e magazine
Bài 2: Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

14:53 | 14/04/2023

Bên cạnh sự hiếu kỳ phấn khích của nhiều khán giả, chính các vận động viên và quan trọng hơn là Liên đoàn Vật Việt Nam đã cực lực phản đối những trận đấu vật nam nữ.
Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ
Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ
Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ
Bài 2: Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

Không chỉ những người xem mà bản thân các vận động viên đấu vật chuyên nghiệp cũng có quan điểm tương tự.

Bài 2: Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ
Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

Anh Nguyễn Quang Lành, Huấn luyện viên đấu vật chuyên nghiệp chia sẻ: “Theo tôi được biết thì có một số lễ hội làng tổ chức bộ môn vật giữa nam và nữ này, còn trong đấu vật quốc gia sẽ theo quy mô và cách thức tổ chức theo hạng cân riêng, giới tính riêng. Với kiến thức chuyên môn, tôi cảm thấy trong đấu vật việc đô nữ đấu với đô nam là không cân sức, không đủ tính khách quan và công bằng trong thi đấu khiến trận đấu mất đi tính chuyên nghiệp."

Bài 2: Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ
Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

Ông Lê Văn Sức, nguyên huấn luyện viên đội tuyển vật nữ quốc gia, thành viên Liên đoàn Vật Việt Nam cho biết: “Nếu như các địa phương muốn tổ chức giải vật cho nữ thì cứ cho các đô vật nữ thi đấu với nhau chứ không thể để xảy ra tình trạng cho các đô nam vật với đô nữ. Tuy nhiên việc kiểm soát cái này là rất khó vì nó ở trong các hội làng của từng miền quê, họ tổ thức theo lệ của địa phương họ, cứ vui lên là họ tổ chức thôi nên chúng tôi không thể can thiệp được.”

Bài 2: Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

Ông Nguyễn Đăng Mạnh, Phó chủ tịch Liên đoàn vật Việt Nam giải thích thêm: “Những giải vật nam nữ phát sinh làm mất hết thuần phong mỹ tục của vật cổ truyền, vật dân tộc. Hiện nay quốc tế cũng chỉ công nhận hai nội dung là vật giữa nam với nam và nữ với nữ chứ hoàn toàn không có nội dung đấu vật giữa nam và nữ. Tại Việt Nam những giải vật đó đang bị trà trộn vào các hội làng, không nằm trong quy mô tổ chức của Liên đoàn chúng tôi.”

Bài 2: Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

Với tình hình thực tế này, ông Nguyễn Đăng Mạnh cũng chia sẻ thêm về phương hướng giải quyết của Liên đoàn vật Việt Nam trong thời gian tới: “Hiện nay Liên đoàn chúng tôi đang làm thủ tục đề xuất UNESCO công nhận môn vật dân tộc là di sản văn hoá phi vật thể. Để thực hiện được điều này thì đợt tới đây Liên đoàn sẽ thống nhất cùng với Tổng cục Thể dục thể thao để làm các văn bản gửi về các tỉnh, thành, ngành để các tỉnh, thành, ngành chỉ đạo các quận huyện về vấn đề không tổ chức nội dung vật nam nữ nữa góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống của môn vật dân tộc.”

Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

Trước năm 2019, câu lạc bộ đấu vật Ninh Hiệp cũng đã từng đưa những tiết mục giao lưu đấu vật giữa nam và nữ vào trong Lễ hội Chùa Nành. Tuy nhiên đến nay, những tiết mục này đã bị loại bỏ hoàn toàn nhờ có sự góp ý của các chuyên gia và phương hướng chỉ đạo của Liên đoàn vật Việt Nam.

Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ
Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ
Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau
Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ
Bài 3: Cả nhà quản lý và người dân đều phải giữ gìn văn hoá truyền thống

Nội dung: Mai Anh, Quốc Khánh, Thu Hoài

Đồ hoạ: Mai Anh

Ảnh: Quốc Khánh

Mai Anh - Quốc Khánh - Thu Hoài

Tin bài liên quan

Bài 3: Cả nhà quản lý và người dân cùng phải giữ gìn văn hóa truyền thống

Bài 3: Cả nhà quản lý và người dân cùng phải giữ gìn văn hóa truyền thống

Nhà báo thể thao kỳ cựu Nguyễn Lưu đã bày tỏ quan điểm của mình về “bộ môn” vật nam nữ.
Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Những năm gần đây, tại một số lễ hội, bên cạnh môn vật dân tộc truyền thống đã xuất hiện một thể thức thi đấu mới: Nam nữ vật nhau. Bất chấp việc có nhiều người dân hiếu kỳ ủng hộ, thể thức thi đấu này vẫn để lại nhiều ấn tượng không đẹp trong giới chuyên gia cũng như những khán giả chân chính của bộ môn vật.

Tin mới

Những việc nên làm dịp Tết Thanh minh

Những việc nên làm dịp Tết Thanh minh

Tết Thanh minh là một trong những ngày lễ quan trọng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và kết nối các thế hệ trong gia đình.
Lễ tế Xã Tắc tại Huế: cầu cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu và nhân dân no ấm

Lễ tế Xã Tắc tại Huế: cầu cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu và nhân dân no ấm

Được tổ chức ngày 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch) tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa (Quận Phú Xuân, Thành phố Huế), Lễ tế Xã Tắc là nghi lễ cung đình triều Nguyễn, để cầu cho thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và nhân dân no ấm.

Tin khác

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX
[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế, đánh dấu kết thúc Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.
Phiên bản di động