Trang chủ Chính trị - Xã hội
19:46 | 17/09/2020 GMT+7

Báo nước ngoài ca ngợi những bước phát triển nhảy vọt của Việt Nam trong 75 năm

aa
Tờ Aseantoday.com ngày 16/9/2020 đã đăng bài viết ca ngợi những thành tựu và đóng góp của Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong 75 năm qua.
Học giả Nga đánh giá tích cực những bước tiến vượt bậc của Việt Nam Học giả Nga đánh giá tích cực những bước tiến vượt bậc của Việt Nam

Từ ngày 2/9/1945, thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) đến nay, ...

Nhìn lại những dấu son lịch sử trong 75 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhìn lại những dấu son lịch sử trong 75 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Với hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu, trưng bày chuyên đề "Việt Nam - Độc lập, tự cường" thể hiện rõ nét quyết ...

Theo nội dung bài báo, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, gồm Campuchia, Trung Quốc, Cuba, Lào, Malaysia, Myanmar, Nga, Singapore, Thái Lan… mới đây gửi điện và thư chúc mừng lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9). Họ ghi nhận Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh và sự tham gia tích cực của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.

2801 hanoi vietnam skyline 1000x562
Những thành tựu và đóng góp của Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong 75 năm qua được bạn bè quốc tế đánh giá cao. (Ảnh minh họa: Aseantoday)

Tại lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, 75 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, điều kiện sống của người dân ngày càng tốt hơn, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, quốc phòng-an ninh vững chắc, quan hệ đối ngoại được mở rộng và đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch toàn cầu COVID-19, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 2% trong nửa đầu năm nay, khi thặng dư thương mại ở mức 11 tỷ USD. Chính phủ Việt Nam quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế bền vững và chuyển sang nền kinh tế số, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Về đối ngoại, Việt Nam luôn chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực, chủ động hội nhập toàn cầu; là bạn, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và các bên cùng có lợi, xử lý những khác biệt bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.

Tại lễ kỷ niệm được tổ chức ngày 28/8 tại Hà Nội, ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn ngoại giao tại Việt Nam, đã đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Ông cũng ca ngợi những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau gần 35 năm “Đổi mới”.

Giáo sư Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia) cho biết, vào lúc bắt đầu áp dụng đường lối “Đổi mới” hồi cuối năm 1986, Việt Nam bị cắt giao thương và viện trợ quốc tế do can thiệp nhằm chống lại Khmer Đỏ ở Campuchia.

Tháng 5/1988, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Nghị quyết số 13 đề ra chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế bằng cách tạo môi trường an ninh thuận lợi. Việt Nam rút lực lượng quân sự cuối cùng khỏi Campuchia vào tháng 9/1989. Việt Nam cũng tham gia một hội nghị quốc tế lớn tại Paris nhằm giải quyết toàn diện cuộc xung đột Campuchia vào tháng 10/1991.

Sau Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia, Việt Nam đã có thể bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, đàm phán với Nhật Bản và Liên minh châu Âu để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của họ, và năm 1995, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.

Việt Nam nắm bắt cơ hội hòa giải vấn đề Campuchia để đưa quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN từ đối đầu sang chung sống hòa bình. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN với tư cách là thành viên thứ bảy và do đó đủ điều kiện để tham gia vào tất cả các thể chế liên quan đến ASEAN. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho Việt Nam mở cửa và hội nhập với khu vực và thế giới, giáo sư Thayer nhận xét.

nhung buoc phat trien nhay vot cua viet nam trong 75 nam
(Ảnh minh họa: Aseantoday)

Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ năm 2001, Việt Nam bắt đầu đàm phán quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc và các quốc gia quan trọng khác. Đến nay, Việt Nam có 16 quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm Úc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Thái Lan. Theo thời gian, một số quan hệ đối tác này đã được nâng cấp thành đối tác chiến lược toàn diện.

Ngoài ra, Việt Nam đã đàm phán 12 thỏa thuận về quan hệ đối tác toàn diện ở khu vực Latinh và Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Chile, Venezuela), châu Âu (Đan Mạch, Hungary, Ukraine), châu Phi (Nam Phi), Đông Nam Á (Brunei, Myanmar), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) và Châu Đại Dương (New Zealand).

