Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
06:00 | 24/06/2019 GMT+7

“Biển đói” do ai? (bài 2)

aa
“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” - đây là câu nói dân gian, nhưng đúng với tình trạng khan hiếm nguồn lợi thủy sản của biển hiện nay. Hàng chục năm qua, có nhiều loại hình khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, từ bờ đến vùng khơi. Đến bây giờ, “biển đói” là một lẽ tất yếu, do chính chúng ta gây ra.
Đáng ngại: Săn bắt vô tội vạ, "sâm đại dương" ngày càng khan hiếm Nỗi nhọc nhằn, gian truân của những con người “bám biển” “Hãy cứu biển”: Những bức ảnh toàn rác ở biển Việt Nam khiến người xem sững sờ

Bài 2: “Ma trận” nghề hủy diệt nguồn lợi

“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” - đây là câu nói dân gian, nhưng đúng với tình trạng khan hiếm nguồn lợi thủy sản của biển hiện nay. Hàng chục năm qua, có nhiều loại hình khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, từ bờ đến vùng khơi. Đến bây giờ, “biển đói” là một lẽ tất yếu, do chính chúng ta gây ra.

Một thời, chính quyền một số địa phương ven biển đã lấy “thành tích” phá rừng ngập mặn, đào ao nuôi tôm, nuôi cá, nuôi cua... giống như một phong trào mạnh của xã, huyện, tỉnh. Đến bây giờ, bờ biển bị xâm thực nghiêm trọng, “ngôi nhà” của các nguồn lợi thủy sản ven bờ bị cạn kiệt, các ao nuôi tôm để không, thì họ mới giật mình và suy nghĩ lại đã “sai lầm”. Quá trễ rồi.

bien doi do ai bai 2
Thuyền giã nhũi kết hợp xung điện có ở khắp các tỉnh, thành phố ven biển, chuyên hoạt động tại đầm, vịnh, eo biển với mức nước từ 1-5m. Trong ảnh: Giã nhũi ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa (Ảnh: Hải Luận).

“Đốt nhà” của cá, tôm

Đi từ Trà Cổ, tỉnh Quảng Ninh dọc ven biển đến Xà Xía, Kiên Giang, gần như họ đã hoàn thành “nhiệm vụ” phá rừng ngập mặn. Có còn chăng chỉ một vài khu ở vị trí nhạy cảm hoặc thuộc vùng sinh quyển, vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ bờ biển, là nơi sinh sản, phát triển của nhiều loài thủy sản, sau đó cung cấp cho vùng biển khơi. Phía dưới nước, người ta cũng phá các rạn san hô, một số lấy san hồ cành bán làm cảnh, số khác đào rạn san hô vào đắp thành đìa nuôi trồng thủy sản. Chỗ nào nước sâu có cá nhiều, gặp những tay có máu mặt, dùng thuốc nổ hủy diệt.

Một tình trạng khác đang xảy ra hằng ngày ở các tỉnh Nam Trung Bộ, đó là khai thác rong mơ. Bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8, dọc bờ biển, người ta lấy rong mơ về phơi nhiều như phơi rơm. Ông Lại Văn Nguyên, ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, thật thà chia sẻ: "Ra biển, người đi khai thác rong mơ rất đông, chỉ cần nhú lên vài tấc là lặn xuống nhổ sạch, phơi 1 - 2 nắng bán với giá 9.000 - 14.000 đồng/kg".

- Vì sao không để rong mọc lên vài mét rồi khai thác cho có lợi biển cả và tăng thêm thu nhập? - Tôi cắt ngang.

- Mình không nhổ trước, nhóm người khác đến nhổ, tốt nhất là mình phát hiện ra chỗ nào có rong thì hãy "ăn" trước.

Rong mơ đa số mọc ở những vùng rạn ran hô hoặc bãi đá san hô và phát triển vào mùa Xuân, đồng thời là mùa của các loại sinh vật biển đến “ngôi nhà” của nó sinh sản. Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải dương học Nha Trang, đánh giá: “Rong biển giống như một cỗ máy lọc nước khổng lồ, là "ngôi nhà" cư ngụ, sinh sản và phát triển các loài thủy, hải sản. Nó là cái "kho" dự trữ và cung cấp nguồn giống lâu dài cho cả vùng biển khơi. Phá thảm rong chẳng khác nào đi “đốt nhà” của cá, tôm”.

