e magazine
Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

08:00 | 11/10/2023

Đó là tinh thần chính trong bài trả lời phỏng vấn Thời Đại của Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương, Phạm Văn Linh về quan hệ Việt Nam - Lào trong hợp tác xây dựng nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng.
Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

Đó là tinh thần chính trong bài trả lời phỏng vấn Thời Đại của PGS.TS, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương, Phạm Văn Linh về quan hệ Việt Nam - Lào trong hợp tác xây dựng nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng.

Ông nói: Chủ trương chung của Việt Nam và Lào là đưa quan hệ chính trị hai đảng tiếp tục đi vào chiều sâu, giữ vai trò nòng cốt và định hướng tổng thể của quan hệ hai nước hiện tại và trong tương lai. Quan điểm này được xây dựng dựa trên quan hệ đặc biệt truyền thống và được hình thành từ sự đồng thuận, chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư hai nước, xuyên suốt từng năm, từng nhiệm kỳ và các giai đoạn phát triển.

Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

Hàng năm, Bộ Chính trị của hai nước thường xuyên duy trì các kênh liên lạc. Trên cơ sở cụ thể hoá những thoả thuận cấp cao giữa Ban Bí thư, Chính phủ hai nước sẽ xây dựng và ban hành các kế hoạch thực hiện trong các lĩnh vực gắn với những thời điểm cụ thể, bối cảnh cụ thể.

Đơn cử như trong năm 2021, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào; phối hợp tổ chức thành công Đại hội của mỗi đảng; tổ chức các cuộc điện đàm giữa các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt của hai Đảng, hai nước. Nhiều chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai bên dành cho nhau.

Trong quan hệ chính trị của hai Đảng thì công tác xây dựng nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận và xây dựng Đảng được quan tâm cao độ, thường xuyên, sâu rộng nhất.

- Thưa ông công tác phối hợp xây dựng cơ sở lý luận chính trị của hai Đảng được triển khai như thế nào?

Hoạt động được quan tâm đặc biệt nhất là trước các dịp đại hội Đảng, hai bên sẽ có những chương trình tổng thể và chi tiết phối hợp xây dựng văn kiện; thảo luận về những vấn đề mới, vấn đề lớn. Ngoài ra, hai bên thường xuyên tổ chức các chương trình, đề án, hoạt động dài hạn, ngắn hạn, định kỳ, không định kỳ ở các cấp ngành, quy mô khác nhau để bàn về các vấn đề về lý luận, lãnh đạo.

Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

Qua chia sẻ kinh nghiệm lý luận thực tiễn, chúng ta có thể nhận rõ những giá trị về nhận thức chung đã được Đảng Nhân dân cách mạng Lào áp dụng như: lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Kaysone Phomvihane là nền tảng lý luận; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đoàn kết trên cơ sở chủ trương đường lối và Điều lệ Đảng; lấy dân làm gốc, trung thành với nhân dân; áp dụng nguyên tắc phê bình và tự phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng…

Những điều đó đã góp phần tăng cường, củng cố sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong quá trình đổi mới, công tác lý luận của đảng, phát triển kinh tế thị trường, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, xây dựng nhà nước pháp quyền…

- Trong công tác xây dựng trong công tác xây dựng nền tảng tư tưởng của hai Đảng, hai bên có những hợp tác trọng điểm nào, thưa ông?

Trong hợp tác hai bên về lĩnh vực này có rất nhiều hoạt động, nhiều cấp độ, nhiều nội dung, đều được tổ chức khoa học, hiệu quả. Phải khẳng định rằng mục tiêu quan trọng nhất, đồng thời cũng đã đạt kết quả tốt nhất là thống nhất nhận thức về vai trò của đảng cầm quyền duy nhất. Tại Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Lào được xác định là đảng cầm quyền duy nhất. Điều này được hiểu là vai trò lãnh đạo hạt nhân của Đảng trong hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, lãnh đạo toàn dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong định hướng phát triển, Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nêu mục tiêu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm ổn định chính trị vững chắc…”.

- Xin ông cho biết về công tác đào tạo cán bộ đã được phối hợp như thế nào trong thời gian qua?

Công tác cán bộ là việc nội bộ nên chúng ta chủ yếu hợp tác về lý luận và kinh nghiệm trong những vấn đề cụ thể. Ví dụ vấn đề chống tham nhũng, giáo dục đạo đức lối sống cho cán bộ đảng viên… như thế nào? Hoặc Việt Nam đã và đang giải quyết những thách thức gì về công tác nhân sự?... Từ đó, phía bạn tham khảo, lựa chọn để vận dụng.

Một số nguyên tắc đào tạo cán bộ, đảng viên được Lào đã cụ thể hoá những nhận thức chung của hai bên, như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên bắt nguồn từ việc đào tạo họ hiểu biết sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ kế cận phải gắn với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, phù hợp với cơ cấu, yêu cầu, thực hiện theo hướng trẻ hoá, có người kế cận vững chắc và liên tục; công tác đào tạo phải lấy chất lượng làm gốc, đào tạo liên tục và có hệ thống, kết hợp đào tạo tại học viện và cơ sở.

Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

- Việc vận dụng các quan điểm các quan điểm chung vào thực tiễn ở nước bạn được đánh giá thế nào, thưa ông?

