Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Đường về tính thiện
07:17 | 22/10/2022 GMT+7
Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025:

Bạn bè quốc tế đánh giá và kỳ vọng gì?

aa
Đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ cảm nhận và mong muốn của mình về thành tựu, tiềm năng, kế hoạch của Việt Nam về công tác nhân quyền nhân sự kiện Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025.
Cộng đồng quốc tế dành tín nhiệm cao với Việt Nam Cộng đồng quốc tế dành tín nhiệm cao với Việt Nam
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm một trong 14 thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Cựu Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt Jean-Pierre Archambault và nhà sử học Pháp Alain Ruscio đều cho rằng kết quả này khẳng định uy tín ngày càng cao, cũng như nỗ lực bảo vệ và bảo đảm quyền con người của Việt Nam.
Đại sứ Lào: Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền là tin vui, niềm tự hào với cả khu vực Đông Nam Á Đại sứ Lào: Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền là tin vui, niềm tự hào với cả khu vực Đông Nam Á
Chúc mừng Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang hy vọng sự kiện này sẽ tạo hiệu ứng lan toả cho việc thúc đẩy quyền con người ở Đông Nam Á.

Bà Lê Thị Thanh Hương, Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam: Tiến bộ vượt bậc trong công tác bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em

Bạn bè quốc tế đánh giá và kỳ vọng gì?
Chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong đảm bảo thực hiện quyền con người trong thời gian qua, đặc biệt là quyền trẻ em. Theo quan sát và với những trải nghiệm thực tế trong triển khai các hoạt động can thiệp trong lĩnh vực trẻ em, chúng tôi đánh giá Viêt Nam đã và đang có những tiến bộ vượt bậc trong công tác bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em.

Chứng kiến phiên đối thoại giữa Ủy ban Quyền trẻ em của LHQ và phái đoàn công tác của Việt Nam diễn ra tại Geneva ngày 12-13/9/2022 vừa qua về việc thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em chu kỳ 5-6, chúng tôi nhất trí với kết quả báo cáo của Chính phủ Việt Nam cũng như các thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Về pháp luật và chính sách: Luật Trẻ em năm 2016 đã đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong việc hài hòa pháp luật quốc gia với Công ước CRC. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2021-2030 được phê duyệt đặt ra mục tiêu bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Về công tác thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện cho từng bộ, ngành, địa phương thực hiện và lồng ghép thực hiện quyền trẻ em trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hằng năm. Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2021-2030. Ủy ban quốc gia về trẻ em đã được thành lập và do Phó Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch.

Ủy ban có chức năng chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương giải quyết những vấn đề về trẻ em; đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em; chỉ đạo, đôn đốc các bộ ngành, địa phương báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện các nhiệm vụ liên quan trẻ em và các báo cáo thực hiện Công ước CRC. Ban chỉ đạo liên ngành/Tổ công tác liên ngành về bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng được thành lập ở cấp tỉnh, huyện và xã.

Công tác giám sát thực hiện quyền trẻ em cũng được thúc đẩy thông qua các chương trình giám sát của Quốc hội, các ủy ban của quốc hội và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam với sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức xã hội.

Chúng tôi mong rằng Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các sáng kiến, giải pháp nhằm đảm bảo quyền được sống trong hòa bình, quyền phát triển, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, phụ nữ, cộng đồng LGBT, dân tộc thiểu số…), bình đẳng giới, quyền tiếp cận y tế, giáo dục, việc làm, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh...

Bạn bè quốc tế đánh giá và kỳ vọng gì?
Bà Lê Thị Thanh Hương trò chuyện cùng các em nhỏ dân tộc thiểu số.

Về lĩnh vực quyền trẻ em, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em mong đợi trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung ưu tiên việc thực hiện các Kết luận Quan sát của Ủy ban Quyền trẻ em của LHQ chu kỳ 5-6 nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả quyền trẻ em cho mọi trẻ em.

Với chiến lược quốc gia giai đoạn 2022 – 2024, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng chính phủ Việt Nam, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thúc đẩy và triển khai những sáng kiến đột phá nhằm đạt được sự thay đổi nhanh chóng và lâu dài cho trẻ em, đảm bảo các quyền sống còn, quyền được học tập có chất lượng của trẻ em, quyền được bảo vệ khỏi các tổn hại về thể chất, tinh thần cũng như bạo lực trên không gian mạng; đảm bảo quyền trẻ em được lắng nghe, tôn trọng và phản hồi bởi các bên liên quan và người lớn.

GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam: Việt Nam cần tiếp tục thực hiện và ủng hộ đường lối tự do hóa kinh tế

GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam.
GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam.

Tôi đánh giá cao cam kết của Việt Nam đối với quyền tài sản, bảo hộ đầu tư, nền kinh tế thị trường và thương mại tự do. Việc ứng xử với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng tích cực. Về phát triển xã hội dân sự, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để cải thiện. FNF rất vui khi được hỗ trợ ở điểm này.

