Báo Nga nhận định lạc quan về ngành xuất khẩu giày của Việt Nam
Ninja Van ghi nhận thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tăng trưởng Ninja Van Group, công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) đang hoạt động tại các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), vừa thông báo Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử và e-logistics. |
Chuyên gia Nga nhận định về vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế Ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia phân tích chính trị - thời sự quốc tế tại Nga tin tưởng ngay cả khi kết thúc nhiệm kỳ của mình tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam vẫn sẽ tích cực thể hiện vai trò có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. |
Ảnh chụp màn hình. |
Lefaso dự báo tăng trưởng xuất khẩu giày và túi xách trong năm nay trong khoảng 10% đến 15%, đạt 23-25 tỷ USD. Năm 2021, xuất khẩu giày dép và túi xách của Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 20,78 tỷ USD. Riêng xuất khẩu giày dép tăng 6,1% lên 17,77 tỷ USD.
Quốc gia châu Á đã được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do gần đây, như Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực sau khi 2018.
Theo Shoes Report cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất lớn nhất của các thương hiệu hàng đầu như Nike, Adidas, Reebok và Puma. Theo niên giám Thế giới Giày dép 2022, hơn 80% sản lượng sản xuất và xuất khẩu của ngành da giày là kết quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, mặc dù xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ và EU trong 7 tháng này tăng lần lượt là 24,0% và 17,5% so với năm ngoái, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại về tác động của lạm phát gia tăng đối với nhu cầu tiêu dùng. Tại các thị trường này, cũng như viễn cảnh suy thoái, Shoes Report lưu ý rằng nhu cầu ở châu Âu cũng bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá của đồng euro so với đô la Mỹ.