êban nặng lòng với âm thanh âm tre, nứa
Chú thích ảnh
Ngay tại thủ đô Helsinki, một cơ sở đốt than sẽ được chuyển đổi thành nhà máy chiết xuất năng lượng từ nước biển (Ảnh: Helen Oy).

Thành phố Helsinki đang khai thác một nguồn năng lượng bất ngờ để sưởi ấm nhà cửa. Đó là dòng nước lạnh giá được chiết xuất từ dưới đáy sâu của biển Baltic.

Thành phố có gần 650.000 dân này đang tham gia vào cuộc đua tìm kiếm các nguồn năng lượng mới của châu Âu để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu bằng một hệ thống sưởi ấm mới, không chứa carbon.

Công ty điện lực thành phố Helen Oy sẽ hợp tác với nhà xây dựng Tây Ban Nha Acciona và công ty cơ sở hạ tầng địa phương YIT Oyj để xây dựng một đường hầm lấy nước từ đáy biển, nơi nó luôn ở nhiệt độ ổn định. Bằng cách xử lý nước thông qua các máy bơm nhiệt dưới lòng đất, hệ thống này có thể tạo ra đủ nhiệt lượng để đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ tại thủ đô của Phần Lan.

Hiện tại, hầu hết các ngôi nhà ở Helsinki đều được sưởi ấm thông qua hệ thống sưởi trung tâm sử dụng đá và khí đốt tự nhiên. Năm 2021, nhiên liệu hóa thạch chiếm hơn 75% sản lượng nhiệt của thành phố này. Dự án khai thác nước biển được coi là một bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng mục tiêu của Helsinki là đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2030. Các chuyên gia vốn cho rằng đây là một thách thức lớn đối với một thành phố có khí hậu lạnh với nhu cầu sưởi ấm lớn như Helsinki.

Chú thích ảnh
Hệ thống máy bơm nhiệt dưới đất là một nền tảng quan trọng trong hệ thống sưởi ấm mới của Helsinki. Ảnh: Helen Oy

Công ty Helen Oy sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo để cung cấp điện chạy các máy bơm nhiệt của hệ thống. Ngoài ra, họ còn khai thác nhiệt thải từ các trung tâm dữ liệu và sân trượt băng làm nguồn cung cấp hơi ấm bổ sung.

Với nguồn kinh phí 400 triệu euro, dự án trên đang trong giai đoạn phát triển và dự kiến cần hai năm để hoàn thiện thiết kế. Sau đó, phần cơ sở hạ tầng được hoàn thành trong 5 năm nữa để đưa nhà máy có công suất 500 megawatt này vào sử dụng.

Trong khi một số thành phố nhỏ hơn đã từng khai thác nhiệt lượng bằng cách kết hợp nước biển và máy bơm nhiệt, như Juneau, Alaska và Drammen, hệ thống của Helsinki sẽ trở thành cơ sở khai thác lớn nhất thế giới và được hình thành trong một giai đoạn quan trọng. Cuộc xung đột ở Ukraine cùng quyết định cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga của phương Tây đã khiến chi phí nhiên liệu hóa thạch ở châu Âu tăng mạnh, tạo tiền đề cho cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài của Liên minh châu Âu (EU).

Dù vậy, nguồn nước biển cung cấp năng lượng cho hệ thống sưởi ấm của Helsinki về cơ bản sẽ không giới hạn và miễn phí. Để xây dựng nó, công ty Acciona sẽ phải khoan một đường hầm dưới nước dài 17 km ở biển Baltic, nơi có nguồn nước ở nhiệt độ không đổi 2 độ C ngay cả trong những tháng lạnh hơn, khi mặt biển bị đóng băng.

Sau đó, nước biển sẽ được xử lý bằng các máy bơm nhiệt dưới lòng đất mà Helen có kế hoạch xây dựng tại một trong những nhà máy đốt than của họ. Cơ sở đốt than đó sẽ đóng cửa vào năm 2024.

Các bộ trao đổi nhiệt sẽ tách khoảng 1,5 độ C từ nhiệt độ của dòng nước biển, sau đó đưa chúng trở lại biển thông qua một đường hầm dài 9 km khác. Năng lượng thu được sau đó sẽ được tinh chế thông qua quy trình bơm nhiệt để đạt nhiệt độ từ 80 - 95 độ C, đủ nóng để phục vụ mạng lưới sưởi ấm của thành phố.

Vào mùa hè, các máy bơm nhiệt cũng có thể được sử dụng để thu năng lượng từ dòng nước biển lạnh giá để làm mát khu vực thành phố. Đại diện công ty Acciona cho biết nhà máy chuyển đổi trên có tiềm năng được mở rộng hơn nữa, đồng thời hứa hẹn toàn thành phố Helsinki sẽ được sưởi ấm bằng nước biển trong tương lai gần.

