Báo động tình trạng mua bán người trên không gian mạng
Không gian mạng và nhân quyền trên không gian mạng được hiểu như thế nào? Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, liên tục của các dịch vụ mạng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp vừa mang tính quốc gia, vừa mang tính toàn cầu. Đặc biệt vấn đề bảo vệ con người trên không gian mạng đang được hầu hết các tổ chức, quốc gia quan tâm. Vậy không gian mạng là gì và nhân quyền trên không gian mạng được hiểu như thế nào? |
Những nhóm hành vi bị cấm trên không gian mạng theo luật an ninh mạng Có hiệu lực từ 1/1/2019, Luật An ninh mạng (số 24/2018/QH14) với 7 chương, 43 điều, quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, đáng chú ý Luật quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng. |
Sử dụng mạng xã hội để lừa gạt
Trong thông điệp về ngày Phòng chống mua bán người năm 2020 (ngày 30/7), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nêu rõ, đại dịch COVID-19 đã bộc lộ và làm trầm trọng thêm nhiều bất bình đẳng trên toàn cầu, tạo ra nhiều rào cản trên con đường đạt mục tiêu phát triển bền vững. Việc này cũng đã khiến hàng triệu người có nguy cơ bị mua bán vì mục đích mại dâm, lao động cưỡng bức, hôn nhân cưỡng ép và các tội phạm khác. Tỉ lệ phụ nữ và trẻ em chiếm hơn 70% số nạn nhân mua bán người được phát hiện và họ cũng là nhóm người bị ảnh hưởng tiêu cực nhất trong đại dịch.
Ở Việt Nam, từ năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng Công an, BĐBP đã điều tra, khám phá 236 vụ, bắt 308 đối tượng phạm tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi. VKSND các cấp truy tố 118 vụ, với 203 bị can. TAND các cấp đã giải quyết, xét xử 145 vụ, với 255 bị cáo phạm các tội về mua bán người. 100% nạn nhân tiếp nhận được hỗ trợ ban đầu, tư vấn tâm lý, khám sức khỏe, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Theo đánh giá của Bộ đội Biên Phòng, tình hình tội phạm mua bán người trên khu vực biên giới ngày càng diễn biến phức tạp, trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Các đối tượng hình thành đường dây, có tổ chức, xuyên quốc gia, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tính chất nghiêm trọng, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chúng triệt để lợi dụng công nghệ thông tin để lừa gạt nạn nhân, như: Thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, Wechat…
Thậm chí sử dụng tên giả, hình ảnh là cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an nhằm tạo lòng tin đối với nạn nhân; lập địa chỉ giả để dụ dỗ, giả vờ yêu đương, rủ đi chơi, mua sắm tại các chợ giáp biên giới để lừa bán ra nước ngoài hoặc thông qua các hình thức môi giới hôn nhân, giới thiệu lao động ở nước ngoài; cho, nhận con nuôi để lừa gạt, đưa nạn nhân xuất cảnh trái phép ra nước ngoài bán.
Ðáng chú ý, thời gian gần đây nổi lên hoạt động tìm phụ nữ có thai ngoài ý muốn, tổ chức xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc sinh, sau đó bán trẻ sơ sinh hoặc tổ chức các hoạt động mang thai hộ bất hợp pháp. Hoặc tuyển mộ người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hứa giới thiệu việc lương cao, sau đó bán cho các chủ tàu khai thác hải sản trên biển nhằm bóc lột sức lao động. Ðối tượng phạm tội đa dạng, ngoài những đối tượng có tiền án, tiền sự hoạt động chuyên nghiệp, một số người từng là nạn nhân hoặc lấy chồng nước ngoài khi trở về nước đã dụ dỗ, lừa bán người khác.
Một số đối tượng làm ăn buôn bán trên biên giới lợi dụng thông thuộc địa hình để lừa nạn nhân bán ra nước ngoài. Nạn nhân bị mua bán từ khắp các địa phương trong cả nước, bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi lao động sinh sống từ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khoảng 75% số nạn nhân bị bán sang Trung Quốc.
Hơn nữa, trên không gian mạng gần đây nổi lên phương thức thủ đoạn mới là các đối tượng thông qua các nhóm “Hội cho và nhận con nuôi”, “Hội hiếm muộn con” trên mạng xã hội Facebook để thu thập thông tin, tìm kiếm những người phụ nữ sinh con nhưng không có nhu cầu nuôi để gặp gỡ, thỏa thuận việc nhận con nuôi. Sau khi nhận được những đứa trẻ này, các đối tượng mang đi bán để hưởng lợi.
Đặc biệt, trong thời gian từ cuối năm 2018 đến nay, xuất hiện các đối tượng hoạt động phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (mua bán thận) tại các bệnh viện lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội như Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Bạch Mai... Chúng thường tập trung tại các bệnh viện lớn trên địa bàn, tiếp cận, làm quen với những người mắc bệnh thận, suy thận cần phải có thận để ghép thi tiến hành môi giới, giới thiệu, tổ chức sắp xếp thỏa thuận giá cả mua bản thận, đồng thời hỗ trợ, tổ chức đưa người bán và người mua thận đi xét nghiệm. Thậm chí các đối tượng còn lập lên Hội, nhóm mua bán thận, ghép thận trên các trang mạng xã hội Facebook , Zalo… để tập hợp những người có nhu cầu bán thận và tổ chức nuôi nhốt tại các khu nhà trọ, nhà thuê.