Giai đoạn 2008-2009, Việt Nam lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, việc tham gia vào Hội đồng Bảo an đã dẫn đến quyết định của Việt Nam là đóng góp vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Trước tiên, cử một số quan sát viên quân sự, sau đó cử một bệnh viện dã chiến cấp II tới Nam Sudan. Việt Nam đã cam kết cử các chuyên gia xử lý bom mìn.

Nhìn chung, Việt Nam đã đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng trong quan hệ quốc tế ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu, đặc biệt là sau năm 1995. Hoa Kỳ đã công nhận điều này bằng cách đưa Việt Nam vào danh sách đối tác chiến lược tiềm năng trong tất cả các văn kiện chính sách an ninh và quốc phòng mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump thông qua. Các tài liệu chính sách này bao gồm Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, Chiến lược Quốc phòng của Hoa Kỳ và Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 2/2019 tại Hà Nội.

“Thành tựu lớn nhất của ngoại giao Việt Nam kể từ năm 1986 là xử lý xong vấn đề Campuchia và định hướng lại chính sách đối ngoại của mình sau khi chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, bằng cách đồng thời bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995”, giáo sư Thayer nhận định.

Gần đây, Việt Nam chủ động phát huy vai trò lãnh đạo ASEAN ứng phó đại dịch COVID-19. Việt Nam đã tổ chức họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN vào ngày 7/4 và hai hội nghị thượng đỉnh vào ngày 14/4 (Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh COVID-19 và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3). Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo sự đồng thuận về phản ứng của khu vực đối với COVID-19 và khởi động các cuộc thảo luận sơ bộ về phục hồi sau đại dịch.

Việt Nam ban đầu phải hoãn Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, sau đó tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 bằng hình thức trực tuyến vào ngày 23/6. Tại cả hai hội nghị cấp cao ASEAN, Việt Nam đã thu hút được sự ủng hộ và hợp tác từ các đối tác đối thoại.

Theo giáo sư Thayer, với tư cách Chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đưa ra hai sáng kiến đầy triển vọng. Sáng kiến đầu tiên là tổ chức thảo luận về việc tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Sáng kiến thứ hai là sắp xếp cuộc họp đầu tiên giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực.

Với vai trò lãnh đạo mới trong đại dịch COVID-19, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong địa chính trị khu vực và toàn cầu. Các chính sách của Việt Nam từ cấp ASEAN cho đến LHQ đang hỗ trợ các sáng kiến ​​đa phương và thúc đẩy kết nối toàn cầu để giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.

Bạn đọc tham khảo link gốc của bài viết Tại đây.

Những hình ảnh đẹp nhất trong lễ thượng cờ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Những hình ảnh đẹp nhất trong lễ thượng cờ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh

Chào mừng Quốc khánh, nghi lễ thượng cờ cấp quốc gia được tổ chức từ 6h ngày 1/9 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), ...

[Infographics] Những dấu mốc 75 năm xây dựng và phát triển đất nước [Infographics] Những dấu mốc 75 năm xây dựng và phát triển đất nước

75 năm kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn, bước ngoặt, vượt qua ...

BBT
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành Các mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành Các mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoàn thành đúng hạn Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.
Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Hàng trăm lãnh đạo, giảng viên và sinh các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã được gợi mở và đóng góp ý tưởng, mong muốn tìm hiểu, tham gia hoạt động đối ngoại trong hội nghị chuyên đề được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức ngày 24/4 tại Hà Nội.
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Cà Mau và doanh nghiệp Trung Quốc

Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Cà Mau và doanh nghiệp Trung Quốc

Ngày 24/4, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau.

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

Đọc nhiều

Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Sáng ngày 26/4/2024, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cấp cơ ...
7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ...
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Giron

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Giron

Ngày 25/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO), Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 63 năm ...
Hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Trưng bày chuyên đề lần này giới thiệu đến khách quan hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật qua bộ sưu tập: cân, đong, đo, đếm được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau ...
Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Bạn bè quốc tế tham gia cuộc thi cứu hộ biển tại Đà Nẵng

Ngày 27/4, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2024. Sự kiện thu hút 48 vận động viên đến từ 12 đội thi, trong đó có 5 đội thi quốc tế đến từ Úc, Myanmar, Phillipines, Malaysia tham gia.
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động