e magazine
Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

11:13 | 18/07/2023

Trang phục Áo dài, văn hóa mặc Áo dài và niềm tự hào về Áo dài của hàng triệu người dân Việt Nam đã góp phần khẳng định vị thế của Áo dài trong đời sống xã hội. Do đó, Áo dài xứng đáng được tôn vinh trở thành một Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và xa hơn nữa là được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Nâng tầm Áo dài thành một "vật phẩm văn hóa" trong ngoại giao

Theo PGS.TS Phạm Văn Dương – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ngoại giao văn hóa khác với ngoại giao chính trị hay quân sự. Ngoại giao văn hóa là sự chia sẻ, chia sẻ những giá trị, chia sẻ cái đẹp, chia sẻ cảm xúc. Chính vì lẽ đó mà ngoại giao văn hóa có nhiều lợi thế cần phát huy mạnh mẽ. Trong đó, giá trị của Áo dài không chỉ dừng lại ở sự quảng bá hay sự ghi nhận của bạn bè thế giới mà cần được nâng tầm để trở thành một “vật phẩm văn hóa”, thông qua việc trao tặng, sử dụng rộng rãi trong các sự kiện ngoại giao. Người Việt Nam có câu “Thương nhau cởi áo cho nhau”. Việc trao tặng tấm áo là một biểu hiện cao nhất của sự tin tưởng, quý mến, cần được vận dụng rộng rãi trong các sự kiện ngoại giao.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

“Như tôi được biết thì các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… đã làm điều này rất tốt. Chúng ta với những lợi thế về các ngành nghề truyền thống, thủ công, cần tiếp tục phát huy và học hỏi các nước bạn để nâng tầm giá trị tà Áo dài Việt Nam trong văn hóa ngoại giao. Những chiếc Áo dài, khi đó sẽ không chỉ là cầu nối về tình cảm mà còn là nơi gửi gắm những giá trị truyền thống vốn có và thể hiện tài nghệ của những nghệ nhân Việt Nam, từ các công đoạn như dệt vải, thêu, may hay nhuộm vải” – PGS.TS Phạm Văn Dương nói.

Những chiếc áo dài được chắt lọc những vẻ đẹp tinh túy của tinh hoa, truyền thống Việt Nam sẽ được bạn bè quốc tế đón nhận một cách trân trọng. Và hình ảnh của họ khi khoác lên mình những tấm áo ấy sẽ có một sức lan tỏa mạnh mẽ.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Nhất Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: "Trong quảng bá quốc tế, nói đến văn hóa và trang phục truyền thống Việt Nam, bạn bè quốc tế thường nói đến Áo dài… Áo dài được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt, là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Do vậy, quảng bá nét đẹp Áo dài Việt Nam là một trong những nội dung được ưu tiên chọn lựa trong những chương trình quốc tế. Lần gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì một Hội nghị xúc tiến ở Hàn Quốc, trong đó có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm quảng bá hình ảnh Áo dài".

Mỗi khi Áo dài xuất hiện đều mang rất nhiều thông điệp, đó là thông điệp về vẻ đẹp, về sự duyên dáng. Những họa tiết của đồng bào dân tộc, những nét nhận diện riêng biệt của Việt Nam được thể hiện trên tà Áo dài đã trở thành yếu tố khẳng định sự khác biệt giữa Việt Nam với các đất nước khác. Theo ông Trần Nhất Hoàng, Áo dài đã trở thành vật phẩm để mang đi quảng bá. Trong đó, việc quảng bá Áo dài bằng những tiết mục nghệ thuật là những việc rất nên làm và rất hiệu quả.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Ở góc độ của một người làm văn hóa và quảng bá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Trần Nhất Hoàng cho rằng, việc Áo dài Việt Nam đã đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng hình ảnh đẹp về người phụ nữ Việt Nam cũng như về văn hóa Việt Nam.

“Những thông điệp như thế hoàn toàn có thể trở thành “vật phẩm” để biểu đạt cho văn hóa Việt Nam. Tôi cho rằng, việc Áo dài sẽ trở thành di sản hay trở thành quốc phục là điều rất tuyệt vời” – ông Trần Nhất Hoàng nói.