Nhìn chung là các bạn đã cụ thể hóa các quan điểm này bằng những chỉ thị, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Đảng. Có thể nêu một số điểm chính là: Về quốc phòng an ninh, Lào chủ trương nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền, giữ vững ổn định chính trị và an ninh xã hội; thực hiện đường lối quốc phòng - an ninh toàn dân; tăng cường vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với quân đội; xây dựng lực lượng quân đội trong sạch, vững mạnh, kỷ luật, hiện đại.

Với nhiệm vụ phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực và tiềm năng, xây dựng ngành sản xuất mũi nhọn và dịch vụ vững mạnh, bảo đảm sự phát triển bền vững và tự chủ; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước chủ chốt; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hợp tác xã, dịch vụ, ngành, nghề truyền thống; giải quyết các khó khăn về ngân sách tài chính và nợ công; sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tăng cường bảo vệ và giải quyết các vấn đề về môi trường…

Trong lĩnh vực đối ngoại, chủ trương của Lào là tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, hữu nghị, hợp tác để phát triển và lấy ngoại giao phòng ngừa là phương châm quan trọng.

Đặc biệt đối với Việt Nam, tiếp tục phát huy “quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện” đi vào chiều sâu, phấn đấu đưa quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại tương xứng với quan hệ hợp tác về chính trị và an ninh…

Bài 4: Hợp tác về nền tảng tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng là nòng cốt quan hệ chính trị Việt Nam - Lào

- Trân trọng cảm ơn ông!

Trâm Anh - Hoàng Mạnh thực hiện

Đồ họa: Tào Đạt

Trâm Anh - Hoàng Mạnh thực hiện

Tin bài liên quan

Cơ hội mới cho tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Italy

Cơ hội mới cho tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Italy

Ngày 8/5, khoá họp Uỷ ban hợp tác về khoa học và công nghệ Việt Nam – Italy lần thứ 8 diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy, ở thủ đô Rome, dưới sự chủ trì của bà Vũ Thị Tú Quyên, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và ông Giuseppe Pastorelli, Phó Vụ trưởng Vụ Xúc tiến kinh tế và Đổi mới sáng tạo, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy.
Đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong mọi lĩnh vực giữa hai tỉnh Bình Dương và An Huy (Trung Quốc)

Đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong mọi lĩnh vực giữa hai tỉnh Bình Dương và An Huy (Trung Quốc)

Đây là đề xuất của ông Ngụy Hiểu Minh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Huy (Trung Quốc) nhân chuyến đến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương vào ngày 26/4.
Nà Po (Trung Quốc): đề xuất tiếp tục mở rộng đối ngoại nhân dân

Nà Po (Trung Quốc): đề xuất tiếp tục mở rộng đối ngoại nhân dân

Chiều 22/4, tại thành phố Cao Bằng (Việt Nam) đã diễn ra Hội đàm giữa đoàn đại biểu huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng, Việt Nam) và đoàn đại biểu huyện uỷ Nà Po (Quảng Tây, Trung Quốc). Tại đây, lãnh đạo hai huyện trao đổi, đề xuất các phương án đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác, giao lưu.

Tin mới

Chủ tịch ICAV: Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam

Chủ tịch ICAV: Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam, đã hy sinh trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt - Trung

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt - Trung

Thủ tướng tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt - Trung, nhất là phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa 2 nước tiếp tục phát triển.

Tin khác

Việt Nam - EU chung tay vì môi trường sạch

Việt Nam - EU chung tay vì môi trường sạch

Sự kiện Ngày châu Âu tại Việt Nam tại Hạ Long với chủ đề “Việt Nam - EU: Chung tay vì một môi trường sạch” là sáng kiến do Bộ Ngoại giao khởi xướng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về ứng xử có trách nhiệm đối với môi trường, hệ sinh thái tự nhiên.
Hội thảo "Sáng mãi các giá trị quốc tế của Chiến thắng Điện Biên Phủ" tại Italy

Hội thảo "Sáng mãi các giá trị quốc tế của Chiến thắng Điện Biên Phủ" tại Italy

Chiều 9/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tổ chức Hội thảo với hình thức trực tiếp và trực tuyến “Sáng mãi các giá trị quốc tế của Chiến thắng Điện Biên Phủ” nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phong phú các hoạt động tại Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Brazil

Phong phú các hoạt động tại Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Brazil

Ngày 7/5/2024, tại Thủ đô Brasília, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã long trọng tổ chức Buổi Gặp gỡ hữu nghị để cùng nhìn lại, đánh giá và chia sẻ về ý nghĩa và ký ức lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ, chặng đường 35 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil.
Cơ hội mới cho tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Italy

Cơ hội mới cho tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Italy

Ngày 8/5, khoá họp Uỷ ban hợp tác về khoa học và công nghệ Việt Nam – Italy lần thứ 8 diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy, ở thủ đô Rome, dưới sự chủ trì của bà Vũ Thị Tú Quyên, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và ông Giuseppe Pastorelli, Phó Vụ trưởng Vụ Xúc tiến kinh tế và Đổi mới sáng tạo, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy.
Phiên bản di động