Bảo đảm chế độ, chính sách đối với cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 Việt Nam đón nhận Huy chương Gìn giữ Hòa bình LHQ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 Việt Nam vừa đón nhận huy chương Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (LHQ), đánh dấu cột mốc quan trọng sau gần một năm kể từ ngày triển khai lực lượng tại phái bộ Gìn giữ Hòa bình LHQ tại Nam Sudan (UNMISS). |
Vinh danh đóng góp của Quỹ hòa bình và Phát triển Việt Nam cho sự nghiệp gìn giữ hòa bình Ngày 8/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao Huân chương Lao động hạng nhất cho Quỹ hòa bình và Phát triển Việt Nam vì những đóng góp thiết thực cho công tác đối ngoại nhân dân và sự nghiệp giữ gìn hòa bình, phát triển bền vững của đất nước. |
Đồng chí Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, chủ trì hội nghị.
Tới dự, có Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đại diện cơ quan chức năng của Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các đồng chí thành viên Tổ công tác liên ngành và Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đại diện các cơ quan, đơn vị có lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (khu vực phía bắc); một số cơ quan, đơn vị trong quân đội có liên quan; đại diện lực lượng đã và chuẩn bị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Đội Công binh số 2; đại diện các thê đội Bệnh viện dã chiến cấp 2.
Đại tá Phạm Mạnh Thắng, trình bày báo cáo tóm tắt tổng kết thực hiện Nghị định số 162. |
Báo cáo tóm tắt tổng kết thực hiện Nghị định số 162/2016/NĐ-CP của Chính phủ, do Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam trình bày tại hội nghị, cho biết: Từ tháng 6/2014 đến nay, Việt Nam đã cử 533 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (trong đó có 4 sĩ quan Công an) đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo hai hình thức cá nhân và đơn vị.
Từ khi triển khai lực lượng, lãnh đạo các cấp đã quan tâm, thường xuyên theo dõi, tạo điều kiện và ban hành nhiều chủ trương, chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Trong đó, việc ban hành Nghị định số 162/2016/NĐ-CP ngày 14/12/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với cá nhân và công tác bảo đảm đối với các tổ chức của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã kịp thời, động viên đối với lực lượng này, góp phần bảo đảm cho các lực lượng của Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Liên hợp quốc giao.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị định số 162/2016/NĐ-CP có những khó khăn nhất định vì tính chất, đặc điểm hoạt động gìn giữ hòa bình hầu hết diễn ra ở các nước đang có nội chiến, tình hình an ninh, chính trị đặc biệt phức tạp; địa bàn hoạt động, khí hậu, phong tục, tập quán rất đa dạng, khắc nghiệt, rủi ro cao về bệnh tật, bất đồng về ngôn ngữ trong các lực lượng cùng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và người dân; Liên hợp quốc ngày càng đặt ra các yêu cầu cao về tiêu chuẩn và năng lực của lực lượng tham gia. Trong khi đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là nhiệm vụ mới, do vậy việc bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có ý nghĩa quan trọng.
Qua thực tiễn tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc vẫn còn một số vấn đề hạn chế, bất cập về chế độ, chính sách như: chưa bao quát hết các đối tượng được áp dụng chế độ chính sách do sự thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; chế độ chi trả phụ cấp theo tỷ lệ % tính trên mức chi trả bình quân của Liên hợp quốc cho cá nhân tham gia hình thức đơn vị theo trách nhiệm ở từng vị trí, nhất là các vị trí chỉ huy đơn vị; chế độ, chính sách ưu tiên cho lực lượng nữ chưa toàn diện và chưa mang tính khuyến khích cao; công tác bảo đảm đối với tổ chức, đơn vị chưa tương xứng và chưa phù hợp với mỗi loại hình đơn vị theo quy định; chế độ trợ cấp địa bàn cho lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; chưa có quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện công tác bảo đảm bồi thường, hồi hương lực lượng Việt Nam trong trường hợp vi phạm kỷ luật tại phái bộ; chưa có quy định, hướng dẫn hỗ trợ chi phí phát sinh khi đi phép bị huỷ chuyến bay do tình hình an ninh; công tác phí trong quá trình đi phép, công tác xa đơn vị…
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, phát biểu ý kiến tại hội nghị. |
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết, hội nghị nhằm đánh giá toàn diện việc quán triệt triển khai và kết quả thực hiện Nghị định số 162/2016/NĐ-CP; những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thi hành Nghị định số 162/2016/NĐ-CP; những bất cập về chế độ, chính sách đối với cá nhân và công tác bảo đảm đối với tổ chức Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.Đồng thời xác định cụ thể các kiến nghị, đề xuất làm cơ sở để Bộ Quốc phòng đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 162/2016/NĐ-CP, nhằm bảo đảm chế độ chính sách cho cá nhân và công tác bảo đảm cho đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, tình hình thực tiễn nhiệm vụ và những vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Đồng chí Hoàng Xuân Chiến đề nghị, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam phối hợp cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trong đó có việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, các văn bản quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách có liên quan; giới thiệu các chế độ, chính sách cho các đối tượng, các lực lượng trong thời gian tập trung huấn luyện ở trong nước trước khi được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; chủ động nghiên cứu, nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đề xuất giải quyết vướng mắc phát sinh về chế độ, chính sách…
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cùng các đại biểu dự hội nghị. |
Căn cứ kết quả tổng kết thực hiện Nghị định 162/2016/NĐ-CP, đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao Tổng cục Chính trị chỉ đạo Cục Chính sách chủ trì, phối hợp Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cùng các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội nghiên cứu lập hồ sơ báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, đề nghị Chính phủ cho chủ trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 162/2016/NĐ-CP.
Khẳng định uy tín của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình Ngày 1/3, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội nghị lập kế hoạch lần cuối cho Diễn tập thực địa cuối kỳ Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 (2021 - 2023) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). |
Trao quyết định cho sỹ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc Ngày 22/3, Bộ Quốc phòng tổ chức buổi trao Quyết định của Chủ tịch nước cho sỹ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và tổng kết công tác nhiệm kỳ cho các sỹ quan tại các phái bộ ở Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và khu vực Abyei. |