Tôi thấy những thách thức lớn nhất về nhân quyền trong khía cạnh kinh tế là việc một số quốc gia không muốn thỏa hiệp. Tôi cũng thấy đáng lo ngại là nhiều quốc gia đang đi chệch khỏi các nguyên tắc tự do thương mại, tự phong tỏa và rơi vào chủ nghĩa trọng thương mới, ích kỷ. Việc trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia là để đảm bảo rằng các nước vẫn kết nối với nhau. Hầu hết các thương gia kinh doanh tốt nhất trong một môi trường hòa bình, nơi áp dụng pháp quyền. Điều này tạo ra sự thịnh vượng. Và thịnh vượng là cơ sở cho sự bền vững, bảo vệ môi trường, giáo dục và hòa bình xã hội. Trong một môi trường như vậy, quyền con người cũng có thể phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là thách thức cho các thành viên HĐNQ LHQ phải giải quyết.

Tôi muốn dẫn lời nhà tư tưởng tự do nổi tiếng người Áo Ludwig von Mises: “Mục tiêu của chủ nghĩa tự do là sự hợp tác hòa bình giữa người với người. Nó cũng hướng tới hòa bình giữa các quốc gia”. Đối với Việt Nam, điều quan trọng là phải tiếp tục thực hiện và ủng hộ đường lối tự do hóa kinh tế, bởi vì sự giàu có đang góp phần xóa đói giảm nghèo, cũng như nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI).

Như tôi đã nói: Quyền tài sản, nền kinh tế thị trường, thương mại tự do, chính sách tài khóa và tiền tệ vững chắc là chìa khóa cho những thành tựu trung bình trong ba khía cạnh cơ bản của việc phát triển con người, cũng là một phần của HDI (sức khoẻ, kiến thức và mức sống).

Trước đây, Hội đồng Nhân quyền đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã không lên tiếng rõ ràng. Nếu Việt Nam thành công, đó sẽ là một đóng góp quý báu cho Liên hợp quốc và giúp nâng cao uy tín của đất nước.

FNF là một tổ chức phi chính phủ tự do của Đức, được thành lập vào năm 1958, hiện hoạt động tại Đức và hơn 60 quốc gia với sứ mệnh đóng góp vào sự phát triển của các tổ chức ủng hộ tự do, nhân quyền, pháp quyền và kinh tế thị trường. Tại Việt Nam, văn phòng đại diện của FNF được thành lập vào năm 2012.

Dựa trên các dự án hợp tác, FNF tổ chức các cuộc đối thoại, hội thảo và thúc đẩy trao đổi học thuật giữa Việt Nam và Đức về nhiều chủ đề như giáo dục và đào tạo, xã hội mở và số hóa, tương lai của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Ở Việt Nam chúng tôi đang tập trung vào tự do kinh tế. Do đó, tôi chỉ muốn đề cập đến khía cạnh kinh tế của nhân quyền. Khía cạnh này đang có nhiều bước phát triển tích cực, ví dụ như EVFTA. Hiệp định thương mại tự do EVFTA là một FTA thế hệ mới, nghĩa là loại hiệp định thường chỉ được ký giữa các nước công nghiệp. Một nội dung không thể thiếu của loại FTA này là các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và quyền của người lao động, ví dụ như ở khoản 13 "Thương mại và Bền vững". Cả hai nội dung này đều thiết yếu trong vấn đề quyền con người. Tôi nhận thấy ở Việt Nam, các nội dung này đều đang có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, rõ ràng rằng vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa về vấn đề này.

Ông Park Dong Chul, Trưởng đại diện Tổ chức Good Neighbors International (GNI) tại Việt Nam: Việt Nam sẽ có tiếng nói và thúc đẩy các ưu tiên về bảo vệ trẻ em, phụ nữ

Bạn bè quốc tế đánh giá và kỳ vọng gì?
Ông Park Dong Chul, Trưởng đại diện Tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam.

Tôi nhận thấy khung pháp lý vững chắc, nhiều luật và chính sách liên quan đến vấn đề Nhân quyền đã được Việt Nam ban hành và thực thi. Bên cạnh đó, các nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề xóa đói giảm nghèo và bảo vệ người yếu thế, khi tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 của Việt Nam là 2.75% trên tổng dân số gần 100 triệu người, cũng góp phần đảm bảo người dân có quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội bình đẳng.

Đặc biệt trong lĩnh vực trẻ em, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào năm 1990. Sau hơn 30 năm tham gia công ước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực an sinh trẻ em như nhiều trẻ em đi học tiểu và trung học hơn trong vòng 5 năm qua, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cũng giảm chỉ còn 11% năm 2019, cơ hội tiếp cận nước sạch và vệ sinh cũng được cải thiện trong nhiều năm qua. Có thể thấy, xét về tổng thể cuộc sống của trẻ em Việt Nam đang diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn.

