Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
06:30 | 21/07/2020 GMT+7

Biên giới Việt Nam – Campuchia: Những vấn đề quản lý (bài 11)

aa
Mặc dù đã nỗ lực, tuy nhiên công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên hai nước thống nhất áp dụng quy chế giải pháp quá độ để quản lý biên giới một cách hiệu quả nhất.
Biên giới Việt Nam - Campuchia (bài 10) Biên giới Việt Nam - Campuchia (bài 10)

Biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là ...

Hùng vĩ cung đường biên giới Việt – Lào Hùng vĩ cung đường biên giới Việt – Lào

Cung đường biên giới Việt - Lào với đặc trưng của những con đường mòn, vực thẳm, sông sâu và núi đá chênh vênh sẽ ...

Hội Khmer-Việt Nam trao 200 suất quà cho cộng đồng Campuchia gốc Việt Hội Khmer-Việt Nam trao 200 suất quà cho cộng đồng Campuchia gốc Việt

Hội Khmer-Việt Nam cho biết trong hai ngày 14-15/4, khoảng 200 phần quà cứu trợ đã được dành tặng những đối tượng khó khăn nhất. Mỗi ...

Kết quả công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền

Tính đến tháng 9/2019 theo các văn kiện pháp lý Hiệp ước 1985 và Hiệp ước 2005 hoàn thành được khoảng 84% khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên thực địa, bao gồm:

- Đã xác định vị trí và xây dựng trên thực địa tổng số 315/371 cột mốc chính (trong đó có: cột mốc ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, cột mốc có số hiệu cuối cùng 314 trên đường biên giới đất liền, các cột mốc đại có gắn quốc huy ở 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế, các cột mốc ở hầu hết các cửa khẩu chính, ở nơi có đường giao thông lớn qua lại biên giới...); xây dựng được 1511/1512 cột mốc phụ, 221/221 cọc dấu bổ sung.

- Đã phân giới trên thực địa và mô tả bằng lời văn trong các Biên bản mô tả hướng đi của đường biên giới khoảng hơn 1.000km đường biên giới; quy thuộc được 111 cồn bãi trên sông suối biên giới (Việt Nam: 43 cồn bãi, Campuchia: 68 cồn bãi).

1118 chot bia 5 10 157028275980253046528

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen trao đổi văn bản "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Vương quốc Campuchia" ký kết ngày 5/10/2019 Ảnh: Ngô Nhung

- Thực hiện thỏa thuận ghi nhớ (MOU) năm 2011 và áp dụng mô hình MOU, hai bên đã: (i) Cắm cột mốc số 314 là cột mốc có số hiệu cuối cùng của đường biên giới đất liền giữa hai nước trên bờ vịnh Thái Lan, tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang và Kămpốt (năm 2012); cuối năm 2015 đã cắm cột mốc số 30 (tại cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Gia Lai - ÔYađav, Rattanakiri) và cột mốc số 275 (tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, An Giang - Phnomđơn, Tàkeo); (ii) Hoàn thành việc hoán đổi các vùng đất theo mô hình MOU và áp dụng mô hình MOU ký ngày 23/4/2011 do nhân dân biên giới hai bên quản lý vượt quá (đường biên giới pháp lý sang nhau) tại 6 cặp tỉnh gồm: Tây Ninh - Tboung Khmum; Tây Ninh - Svayrieng; Đồng Tháp - Preyveng; An Giang - Tàkeo; Kiên Giang - Tàkeo; Kiên Giang - Kămpốt.

Dùng giải pháp quá độ để quản lý biên giới đất liền

Theo thông lệ, nếu công tác phân giới cắm mốc giữa các quốc gia có chung đường biên giới chưa được hoàn tất thì vấn đề quản lý biên giới trên toàn tuyến vẫn chưa đủ điều kiện để triển khai. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế và để có thể vượt qua những trở ngại do còn có nhận thức khác nhau ở một số khu vực khiến cho quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa các bên liên quan gặp nhiều trở ngại, thậm chí bị bế tắc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý biên giới tại thực địa, các bên có thể thỏa thuận áp dụng một “giải pháp quá độ” có giá trị pháp lý và thực tế; tạo môi trường thuận lợi cho các bên vừa tiếp tục hoàn tất quá trình phân giới cắm môc,vừa có thể tiến hành quản lý biên giới vì lợi ích chung của các bên liên quan.

Giữa Việt Nam và Campuchia cũng đang triển khai thỏa thuận áp dụng “giải pháp quá độ” đó.

Căn cứ vào thực tiễn quốc tế có liên quan đến vấn đề quản lý biên giới trong hoàn cảnh nói trên; xuất phát từ nhu cầu củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, đặc biệt giữa hai nước trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay và đáp ứng nguyên vọng chung của nhân dân hai nước.

1119 viet nam campuchia tuan tra chung bien gioi va dien tap chong toi pham ma tuy

Các đại biểu dự lễ chào cột mốc chủ quyền nằm trong chuỗi giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam – Campuchia năm 2019

Xuất phát từ thiện chí và thành ý của phía Việt Nam, trên tinh thần thật sự cầu thị và để tạo môi trường chính trị thuận lợi cho quá trình phân giới cắm mốc biển giới tại thực địa đang ở giai đoạn cuối cùng,Việt Nam và Campuchia tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán cấp chính phủ để tiếp tục trao đổi theo đúng tinh thần của Hiệp ước bổ sung 2005. Trong khi chưa thống nhất được hướng đi của đường biên giới ở một số khu cực do còn có nhận thức khác nhau, hai bên sẽ cùng nhau tiến hành các công việc sau:

- Đối với khu vực có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biện giới theo sông suối tàu thuyền không đi lại được thì áp dụng nguyên tắc đường biên giới sẽ là trung tuyến của dòng chảy chính (dòng sâu nhất, rộng nhất được xác định khi mực nước xuống thấp nhất); đối với sông suối tàu thuyền đi lại được, là trung tuyến của luồng tàu chạy chính (luồng tàu chạy chính được xác định khi mực nước xuống thấp nhất).

