Trang chủ Quốc tế
07:40 | 20/01/2023 GMT+7

Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024: Cử tri đang định hình “cuộc chơi” mới?

aa
Từ năm 1853 tới nay, người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng luôn là ứng cử viên đảng Dân chủ hoặc đảng Cộng hoà dù một số đảng khác cũng có ứng cử viên tham gia tranh cử. Nhưng có thể cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ xuất hiện một “cuộc chơi” hoàn toàn khác.
Bầu cử Tổng thống Brazil: Hai ứng cử viên dẫn đầu sẽ tiếp tục cạnh tranh tại vòng 2 Bầu cử Tổng thống Brazil: Hai ứng cử viên dẫn đầu sẽ tiếp tục cạnh tranh tại vòng 2
Tối 2/10 (theo giờ địa phương), kết quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc bầu cử Tổng thống Brazil cho thấy ứng cử viên của đảng Lao động (PT) giành được nhiều phiếu ủng hộ hơn so với đương kim Tổng thống Jair Bolsonaro, đại diện cho đảng Tự do cực hữu.
Vượt qua một trong những cuộc bầu cử cạnh tranh nhất của Liên hợp quốc, khoảnh khắc xúc động và tự hào! Vượt qua một trong những cuộc bầu cử cạnh tranh nhất của Liên hợp quốc, khoảnh khắc xúc động và tự hào!
Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ). Theo dõi tin từ Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (2014-2018) vô cùng vui mừng, xúc động và tự hào!

Câu chuyện của quá khứ

Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra 4 năm một lần, vào năm chẵn. Trong những năm đầu tiên mới thành lập nước, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ được ấn định cho từng bang riêng biệt, vì vậy, có nhiều ngày bầu cử nhưng chủ yếu đều tập trung vào tháng 11. Lý do là vì các đại cử tri phải gặp mặt ở các bang vào ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, mà cuộc gặp đó phải diễn ra trước ngày bầu cử 34 ngày, cho nên, ngày bầu cử phải được tổ chức trong tháng 11. Đến những năm 1840, Quốc hội Mỹ đưa ra quyết định bỏ phiếu thống nhất trong một ngày trên toàn nước Mỹ, đó là vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11. Bầu cử Tổng thống Mỹ gồm hai giai đoạn là bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử.

Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024: Cử tri đang định hình “cuộc chơi” mới?
Ông Trump từng cạnh tranh quyết liệt với ông Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Trong giai đoạn bầu cử sơ bộ, các ứng cử viên sẽ cạnh tranh trong nội bộ đảng để trở thành ứng cử viên duy nhất, đại diện cho đảng. Giai đoạn này thường diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6 trong năm bầu cử và ứng cử viên đại diện cho từng đảng sẽ được thông báo chính thức trong đại hội toàn quốc của đảng. Ứng cử viên giành chiến thắng sẽ chọn ứng cử viên Phó Tổng thống để cùng liên danh tranh cử với mình.

Trong giai đoạn tổng tuyển cử, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ sẽ tổ chức vận động tranh cử khắp cả nước để giành được sự ủng hộ của cử tri trong cuộc tổng tuyển cử. Bên cạnh đó, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ còn tham gia tranh luận trực tiếp để cử tri hiểu hơn về tính cách, quan điểm, năng lực và cách xử lý vấn đề quốc gia của mình. Cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng thống Mỹ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960 và từ năm 1976, hoạt động này được tổ chức vào mỗi mùa bầu cử. Tuy tên của các ứng viên đảng khác như đảng Tự do, đảng Xanh và đảng Độc lập hay ứng viên độc lập vẫn xuất hiện trên lá phiếu, nhưng các cuộc tranh luận trực tiếp thường chỉ bao gồm hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà.