Đối thoại Biển lần thứ 9: Làm rõ giá trị của việc nghiên cứu khoa học biển trong Biển Đông Đối thoại Biển lần thứ 9: Làm rõ giá trị của việc nghiên cứu khoa học biển trong Biển Đông
Ngày 5/10/2022, Đối thoại Biển lần thứ 9 với chủ đề "Nghiên cứu Khoa học biển: Xây dựng lòng tin và tạo dựng môi trường bền vững" đã khai mạc tại Nha Trang. Mục đích của đối thoại lần này là làm rõ giá trị của việc nghiên cứu khoa học biển trong Biển Đông.
Bộ lịch bloc “Đất nước nhìn từ biển”: Cẩm nang du lịch biển Việt Nam Bộ lịch bloc “Đất nước nhìn từ biển”: Cẩm nang du lịch biển Việt Nam
Bộ lịch bloc 2023 “Đất nước nhìn từ biển” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt tại Hà Nội ngày 6/10. Toàn bộ 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo được hiện diện đẹp, trang trọng trên bộ lịch.
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kiều bào trẻ góp phần thiết thực nâng cao hoạt động hội đoàn tại châu Âu

Kiều bào trẻ góp phần thiết thực nâng cao hoạt động hội đoàn tại châu Âu

Bà Nguyễn Thị Diệu Linh, Chủ tịch Liên hiệp Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu cho biết như vậy khi đánh giá về vai trò của các kiều bào trẻ trong các công tác đoàn hội tại nước ngoài.
Việt Nam thu hút du khách châu Âu trong dịp hè

Việt Nam thu hút du khách châu Âu trong dịp hè

Nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda cho biết, Việt Nam đứng thứ ba trong danh sách những điểm đến châu Á thu hút du khách châu Âu nhất dựa trên lượt tìm kiếm chỗ ở.
Châu Âu thông qua hiệp ước quốc tế đầu tiên về AI

Châu Âu thông qua hiệp ước quốc tế đầu tiên về AI

Hội đồng châu Âu (EC) vừa thông qua hiệp ước quốc tế đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Các tin bài khác

Toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa

Toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa

Chiều 20/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 đến ngày 20/8/2024 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.
Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Bình và Yamanashi (Nhật Bản) ngày càng bền chặt

Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Bình và Yamanashi (Nhật Bản) ngày càng bền chặt

Đây là mong muốn mà Thống đốc tỉnh Yamanashi (Nhật Bản) Nagasaki Kotaro đưa ra tại buổi tiếp đoàn công tác tỉnh Quảng Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng làm trưởng đoàn nhân chuyến sang thăm và làm việc với tỉnh Yamanashi vào sáng ngày 20/8.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thành công mọi phương diện

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thành công mọi phương diện

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh giao lưu nhân dân, vun đắp tình hữu nghị truyền thống

Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh giao lưu nhân dân, vun đắp tình hữu nghị truyền thống

Ngày 19/8, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh.

Đọc nhiều

Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia giao lưu hữu nghị tại TP Hồ Chí Minh

Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia giao lưu hữu nghị tại TP Hồ Chí Minh

Chiều 20/8 và sáng 21/8 tại thành phố Hồ Chí Minh, đoàn Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia đã tham gia giao hữu bóng chuyền, bóng đá với cán bộ, chiến sĩ Tàu 17, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân.
Thị trường điện liệu có ra đời từ Luật Điện lực sửa đổi?

Thị trường điện liệu có ra đời từ Luật Điện lực sửa đổi?

Hôm qua 19/8/2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 36 thảo luận về Luật Điện lực sửa đổi. Ở dự thảo lần này có rất nhiều nội dung đáng quan tâm, tuy nhiên, với cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh điện năng thì điều quan trọng hơn cả là Luật có tạo dựng được 1 thị trường điện theo đúng nghĩa thị trường hay không?
Tour du lịch nước ngoài kín khách dịp lễ Quốc khánh 2/9

Tour du lịch nước ngoài kín khách dịp lễ Quốc khánh 2/9

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày (từ 31/8 đến 3/9). Khoảng thời gian nghỉ dài này khiến nhu cầu đi lại tăng cao. Khảo sát từ các công ty du lịch cho thấy, lượng đặt tour nước ngoài cao vượt trội so với du lịch nội địa, nhiều tuyến tour gần như kín chỗ.
USAID sẽ nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật ở Quảng Trị

USAID sẽ nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật ở Quảng Trị

Đây là khẳng định của Giám đốc USAID tại Việt Nam Aler Grubbs nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cùng Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) tại tỉnh Quảng Trị vào ngày 19/8.
Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia giao lưu hữu nghị tại TP Hồ Chí Minh

Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia giao lưu hữu nghị tại TP Hồ Chí Minh

Chiều 20/8 và sáng 21/8 tại thành phố Hồ Chí Minh, đoàn Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia đã tham gia giao hữu bóng chuyền, bóng đá với cán bộ, chiến sĩ Tàu 17, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân.
Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Ngày 19/8, Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia đã cập Cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.
Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Sự ủng hộ của quốc tế góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần chủ động hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phe Đồng minh và các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít đã trở thành một mẫu mực về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường kết hợp với tranh thủ sức mạnh quốc tế.
inforgraphic nhung dieu can biet ve tro cap huu tri xa hoi
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động