Gìn giữ các làng nghề để bảo tồn giá trị của Áo dài truyền thống

Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Phạm Văn Dương cho rằng, có một thực tế nhức nhối hiện nay là các làng nghề truyền thống, gồm cả làng nghề Vạn Phúc cũng đang bị mai một và có xu hướng chạy theo công nghiệp.

Là người đã đi thực tế tại các làng nghề của nhiều nước trong khu vực, PGS.TS Phạm Văn Dương nhận thấy các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc… đang gìn giữ các giá trị truyền thống của các làng nghề rất tốt. Các bộ trang phục truyền thống mà họ làm ra có giá trị rất cao. Giá trị ở đây không nằm ở những con số mà là sự kết tinh từ những yếu tố phi vật thể. Đó chính là hồn cốt dân tộc.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Một buổi trình diễn bộ sưu tập Áo dài làm từ chất liệu lá gai tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. (Ảnh: Vương Hà)

“Thực tế cho thấy, chúng ta vẫn phải chạy theo công nghiệp, nhưng để có những bộ Áo dài truyền thống thể hiện được “quốc hồn quốc túy” của dân tộc thì đòi hỏi chúng ta phải giữ được những ngành nghề truyền thống, từ cách làm khung dệt, nuôi tằm, thảo sắc… Những làng nghề phải được bảo tồn, các nghệ nhân phải được quan tâm lưu giữ như những bảo vật sống”, PGS.TS Phạm Văn Dương nói.

Theo PGS.TS Phạm Văn Dương, những gì đã thuộc về giá trị văn hóa, quốc hồn quốc túy thì không thể tính toán về giá trị vật chất. Điều này cần sự chung tay vào cuộc của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Làm sao để các nghệ nhân không phải quá lo nghĩ về câu chuyện “cơm áo gạo tiền”, khi đó, các nghệ nhân sẽ dồn toàn tâm, toàn lực để cho ra những chiếc Áo dài mang đậm nét tinh hoa của dân tộc.

Tiến tới xác lập địa vị pháp lý, ghi danh Áo dài ở tầm quốc tế

Tại Hội thảo "Tham vấn về lấy ý kiến chuyên gia về việc lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến Áo dài" do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 10/12/2020, tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng: "Áo dài Việt Nam xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể". Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết, đây là hoạt động quan trọng, đưa ra những đề xuất để cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục vào cuộc nhằm tôn vinh Áo dài Việt Nam bằng giá trị pháp lý. Thời gian qua, Hội rất tích cực trong việc hoàn thiện các thủ tục để Áo dài được công nhận là di sản, tuy nhiên trách nhiệm việc này là thuộc Nhà nước.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Hình ảnh Áo dài truyền thống dành cho nữ giới và nam giới được tái hiện trong một buổi biểu diễn nghệ thuật (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)

Áo dài có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, được coi là trang phục truyền thống của Việt Nam, xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể. Nếu như Áo dài dành cho nữ là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch, thì Áo dài nam lại mang nét trang trọng, nghiêm cẩn. Bên cạnh các giá trị truyền thống, cốt lõi, thì trang phục này, đặc biệt là Áo dài phụ nữ đã luôn được sáng tạo, không ngừng biến đổi về kiểu dáng lẫn chất liệu, phụ kiện, bổ sung những giá trị mới phù hợp với xã hội.

Nói về “địa vị pháp lý” của Áo dài, PGS.TS Phạm Văn Dương cho rằng: “Chúng ta phải nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống khoa học để đưa ra những cơ sở khoa học về lịch sử, hình thành và phát triển của Áo dài Việt Nam để từ đó nhận diện những giá trị của nó. Từ cơ sở khoa học này thì xác định cơ sở pháp lý cho Áo dài, công nhận Áo dài ở bình diện quốc gia tiến tới bình diện quốc tế. Sau đó, phải có những định chế cho Áo dài, xác định đây là lễ phục hay là quốc phục…

Theo PGS.TS Phạm Văn Dương: “Khi chúng ta đã xác lập sở hữu cho Áo dài thì bất cứ ai muốn sử dụng hay lấy cảm hứng từ trang phục đó cũng phải ghi danh Việt Nam trong trang phục của họ. Trong các sự kiện quốc tế lớn, việc các nhà thiết kế nổi tiếng chỉ cần lấy một số nét từ trang phục truyền thống của Việt Nam cũng đã là một thành công rất lớn”.