Một sự thật hiển nhiên, ở tất cả những vịnh, đầm, eo biển tại các tỉnh, thành ven biển đều có nghề xiệc cá bằng xung điện (có nơi gọi giã nhúi, nhũi xúc) tồn tại và phát triển hàng chục năm nay, nhưng cơ quan chức năng ở các địa phương vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để loại bỏ nghề này. Xiệc cá gồm hai cái càng rất dài ở trước mũi, xòa ra hai bên, phía dưới có bộ lưới cực dày, kết hợp dây xích sắt vừa dẫn điện 220V từ trên thuyền xuống, vừa kéo rà dưới mặt đáy. Mỗi khi xiệc cá đi qua, dòng điện sẽ tận diệt tất cả mọi sinh vật biển, từ ấu trùng đến cá, tôm trưởng thành. Các vịnh, đầm có diện tích vừa phải, số lượng thuyền giã nhũi đêm nào cũng càn quét với tần suất cao thì chẳng có nguồn lợi thủy sản nào có thể tồn tại.

Tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, song hành cùng thuyền xiệc cá, ngư dân một số địa phương đang đua nhau phát triển thuyền giã sò. Chi phí sắm một bộ đồ nghề giã sò không nhiều lắm, nhưng tiền kiếm được trong một đêm có thể 2 – 3 triệu đồng, nên họ đua nhau sắm loại nghề hủy diệt này. Chỉ cần làm một cái lồng sắt dài khoảng 5m, phía dưới miệng lồng có hàng răng nhọn hướng ra ngoài, dài 30 - 40cm và hệ thống dây buộc vào đôi thuyền. Mỗi khi thuyền sò hoạt động, miệng đáy lồng sắt cắm sâu dưới đáy biển để cào những con sò đang nằm dưới bùn phải văng lên, chui vào lồng sắt. Một vùng biển nhỏ, chỉ cần có 10 - 30 chiếc thuyền giã sò cùng “oanh tạc”, thì đáy biển bị cào xới cỡ nào?

Bùng phát nghề “lưới mùng”

Nhích ra nước sâu hơn chút đỉnh là cả một “ma trận” tàu thuyền hành nghề giã cào, gần bờ thì giã cào một (một chiếc, xòe hai cái càng hai bên), cách bờ khoảng 50 - 100 hải lý là giã cào đôi (2 chiếc tàu đi song song kéo giàn lưới rộng cả trăm mét). Cả hai loại giã cào này đều có một nguyên lý hoạt động giống nhau, sắm bộ lưới rất dày, khi tàu kéo dưới, nước chảy, các ô lưới sẽ khít nhỏ hơn nữa. Phía dưới đáy được gắn những sợi dây xích sắt và những tấm sắt to (ngư dân gọi là dép) để kéo cả giàn dưới xuống sát đáy biển, quét sạch sinh vật tầng đáy. Khi giã cào hoạt động, những tấm sắt kéo lũi dưới bùn, tàn phá toàn bộ hệ sinh thái đáy biển. Những năm gần đây, ngư dân một số tỉnh còn chơi trội, sắm máy có công suất lớn, thậm chí gắn máy xe ô tô để chạy nhanh, nên có cái tên “giã cào bay”.

bien doi do ai bai 2
Nghề trũ bao sử dụng giàn “lưới mùng” rất rộng, vi phạm nghiêm trọng Luật Thủy sản, nhưng vẫn lén lút hoạt động ở các tỉnh Nam Trung Bộ (Ảnh: Hải Luận).

Tất cả các loại giã cào đều xếp vào hạng “bậc thầy” tàn phá môi trường và nguồn lợi thủy sản. Số lượng hải sản nhỏ li ti chiếm khoảng 50-70% tổng sản lượng đánh bắt được của tàu giã cào, vào bờ, họ bán rất rẻ theo giá “cá phân”. Loại tàu thuyền giã cào có khắp 28 tỉnh, thành phố ven biển, nhưng nhiều nhất vẫn ở các tỉnh Nam Trung Bộ xuống đến vùng biển Tây, tỉnh Kiên Giang.