Hiến pháp Mỹ quy định: Tổng thống và Phó Tổng thống phải là công dân Mỹ khi sinh ra, ít nhất 35 tuổi và thường trú tại Mỹ trong ít nhất 14 năm. Người đã làm Tổng thống hai nhiệm kỳ thì không được làm Phó Tổng thống. Nước Mỹ chưa bao giờ bỏ phiếu cho một tổng thống không theo đạo Thiên chúa hay một phụ nữ và chỉ có một tổng thống không phải người da trắng là ông Barack Obama.

Vào mỗi mùa bầu cử Mỹ, ngoài cương lĩnh tranh cử, các buổi tranh luận trực tiếp, việc gây dựng quỹ tranh cử đóng một vai trò rất quan trọng. Nguyên nhân là do chi phí cho một chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mỹ cực kỳ tốn kém, các ứng cử viên cùng với đảng của mình phải ra sức huy động và sử dụng số tiền khổng lồ lên tới hàng tỉ USD cho chiến dịch tranh cử. Theo Trung tâm Phản ứng chính trị Mỹ (CRP), tổng chi tiêu cho cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ đạt gần 14 tỷ USD, vượt xa số tiền đã được chi trong hai kỳ bầu cử trước cộng lại.

Mặc dù tổ chức tổng tuyển cử, nhưng Tổng thống Mỹ lại không do cử tri trực tiếp bầu ra, cho nên, phiếu phổ thông (lượng phiếu bầu từ cử tri mà mỗi ứng cử viên nhận được) sẽ không có tác dụng quyết định người chiến thắng. Tổng thống Mỹ được bầu gián tiếp qua các đại cử tri. Hiến pháp Mỹ quy định mỗi bang được phân bổ số phiếu đại cử tri bằng với tổng số ghế Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang đó trong Quốc hội. Mỗi bang ở Mỹ đều được phân bổ hai ghế Thượng nghị sĩ, nhưng số ghế Hạ nghị sỹ lại phục thuộc vào quy dân số. Cho nên, bang nào càng đông dân thì bang đó càng có nhiều phiếu đại cử tri. Hiện nay, ở Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, bằng tổng số Thượng nghị sĩ (100), Hạ nghị sĩ (435) và 3 đại cử tri thuộc Đặc khu Columbia (thủ đô Washington, D.C., không có đại diện nào trong Quốc hội).

Những người tán thành cho rằng chế độ đại cử tri đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quan hệ giữa các bang và bảo vệ được lợi ích của các bang nhỏ. Trong khi đó, những người phản đối khẳng định, đó là một phương cách bầu cử không coi trọng nguyện vọng của đa số, trái với quá trình vận động tranh cử, có thể gây ra khủng hoảng thể chế nghiêm trọng. Ở Mỹ từng xảy ra tình trạng, ứng cử viên đạt nhiều phiếu phổ thông hơn lại không thể làm tổng thống.

Năm 1888, ứng cử viên Benjamin Harrison đã trở thành Tổng thống Mỹ sau khi giành đa số phiếu đại cử tri nhưng lại nhận được số phiếu phổ thông ít hơn đối thủ là ứng cử viên Grover Clevelan. Câu chuyện tương tự đã lặp lại vào năm 2000 trong trường hợp của George Bush và Al Gore. Ông Bush đại diện cho đảng Cộng hoà chỉ đạt 50.459.211 phiếu phổ thông so với 51.003.894 phiếu phổ thông của ông Al Gore thuộc đảng Dân chủ, nhưng ông Bush vẫn đắc cử vì nhận được 271 phiếu đại cử tri, trong khi ông Al Gore chỉ được 266 phiếu (thua đúng 5 phiếu).

Tương lai xuất hiện bước ngoặt?