Những vụ án nổi cộm
Mới đây, ngày 11/9/2020, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 7 đối tượng về tội Mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi. Trong đó, đối tượng Sùng A Chớ (29 tuổi) trú tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là đối tượng cầm đầu. Thủ đoạn của Chớ và đồng bọn hết sức tinh vi, lợi dụng sự tin tưởng của người dân đối với lực lượng công an, bộ đội biên phòng, Chớ đã lên mạng internet tìm kiếm hình ảnh của lực lượng công an, biên phòng rồi để làm hình ảnh đại diện, từ đó chủ động tìm kiếm, làm quen với các cô gái nhẹ dạ, cả tin với mục đích dụ dỗ rồi lừa bán sang bên kia biên giới.
Bằng thủ đoạn này, từ năm 2018 đến nay, Chớ cùng đồng bọn gây ra 29 vụ, dụ dỗ, lừa gạt 41 bị hại, trong đó có các bị hại dưới 16 tuổi ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Bắc Kạn đưa sang Trung Quốc bán cho các đầu mối bên Trung Quốc với giá từ 12.000 - 20.000 NDT/người. Trong đó, Chớ được trích 3000 NDT/người.
Các đối tượng (trên xuống, trái qua): Sùng A Chớ, Thào Seo Hòa, Thào Seo Áo, Chang A Vương, Chang A Lử, Ly Seo Phần và Sùng A Tùng. Ảnh: Xuân Mai |
Tiếp đó, ngày 13/9, tại khu vực biên giới xã Ngọc Khê (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) cán bộ, chiến sĩ Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm chủ trì, phối hợp BÐBP tỉnh Cao Bằng tổ chức ngoại tuyến, mật phục, phát hiện, ngăn chặn ba xe gắn máy chở ba nạn nhân nữ (trong đó có hai phụ nữ đang mang thai) vào khu vực biên giới để xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, mục đích để những phụ nữ này sinh con tại Trung Quốc, sau đó bán trẻ sơ sinh. Mở rộng điều tra, lực lượng đánh án bắt giữ ba đối tượng trong đường dây, đưa những phụ nữ có thai từ các tỉnh Ðiện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa đến Cao Bằng, giao cho các đối tượng đưa dẫn, tổ chức xuất cảnh trái phép…
Vào đêm muộn, giữa tháng 8/2020, tại khu vực biên giới xã Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), các chiến sĩ Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm phối hợp BÐBP tỉnh Lạng Sơn mật phục, phát hiện xe ô-tô khả nghi do một phụ nữ trung tuổi điều khiển chở sáu phụ nữ vào khu vực biên giới, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Sau khi đề nghị được kiểm tra giấy tờ, người phụ nữ khai tên là Nông Thúy Nga, ở TP Lạng Sơn.
Nga là một mắt xích trong đường dây mua bán người. Chỉ một ngày sau đó, mở rộng điều tra, lực lượng đánh án bắt Bế Ngọc Tăng, đối tượng chuyên tổ chức cho người Việt Nam xuất cảnh trái phép. Ðồng thời giải cứu thêm ba nạn nhân tại Hà Nội, trong đó có một trẻ sơ sinh mới một ngày tuổi. Ngay tối đó, Cục PCMT và TP phối hợp Trung tâm Phụ nữ và phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đưa các nạn nhân vào "Ngôi nhà bình yên" hỗ trợ, bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, tình hình tội phạm mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm đưa ra những giải pháp quyết liệt đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm nguy hiểm này. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống mua bán người cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm và xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân mua bán người và công tác thi hành chính sách, pháp luật; Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm mua bán người.
Chú trọng tuyên truyền về tội phạm mua bán người
Với tình hình tội phạm mua bán người có nhiều diễn biến phức tạp, theo luật sư Đỗ Minh Hiển, Văn phòng luật sư JVN, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm đưa ra những giải pháp quyết liệt đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm nguy hiểm này. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống mua bán người cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm và xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ; Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân mua bán người và công tác thi hành chính sách, pháp luật; Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm mua bán người.
Trong các giải pháp nêu trên, luật sư Hiển cho rằng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm và xóa mù chữ, phổ cập giáo dục là rất quan trọng. Trong đó, cần đổi mới công tác giáo dục, truyền thông về tội phạm mua bán người với nội dung và hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tội phạm mua bán người; tập trung tuyên truyền sâu rộng đến những đối tượng có nguy cơ cao, những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài, các em gái chưa ngoan, có hoàn cảnh đặc biệt,… không để họ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.
Đặc biệt, chú trọng tới việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật mới về tội phạm mua bán người và tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Ngoài ra, để công tác phòng chống mua bán người được thực hiện hiệu quả cần sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của các ban ngành và cả hệ thống chính trị.
Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thông qua việc ban hành Luật Trẻ em, Luật an toàn thông tin mạng, Luật an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra một số quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. |
Tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng Vì mục tiêu an toàn, bảo vệ trẻ em, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT, trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Tổ chức phi chính phủ hoạt động trên không gian mạng (CyberKid) Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị đào tạo tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng. |