Song hành với lưới giã cào “oanh tạc” tầng đáy, phía trên mặt có nghề trũ bao, họ dùng tàu lớn và cả giàn dưới cực kỳ dày, nên người dân đặt cho cái tên “lưới mùng”, được xếp đầu bảng về độ dày của mắt lưới. Hiện nay, có nhiều tàu gắn máy công suất gần 1.000 mã lực, chiều dài thân tàu trên 20m, bộ giàn “lưới mùng” dài 700-1.000m, sâu cả 100m.

Thuyền trưởng tàu “lưới mùng” Dương Văn Xuân, đảo Hòn Tre, Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tường thuật: “Loại nghề trũ vây có mắt lưới từ 4 - 5 ly, vùng đánh bắt chủ yếu ven bờ, ven đảo mới có nhiều cá nhỏ. Ban đêm dùng máy quét (dò cá) tìm đàn cá, khi thấy máy báo có cá, tàu vừa chạy, vừa thả cả giàn lưới xuống biển, bao vây vòng tròn, sau đó kéo lưới lên. Với bộ “lưới mùng” này thì bắt sạch, kể cả các loại cá con mới đẻ vài ngày cũng không thoát được”.

Loại nghề trũ vây “lưới mùng” được phát triển mạnh từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo quy luật “bất thành văn”, cứ tàu sau sẽ đóng lớn và sắm giàn lưới dài hơn tàu trước, tạo nên một cuộc đua ghê gớm.

“Nghề giã cào càn quét con “cá đất” (cá tầng đáy), loại trũ vây triệt khử con “cá nổi”. Các loài thủy sản mới sinh ra chưa kịp lớn đã bị xử sạch. Làm theo kiểu như vậy, mà biển không đói, không chết mới lạ. “Nhắm mắt” lại cũng biết mấy nghề này đều vi phạm Luật Thủy sản, thế mà nó vẫn tồn tại, vẫn phát triển hàng chục năm nay?” - Ông Nguyễn Văn Tánh, làm nghề lưới cản (rê) ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bức xúc.

Xem thêm

bien doi do ai bai 2 Sự đớn đau của rùa biển và lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng đề nghị từng cơ quan, đơn vị có chương trình, kế hoạch thực hiện ngay các hoạt động cụ thể chống rác thải ...

bien doi do ai bai 2 Đón bình minh cùng ngư dân trên Đầm Chuồn ở Huế

Khi mặt trời ửng hồng cũng là lúc nhịp sống Đầm Chuồn trở nên sinh động với tiếng khua mái chèo đập nước chở cá ...

bien doi do ai bai 2 Lợi nhuận nhiều từ nghề nuôi yến kèm theo những phiền toái

Nghề nuôi yến mang đến nhiều lợi nhuận cho những người dân của các vùng biển Việt Nam nhưng cũng đem lại không ít phiền ...

Theo Báo Biên Phòng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng

Xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10/2024 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo thẻ vàng trong năm 2024.
Xây dựng hình ảnh "Việt Nam – Điểm đến bền vững của thủy sản" tại Hoa Kỳ

Xây dựng hình ảnh "Việt Nam – Điểm đến bền vững của thủy sản" tại Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ Hội chợ Thủy sản Bắc Mỹ diễn ra từ 10-12/03/2024 tại Boston, Hoa Kỳ đã diễn ra “Toạ đàm với Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng tại Boston Seafood Expo 2024”. Toạ đàm do Hội doanh nhân người Việt tại Mỹ (VENUSA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.

Các tin bài khác

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024

Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024

Đây là kết quả được ghi nhận qua hoạt động kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân diễn ra ngày 20/11 của đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Ngày 19/11, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác của Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ Tổng Tham mưu do Đại tá Nguyễn Mạnh Túy, Phó Trưởng phòng Quản lý đăng kiểm Quân sự làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra chất lượng vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân chạy bộ vì Trường Sa xanh

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân chạy bộ vì Trường Sa xanh

Ngày 16/11, tại thành phố Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã cùng tổ chức Lễ phát động thử thách chạy bộ “Higreen – Vì Trường Sa xanh”. Mỗi quân nhân tham gia thử thách sẽ hoàn thành ít nhất 20km tương đương đóng góp vào quỹ trồng cây tại huyện đảo Trường Sa là 60.000 đồng.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động