Trước tổng tuyển cử 2 năm, ở Mỹ diễn ra bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ. Đây được coi là một cuộc trưng cầu dân ý trong 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống đương nhiệm, trong đó thường đảng của tổng thống sẽ bị đánh bại. Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 8/11/2022, đảng Dân chủ nắm giữ 51 ghế Thượng viện, trong khi đảng Cộng hòa chỉ có 49 ghế. Đây được coi là thắng lợi của đảng Dân chủ, không chỉ tạo điều kiện cho các đề cử nhân sự nội các và đề cử thẩm phán của Tổng thống Joe Biden diễn ra suôn sẻ, mà còn giành được quyền kiểm soát đối với các cuộc điều tra tiềm tàng nhằm vào chính quyền ông Biden cũng như bác bỏ các dự luật đến từ Hạ viện (từ năm 2023 sẽ do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát).

Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024: Cử tri đang định hình “cuộc chơi” mới?
Các hình ảnh trong chiến dịch vận động tranh cử nước rút của đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump (cột ảnh trái) và ứng viên của đảng Dân chủ Joe Biden (cột ảnh phải). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ năm 2022 đã khép lại nhưng mở ra cuộc chạy đua mới giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa hướng tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Với việc ngăn chặn được “làn sóng đỏ”, kiểm soát Thượng viện, chính quyền của Tổng thống Biden trong 2 năm tới đang có lợi thế lớn. Nhưng theo tờ The Hill, các thành viên Đảng Dân chủ phải nhận ra rằng thành tích của họ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vừa qua không phải vì cử tri nhiệt tình chấp nhận chương trình nghị sự của đảng, mà là do họ từ chối cương lĩnh của đảng Cộng hòa. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng ngay cả các cử tri của đảng Dân chủ cũng không bỏ phiếu nhiều cho đảng của họ mà thay vào đó họ bỏ phiếu chống đảng Cộng hòa.

Về phía đảng Cộng hòa, họ nên coi kết quả đạt được trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tồi tệ trong lịch sử như một dấu hiệu cho thấy việc tiếp tục trung thành với cựu Tổng thống Donald Trump sẽ gây tổn hại không thể khắc phục đối với đảng. Ngày càng có nhiều thành viên đảng Cộng hòa cấp cao tìm cách tránh xa ảnh hưởng xấu của Donald Trump - bất chấp hôm 15/11/2022, từ dinh thự ở Mar-a-Lago, ông Trump đã thông báo ý định ra tranh cử tổng thống lần thứ ba với cam kết ‘làm cho nước Mỹ vĩ đại và vinh quang trở lại’. Họ, bao gồm cả cựu Phó Tổng thống Mike Pence, người từng là cấp dưới của ông Trump, “muốn có sự lãnh đạo mới”. Trao đổi với đài CNN ngày 16/11/2022, ông Pence hi vọng “sẽ có những lựa chọn tốt hơn người mà tôi từng cùng chạy đua”.

Đại cử tri có thể là những người cống hiến tận tụy cho đảng, các quan chức dân cử của bang, đôi khi là những người có quan hệ cá nhân hoặc chính trị với ứng cử viên tổng thống. Họ trở thành đại cử tri thông qua các quy trình khá phức tạp tùy thuộc vào mỗi bang. Ở nhiều bang, các ứng viên đại cử tri được chọn tại đại hội cấp hạt và cấp bang. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thường đề cử các nhóm đại cử tri riêng vào đầu mùa xuân hoặc muộn nhất vào tháng 10 trong năm bầu cử.

Với kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ, điều quan trọng nhất được rút ra là cử tri Mỹ đã quá mệt mỏi với chương trình nghị sự về các vấn đề trong nước do những nhân vật cực đoan ở cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thúc đẩy và muốn có giải pháp thực sự cho những vấn đề mà họ quan tâm nhất, bao gồm chi phí sinh hoạt, tội phạm và nhập cư. Vì thế, bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 có thể là một cuộc chơi hoàn toàn khác.

Kể từ năm 1853 tới nay, người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng luôn là ứng cử viên đảng Dân chủ hoặc đảng Cộng hoà dù một số đảng khác cũng có ứng cử viên tham gia tranh cử. Nhưng theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu chính trị Mỹ tại Đại học Havard và Tổ chức thăm dò ý kiến Harris (Havard/Harris Poll) mới đây, 58% cử tri cho biết họ sẵn sàng ủng hộ một ứng cử viên độc lập, ôn hòa nếu diễn ra cuộc "tái đấu" giữa Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2024.