Hiện nay, Việt Nam đang hướng tới việc đưa Áo dài trở thành một Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và xa hơn nữa là đề nghị UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này thì vẫn còn nhiều việc cần làm. Theo PGS.TS Phạm Văn Dương thì có một điều mà các nhà khoa học chưa thống nhất được chính là hình thái của chiếc Áo dài, chọn ra đâu là hình thái chuẩn mực (Tứ thân hay là Ngũ thân), bởi khi đăng ký phải là một hình thái rất là cụ thể. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu khoa học và chắt lọc để có thể xác lập, nhận diện hình thái chuẩn mực của chiếc Áo dài. “Vì khi chúng ta đăng ký Áo dài như một bản quyền thì chúng ta phải xác lập cả về mặt kỹ thuật (cấu trúc áo như thế nào), phải chứng minh điều này là xuất phát từ truyền thống, mang màu sắc của chiếc áo tứ thân hay giao lãnh. Khi xác định, nhận diện được nó và xác lập về mặt kỹ thuật, mỹ thuật đến nguồn gốc lịch sử thì phải có một bộ hồ sơ khoa học đầy đủ và toàn diện. Từ đó chúng ta mới ở bình diện ghi danh quốc gia và tiến tới ghi danh quốc tế” – PGS.TS Phạm Văn Dương nói.

Góp phần giữ gìn và phát huy giá trị vô giá của Áo dài

Từ góc độ một nhà ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã nhấn mạnh: “Áo dài Việt Nam xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, bởi lẽ Áo dài gắn liền với lịch sử, quá trình phát triển của đất nước, với người phụ nữ Việt Nam; đồng thời là đại diện xuất sắc của Việt Nam trong làng thời trang quốc tế”.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho biết, những năm gần đây, chủ trương phát triển văn hóa dân tộc, đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới đã được các Bộ, ban, ngành thực hiện rất hiệu quả, đặc biệt là các hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam nói chung và Áo dài nói riêng.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Áo dài Việt Nam đứng cạnh trang phục truyền thống của Hàn Quốc, Kazakhstan trong khuôn khổ Lễ hội Quốc tế Kết nối Văn hoá tại Hàn Quốc (Ảnh: Cục HTQT - Bộ VH, TT và DL)

Tuy nhiên, theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, để làm tốt hơn nữa việc quảng bá hình ảnh Áo dài đến với bạn bè quốc tế, “chúng ta có thể tích cực tổ chức các sự kiện tôn vinh Áo dài, quảng bá Áo dài của Việt Nam kết hợp với các trang phục truyền thống của nước bạn”.

“Tôi nghĩ sẽ rất hay nếu chúng ta kết hợp giới thiệu Áo dài Việt Nam với trang phục truyền thống của các nước bạn bởi vì nếu như chỉ giới thiệu Áo dài Việt Nam thì có thể sẽ không hấp dẫn đối với tất cả mọi người, nhưng khi kết hợp Áo dài với trang phục truyền thống của các nước khác nữa thì vẻ đẹp của Áo dài Việt Nam sẽ được cộng hưởng cùng với trang phục truyền thống của các nước, theo đó hình ảnh Áo dài sẽ dễ đi vào lòng người hơn và dễ thu hút sự quan tâm của bạn bè các nước”, Đại sứ nhấn mạnh.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga chia sẻ, ngày 21/5/2023 vừa qua, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Sắc màu Di sản” trình diễn bộ sưu tập Áo dài và trang phục thêu truyền thống của nghệ nhân ưu tú Áo dài Việt Nam Lê Thị Lan Hương và Nhà thiết kế Ukraine Oksana Polonets. Tại sự kiện, hai bộ sưu tập Áo dài mang tên "Hào quang vi diệu" của Nghệ nhân ưu tú Lê Thị Lan Hương và bộ sưu tập "Sắc màu Ukraine" của Nhà thiết kế Oksana Polonets đã được giới thiệu tới khán giả. Hay sự kiện trình diễn giới thiệu 30 bộ Áo dài, Kimono trên nền nhạc cổ truyền và nghệ thuật trang điểm Nhật tại Hà Nội trước đó do Tổ chức phi lợi nhuận Be-Japon phối hợp Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và tập đoàn BRG tổ chức. Chương trình nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023), các sự kiện này đã mang đến sự cộng hưởng, giao thoa về văn hóa giữa các nước, qua đó càng làm tôn vinh hơn nữa vẻ đẹp của tà Áo dài Việt Nam.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, việc bảo tồn và phát huy nét tinh hoa của Áo dài là "trách nhiệm tự nguyện" của đội ngũ những người làm thiết kế. (Ảnh: T.H)

Theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Áo dài là tinh hoa của văn hóa dân tộc. Thế nhưng, để văn hóa trường tồn thì luôn phải kết hợp được đầy đủ các yếu tố vừa dân tộc, vừa đại chúng nhưng cũng vừa khoa học. Áo dài vừa là truyền thống nhưng cũng đồng thời nên là yếu tố của thời trang. Vậy làm thế nào để Áo dài có thể bắt kịp với xu hướng của thời đại, qua đó có thể tiếp cận được gần hơn với nhiều giới? Đây là câu hỏi, đồng thời cũng là trăn trở của các Bộ, ban, ngành.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho biết, nhiều nhà thiết kế thời trang của Việt Nam hiện nay cũng rất nổi tiếng, không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Nhiều diễn viên, nghệ sĩ nối tiếng thế giới cũng đã sử dụng trang phục của các nhà thiết kế Việt Nam. Vậy việc tạo các điều kiện để các nhà thiết kế thời trang có thêm nhiều “đất diễn”, được thỏa sức sáng tạo cũng là cách để đưa Áo dài và văn hóa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè, công chúng quốc tế.

Từ góc độ của một nhà thiết kế thời trang, nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ: “Với tôi, Áo dài có sứ mệnh đưa một “chân dung mới” phù hợp với thời đại là sứ mệnh của một công dân. Với một nhà thiết kế thì điều này phải chứng minh được tinh hoa của đất nước trong chiếc Áo dài ấy”.

Bài 4: Đưa Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Nhà thiết kế hàng đầu của Việt Nam cho rằng: “Đó là trách nhiệm tự nguyện mà chúng tôi - những nhà thiết kế mong muốn được thực hiện. Còn quá nhiều vốn quý của Việt Nam mà chúng ta chưa giới thiệu hết với thế giới. Vốn quý đó chính là tài sản của nhân loại (những sợi tơ lụa óng ả của Bảo Lộc (Lâm Đồng), những khuôn vải thổ cẩm được dệt từ những nghệ nhân ở sâu trong núi rừng, … ). Và còn quá nhiều sự quý giá cần được khám phá và biến thành giá trị kinh tế thực sự cho cuộc sống”.

Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/bai-4-dua-ao-dai-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-641323.html

Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin bài liên quan

Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Vừa qua, UBND huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.
Ra mắt Câu lạc bộ di sản áo dài Việt Nam tại Bỉ

Ra mắt Câu lạc bộ di sản áo dài Việt Nam tại Bỉ

Câu lạc bộ di sản áo dài Việt Nam tại Bỉ đã thực sự đánh thức niềm tự hào dân tộc trong lòng mỗi người Việt xa xứ. Đồng thời, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Công tác quản lý di tích trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực của ngành.

Tin mới

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Quảng Nam

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Quảng Nam

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 9-11/12/2024. Sự kiện dự kiến thu hút 300 đại biểu từ các cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương của các nước thành viên UN Tourism và Việt Nam, cùng các tổ chức quốc tế, cộng đồng du lịch và khu vực tư nhân.
CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN đã bình chọn phở bò của Việt Nam trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới.

Tin khác

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Ngày 21/11, tại Cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024 gắn với hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Ngày 20//11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, họp mặt doanh nghiệp du lịch kết hợp Talkshow chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.
Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Vừa qua, UBND huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.
Phiên bản di động