- Trong khi đàm phán để xác định hướng đi của đường biên giới theo nguyên tắc đã thỏa thuân, cần giữ nguyên hiện trạng quản lý trên thực tế và không được tiến hành tuyên truyền một chiều, kích động dư luận làm ảnh hưởng đến công việc phân giới cắm mốc đang ở giai đoạn cuối. Trước hết cần hợp tác để thỏa thuận áp dụng một giải pháp tạm thời có tính thực tiễn, không để các thế lực chính trị đối lập lợi dụng gây bạo loạn, cản trở quan hệ giữa hai nước, phá hoại những thành quả của quá trình giải quyết vấn đề biên giới đã đạt được cho đến nay.

Trong khi công tác phận giới cắm mốc chưa hoàn thiện trên toàn tuyến, công tác quản lý trong thực tế sẽ phải dựa vào các căn cứ sau đây:

Thứ nhất: Dựa vào các Thỏa thuận đã đạt được, làm căn cứ pháp lý để triển khai công tác quản lý biên giới VN-CPC:

- Hiệp định về quy chế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ngày 20 tháng 7 năm 1983.

-Thông cáo báo chí ngày 17 tháng 01 năm 1995; đặc biệt là nội dung nêu tại Điểm 8.

-Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia (Hiệp ước bổ sung năm 2019) và Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia (Nghị định thư 2019).

Thư hai: Vận dụng kết quả phân giới cắm mốc cho đến thời điểm hiện nay, kết hợp với những nguyên tắc đã thỏa thuận để quản lý biên giới một cách thích hợp và hiệu quả nhất:

a. Đường biên giới đã phân giới cắm mốc trùng với đường biên giới quản lý thực tế: Quản lý theo biên giới và mốc giới mới.

b. Đường biên giới phân giới cắm mốc không trùng với đường biên giới quản lý thực tế: Quản lý theo đường biên giới và mốc quốc giới mới.

c. Chưa phân giới cắm mốc: Quản lý theo thực tế; nếu chỗ nào vẫn còn nhận thức khác nhau thì cần bàn bạc thống nhất với Campuchia và phải theo chỉ đạo của Trung ương, không để các thế lực đối địch lợi dụng kích động chia rẻ, phá hoại thành quả đã đạt được.

Cần lưu ý: Trong thực tế việc phân giới cắm mốc chưa hoàn tất, những vấn đề đo đạc tính toán chuyển đường biên giới mô tả trong Hiệp ước hoạch định ra thực địa không tranh khỏi những sai số. Có những khu vực do có nhiều yếu tố tự nhiên và dân cư… nên đã tạo ta những sai số lớn, thậm chí hai bên cần phải ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định đã ký và có hiệu lực vì những sai số đó, thậm chí không chỉ một lần bổ sung. Đó cũng là chuyện thường xảy ra trong thực tiễn quốc tế. Vì vậy, khi xử lý những tranh chấp do cách giải thích và áp dụng các quy định nói trên, hai bên phải trên tinh thần cầu thị, hợp tác để cùng nhau đi khảo sát tại thực địa để tìm ra giải pháp thực tế nhất đối với một số khu vực phức tạp mà cách giải thích vận dụng còn khác nhau.

Trong tình hình hiện nay, phát huy những thành quả đã đạt được trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước, Việt Nam và Campuchia cần tiếp tục trao đổi, đàm phán giải quyết các bất đồng trên tinh thần thiện chí, hữu nghị, láng giềng truyền thống và, đặc biệt là phải tuân thủ một cách nghiêm túc các Hiệp ước, Hiệp định đã ký kết theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế và của mỗi nước, với tư cách là những chủ thể bình đẳng, độc lập trong quan hệ quốc tế. ./.

TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tặng quà, hỗ trợ người dân Campuchia tại các tỉnh biên giới

Tặng quà, hỗ trợ người dân Campuchia tại các tỉnh biên giới

Tuần qua, tại các tỉnh biên giới Tây Ninh và Long An, nhiều hoạt động tặng quà và hỗ trợ thiết thực cho người dân Campuchia đã được tổ chức nhằm góp phần gắn kết tình cảm nhân dân hai nước.
Đồn biên phòng Hà Tĩnh - Khăm Muồn kết nghĩa để bảo vệ biên giới

Đồn biên phòng Hà Tĩnh - Khăm Muồn kết nghĩa để bảo vệ biên giới

Ngày 30/5, tại Hà Tĩnh, các đồn biên phòng tuyến núi thuộc Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh tổ chức ký kết nghĩa với các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào.
Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 31/3, tại cửa khẩu quốc tế Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) đã diễn ra hoạt động đạp xe đạp hữu nghị với chủ đề "Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành" năm 2025.

Các tin bài khác

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Tổng thư ký Liên hợp quốc vừa chính thức thông báo về việc Việt Nam đã hoàn tất thủ tục lưu chiểu hải đồ và danh sách tọa độ địa lý liên quan đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại vịnh Bắc Bộ.
37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Vào ngày này cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 11/3, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" kết hợp tuyên truyền biển, đảo tại Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Với những hoạt động đa dạng, giàu tính tương tác, phương pháp Tăng cường kỹ năng đọc viết cho trẻ em tiểu học (LB) và Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với Đọc viết và Toán (RTL) giúp giờ học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Nhờ đó, trẻ em ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội tiếp cận tri thức, làm chủ tương lai.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Phiên bản di động