Đồng Giám đốc phụ trách cuộc thăm dò của Havard/Harris Poll, ông Mack Penn cho rằng nếu phải chứng kiến một cuộc cạnh tranh giữa Trump và Biden vào năm 2024, các cử tri Mỹ sẽ quay sang ủng hộ một ứng cử viên độc lập ra tranh cử và giành chiến thắng. Đây có thể coi là một cơ hội chưa từng có đối với một ứng cử viên độc lập tiềm tàng. Nhiều năm qua, nhà bình luận Nancy Jacobson thường bác bỏ ý tưởng về một ứng cử viên thứ ba vì rất nhiều lý do. Nhưng theo bà, bối cảnh chính trị có thể sẽ rất khác vào năm 2024. Washington nên chuẩn bị cho một sự thay đổi lớn. Trong một thế giới mà hai đảng Dân chủ và Cộng hòa không thực sự có khả năng hoặc không quan tâm đến việc xây dựng và quản lý thông qua các liên minh rộng lớn, mọi khả năng đều có thể xảy ra. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 có thể chứng minh là một "cuộc chơi" hoàn toàn khác

Lộ danh sách 8 ứng viên Đảng Cộng hòa sẽ ra tranh cử Tổng thống Mỹ 2024 Lộ danh sách 8 ứng viên Đảng Cộng hòa sẽ ra tranh cử Tổng thống Mỹ 2024
Các ứng viên Tổng thống Mỹ 2024 của đảng Cộng hòa sẽ dự kiện phát biểu tại một sự kiện tại Texas vào ngày 7/5 tới đây.
Ông Trump sẽ ra tranh cử tổng thống năm 2024 Ông Trump sẽ ra tranh cử tổng thống năm 2024
Ngày 7-8, ông Sean Spicer - cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng và cố vấn của ông Donald Trump cho biết, cựu lãnh đạo Nhà Trắng sẽ tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2024.
Thành Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Phát sóng “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III tại Peru và Brazil

Phát sóng “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III tại Peru và Brazil

Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước tới Peru và Brazil của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, phim chuyên đề “Những điển tích mà Chủ tịch Tập Cận Bình yêu thích” mùa III do Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) sản xuất đã được phát sóng tại nhiều phương tiện truyền thông chính thống của Peru và Brazil.
Kênh đào Linh Cừ (Trung Quốc) - Hòn ngọc quý của kiến trúc thủy lợi cổ đại trên thế giới

Kênh đào Linh Cừ (Trung Quốc) - Hòn ngọc quý của kiến trúc thủy lợi cổ đại trên thế giới

Kênh Linh Cừ nằm ở huyện Hưng An, nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây được xem là một trong những "đứa con tinh thần" của Tần Thủy Hoàng và "Hòn ngọc quý của kiến trúc thủy lợi cổ đại trên thế giới".
Người đẹp Đan Mạch đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2024

Người đẹp Đan Mạch đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2024

Vượt qua gần 130 thí sinh, người đẹp Đan Mạch - Victoria Kjær Theilvig đăng quang Miss Universe 2024. Cô đã mang về vương miện Hoa hậu Hoàn vũ đầu tiên cho Đan Mạch trong lịch sử 73 năm của cuộc thi.
Mùa hồng đẹp như cổ tích tại huyện Cung Thành (Trung Quốc)

Mùa hồng đẹp như cổ tích tại huyện Cung Thành (Trung Quốc)

Cứ vào độ tháng 11 vụ hồng chín, huyện Cung Thành, TP Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc lại trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách khắp nơi. Cả huyện Cung Thành được bao phủ bởi những quả hồng vàng, rực rỡ như chuyện cổ tích.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động