Biển Đông: Indonesia nhấn mạnh cách tiếp cận mới để sớm có COC, chuyên gia nhận định Mỹ "không thể rời mắt" khỏi khu vực
ASEAN đánh giá tổng thể về hợp tác biển và an ninh biển trong khu vực Trong hai ngày 6 – 7/12/2022, Diễn đàn biển ASEAN (AMF) lần thứ 12 và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ 10 đã diễn ra tại Manila dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Philippines. Đoàn Việt Nam tham dự các Diễn đàn do Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN dẫn đầu. |
Việt Nam và Indonesia có thể hợp tác để trở thành các đầu tàu kinh tế trong khu vực Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước từ ngày 21 - 23/12 tới Indonesia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã có cuộc trao đổi với ông Budiarsa Sastrawinata, Chủ tịch Hội Hữu nghị Indonesia - Việt Nam (IVFA), người cũng được biết đến nhiều với tư cách là Giám đốc điều hành Tập đoàn Ciputra. |
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi lạc quan về việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) (Nguồn: Humas Setneg). |
Triển vọng khả thi về COC
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ngày 4/2 cho biết nước này đang lên kế hoạch tăng cường đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc để hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phát biểu tại Jakarta khi kết thúc Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho hay: “Triển vọng của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là trọng tâm của cuộc thảo luận lần này. Chúng tôi cũng đã thảo luận về COC, cam kết của các thành viên để khép lại đàm phán COC càng sớm càng tốt”.
Ngoại trưởng Indonesia cho biết Indonesia đang chuẩn bị tổ chức vòng đàm phán về COC trong năm nay, vòng đầu tiên dự kiến diễn ra vào tháng 3 tới.
Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán đối với gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên bản đồ phi pháp “Đường 9 đoạn”, vốn bị Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye ra phán quyết là không có cơ sở pháp lý năm 2016.
Đầu tuần này, Philippines đã cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự của nước này, một phần là để ứng phó với các thách thức ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Mặc dù không phải là bên có yêu sách chính thức tại Biển Đông, song Indonesia cũng đã phải đối mặt với sự phản kháng từ Trung Quốc về hoạt động thăm dò trữ lượng dầu khí ở Biển Bắc Natuna.
Tháng trước, Indonesia đã điều một tàu chiến đến khu vực này để theo dõi một tàu tuần duyên Trung Quốc. Sidharto R. Suryodipuro, Giám đốc hợp tác ASEAN tại Bộ Ngoại giao Indonesia, cho biết bên lề Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua: “Các cách tiếp cận mới sẽ được tất cả các nước thành viên ASEAN và các đối tác Trung Quốc khai thác để đạt được tiến bộ về COC. Điều quan trọng là tất cả đều nhất trí rằng đây phải là một triển vọng khả thi và phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Các lực lượng hải quân của Mỹ, Canada, Nhật Bản và Australia cùng tham gia một cuộc tập trận chung ở Biển Đông (Nguồn: PhiStar). |
Cam kết mạnh mẽ của Washington
Theo Channel News Asia, Washington vừa điều tàu sân bay USS Nimitz, một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới, đi qua Biển Đông như một phần của hoạt động triển khai thường xuyên nhằm thể hiện cam kết của nước này đối với châu Á-Thái Bình Dương.
Cam kết của Mỹ ở khu vực được thực hiện bất chấp việc Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chi hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine - như một phần trong nỗ lực của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo Ridzwan Rahmat, nhà phân tích quốc phòng tại Tạp chí Janes, có lí do chính đáng để chính quyền Tổng thống Biden không rút lui ở khu vực này. “Họ tuyệt đối không thể rời mắt khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì khu vực này có tốc độ quân sự hóa nhanh nhất thế giới, bất chấp những gì đang diễn ra ở Ukraine. Các quốc gia ở khu vực này của thế giới đang hiện đại hóa quân đội của họ, mở rộng ngân sách quân sự với tốc độ nhanh nhất từng thấy”, ông nói.
Các chỉ huy trên tàu USS Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân cho biết nhiệm vụ của họ là duy trì hòa bình và ổn định và giảm thiểu xung đột tiềm ẩn trên biển, thực hiện các sứ mệnh nhân đạo, và nhiệm vụ này có thể kéo dài đến 8 tháng.
Tác dụng răn đe?
Ông Ridzwan lưu ý rằng ngay khi tàu chiến Mỹ xuất hiện, các tàu Trung Quốc có xu hướng “biến mất”. Điều này cho thấy sự hiện diện của quân đội Mỹ có tác dụng răn đe nào đó đối với hành vi của Trung Quốc trong khu vực.
Cơ quan quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đang “tìm cách làm suy yếu các liên minh và quan hệ đối tác an ninh của Mỹ” ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và nước này đang có động thái tập hợp các đồng minh trong khu vực.
Lực lượng hải quân của các nước khác cũng đã bắt đầu đi qua Biển Đông trong 5 năm qua, bao gồm cả lực lượng hải quân của Pháp, Anh và Australia.
Ông Ridzwan bình luận: “Mỗi quốc gia này triển khai các tàu chiến mới nhất của họ đến khu vực cho thấy rằng họ có lợi ích đối với an ninh của khu vực khi xét đến khối lượng thương mại đi qua Biển Đông”.
Tuy nhiên, ông Ridzwan cũng cảnh báo, sự hiện diện của các tàu chiến bên cạnh việc có thể tạo ra sự ổn định và an ninh, thì cũng có nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm, đặc biệt là khi không có một bộ quy tắc ứng xử thống nhất.
Các nhà quan sát cho rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai sẽ còn chứng kiến sự hiện diện của nhiều tàu quân sự từ khắp nơi trên thế giới - những nước đang cố gắng chứng giá trị của mình trong việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
Việt Nam đề cao khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân Thay mặt ASEAN, Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh khóa họp năm nay diễn ra trong bối cảnh môi trường an ninh quốc tế nhiều thách thức. Bày tỏ quan ngại về hậu quả thảm khốc của vũ khí hạt nhân, Đại sứ tái khẳng định ASEAN ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm hướng tới thế giới phi vũ khí hạt nhân. |
Ký kết kế hoạch hiệp đồng bảo vệ khu vực tiếp giáp, vùng biển Chiều 17/10, Hải đoàn 18 BĐBP đã tổ chức ký kết Kế hoạch hiệp đồng bảo vệ khu vực tiếp giáp, vùng biển với Hải đoàn 28 BĐBP và Hải đoàn 48 BĐBP tại thành phố Vũng Tàu. |