Với vai trò là một trong mười bốn thành viên của Hội đồng Nhân quyền, tôi cho rằng Việt Nam sẽ có tiếng nói và thúc đẩy các ưu tiên về bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, đảm bảo quyền con người trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu.

Tổ chức GNI là tổ chức phi chính phủ nhân đạo và phát triển quốc tế được thành lập từ năm 1991 tại Hàn Quốc, hiện tại đang hoạt động tại 48 quốc gia trên thế giới tập trung vào phát triển cộng đồng và bảo vệ trẻ em.

Tại Việt Nam, GNI chính thức mở văn phòng đại diện từ năm 2005. GNI đang triển khai 6 dự án phát triên cộng đồng tại 5 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang và Thanh Hóa với gần 16.911 trẻ em được bảo trợ (tính đến tháng 9/2022) và 200.000 người dân được hưởng lợi.

Tổng Thư ký LHQ chúc mừng Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ Tổng Thư ký LHQ chúc mừng Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ngày 13/10, tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã tiếp Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình tạo cơ sở cho việc giải quyết thách thức về nhân quyền Sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình tạo cơ sở cho việc giải quyết thách thức về nhân quyền
“Kinh nghiệm của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Bảo an và sự tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ tạo cơ sở cho việc chúng ta cùng nhau giải quyết các thách thức về nhân quyền trong khu vực và toàn cầu”. Ngài Iain Frew, Đại sứ Anh tại Việt Nam cho biết như vậy trong trao đổi với Thời Đại nhân sự kiện Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Phạm Lý - Ngọc Lê
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/5, chương trình công bố tuyến tham quan “Hành trình đỏ hữu nghị Việt-Trung theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Việt Nam và Trung Quốc khai trương tuyến vận tải xuyên biên giới

Việt Nam và Trung Quốc khai trương tuyến vận tải xuyên biên giới

Ngày 15/5 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp tổ chức lễ đón phương tiện vận tải Trung Quốc sang Việt Nam thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-CBTA).
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Các tin bài khác

Campaign for Tobacco-Free Kids (Hoa Kỳ) giúp 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

Campaign for Tobacco-Free Kids (Hoa Kỳ) giúp 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

Dự án "Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em" do tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Hoa Kỳ tài trợ, sẽ giúp 2.400 trẻ em tại Hà Nội học bơi an toàn.
Sinh viên Nhật Bản tặng xe lăn cho người khuyết tật Việt Nam

Sinh viên Nhật Bản tặng xe lăn cho người khuyết tật Việt Nam

Từ ngày 15-16/2, CLB Rotaract Đại học Chuo (Nhật Bản); Tổ chức giao lưu quốc tế Việt Nam Nhật Bản phối hợp với Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tổ chức chương trình “Trao tặng xe lăn” cho trẻ em bại não tại Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội.
Nhật Bản hỗ trợ xây dựng khu bán trú, bếp và nhà ăn cho học sinh miền núi Sơn La

Nhật Bản hỗ trợ xây dựng khu bán trú, bếp và nhà ăn cho học sinh miền núi Sơn La

Ngày 14/2, khu bán trú, khu bếp và nhà ăn được xây dựng từ nguồn viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Chính phủ Nhật Bản đã chính thức bàn giao cho Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Đá Đỏ (xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La).
WVI hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nâng cao chuỗi giá trị

WVI hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nâng cao chuỗi giá trị

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ thực hiện dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nuôi ong bền vững để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân” do Tổ chức World Vision International (WVI) Hoa Kỳ - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Ngày 19/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam để khảo sát tình hình phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã đến làm việc tại Công ty TNHH Tập đoàn Vòng bi Lạc Dương, Chùa Bạch Mã và Hang đá Long Môn – những địa danh tiêu biểu cho cả “sức mạnh cứng” trong sản xuất chế tạo và “sức mạnh mềm” của di sản văn hóa Trung Hoa.
Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, không chờ động thái từ Mỹ; Israel đối mặt nguy cơ bị cô lập vì chiến dịch ở Gaza; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 21/5.
715.617 ý kiến trong hệ thống MTTQ tán thành dự thảo về sửa đổi Hiến pháp 2013

715.617 ý kiến trong hệ thống MTTQ tán thành dự thảo về sửa đổi Hiến pháp 2013

Có tổng số 717.712 ý kiến đóng góp, trong đó có 715.617 tán thành, 2.095 tán thành và có đề nghị sửa đổi, hoàn thiện hơn đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Scotland, quê hương của những truyền thuyết cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên đầy ấn tượng, là điểm đến mơ ước của nhiều người. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc độc đáo, các địa điểm du lịch Scotland hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng khó phai cho du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Phiên bản di động