e magazine
Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

07:16 | 12/04/2023

Những năm gần đây, tại một số lễ hội, bên cạnh môn vật dân tộc truyền thống đã xuất hiện một thể thức thi đấu mới: Nam nữ vật nhau. Bất chấp việc có nhiều người dân hiếu kỳ ủng hộ, thể thức thi đấu này vẫn để lại nhiều ấn tượng không đẹp trong giới chuyên gia cũng như những khán giả chân chính của bộ môn vật.
Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Những năm gần đây, tại một số lễ hội, môn vật dân tộc truyền thống đã xuất hiện một "thể thức" thi đấu mới: Nam vật với nữ. Bất chấp việc có nhiều người dân hiếu kỳ ủng hộ, thể thức thi đấu này vẫn để lại nhiều ấn tượng không đẹp trong giới chuyên gia cũng như những khán giả chân chính của bộ môn này.

--------------------------------------

Mai Anh - Quốc Khánh - Thu Hoài

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Hội làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), tháng Giêng năm Ất Mão. Từ sáng sớm dòng người nô nức đổ về Hội làng. Theo lịch trình có diễn ra hội vật và đặc biệt có màn so tài được chờ đợi nhất: Vật nam nữ.

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Sới vật được dựng sẵn trên khoảng đất rộng chừng hai ngàn mét vuông có mái che bạt. Những hàng ghế lắp theo hình tròn vây quanh sàn vật. Hàng ghế ngoài cùng là hàng cao nhất, những hàng càng sát sàn vật độ cao càng giảm dần để người ngồi hàng ghế trước không che lấp tầm nhìn của người ngồi hàng ghế sau. Người xem đã nêm kín những hàng ghế từ lúc sáng sớm.

Sàn vật hình tròn, nền được phủ một lớp bạt. Sàn có vẽ hình tròn giữa sàn sẽ là nơi hai đô vật giao đấu.

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Trên bàn của Ban tổ chức, các thành viên cũng đã ngồi chỉnh tề. Quanh sàn vật, các trọng tài trong những bộ đồng phục của trọng tài vật cổ truyền cũng đã đứng đợi sẵn. Sát sàn vật, hai tay trống, dùi lăm lăm trong tay chỉ còn chờ tiếng loa khai cuộc.

Cả khán đài ong ong những âm thanh như tiếng ong vò vẽ, người thì bàn bạc về các trận đấu trong lịch sử, người nhắc nhở đến những đô vật nổi tiếng, người xuýt xoa tiếc vì mấy năm Covid hội đấu vật bị gián đoạn. Bỗng nhiên tất cả im phăng phắc rồi một tiếng ồ lên, khán giả rào rào nhổm đứng dậy dõi ánh mắt về hai góc sàn vật.

Từ trong tiến ra một đô vật nam cởi trần thân hình rám nắng như khối đồng hun, cơ bắp tay chân cuồn cuộn như thừng chão, quanh mình chỉ quấn một chiếc khố. Ở góc sới đối diện một đô vật nữ gọn gàng khỏe khoắn trong trong bộ đồ thể thao bó sát người, mái tóc dài được cột gọn ghẽ trên đầu, thoăn thoắt bước ra.

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Tiếng reo hò, tiếng gọi tên đô vật, tiếng huýt còi miệng vang lên không ngớt. Tất cả chỉ lắng xuống khi có tiếng loa từ Ban tổ chức: Sau đây là trận đấu giữa đô vật nữ Đặng Thị Huyền và đô vật nam Dương Thế Truyền.

Dứt tiếng loa, hai trọng tài đưa hai đô vật vào sân. Họ sóng bước ngang nhau rồi cùng lúc khụy gối làm động tác chào. Ngay sau đó họ xoay người đối diện rồi bắt đầu nghi thức xe đài, múa hạc truyền thống.

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Bên này đô vật nam với thân hình vạm vỡ như tượng tạc nhưng vẫn uyển chuyển thì phía đối diện đô vật nữ mềm mại nhưng cũng dứt khoát trong từng động tác ra ràng, cuốn chỉ.

Càng sát giờ đấu, khán đài càng nóng lên, không khí càng thêm náo nhiệt.

Sau phần khởi động, hai đô vật tiến sát tâm đài đứng đối diện rồi chùng gối bắt tay nhau. Trọng tài khoát tay, trận đấu bắt đầu, cả hai lập tức thủ thế hạ thấp trọng tâm đầu ngẩng lên nhìn thẳng vào nhau. Sau vài giây thăm dò họ lao vào nhau, những cánh tay xiết lấy nhau giằng co quyết liệt. Người này tiến người kia lùi cả hai vừa thủ thế vừa lừa miếng chờ đợi đối thủ sơ hở để ra đòn quyết định.

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Tiếng trống thúc dồn dập, tiếng khán giả reo hò sau mỗi động tác của từng đô vật.

Liên tiếp các miếng đánh truyền thống của môn vật: vét, mói, dắt để hớt gót, gồng ngồi, gồng đứng, gồng quỳ, đòn dọc, sườn tay ngoài, đốc khuỷu tay, bắt bò lật sườn, bắt bò xốc bụng... được tung ra.

Đô vật nam mạnh mẽ, hùng hổ, đô vật nữ cũng uyển chuyển, bền bỉ không bên nào chịu thua bên nào.

Trận đấu tưởng chừng cân bằng bất ngờ đô vật nữ lừa miếng áp sát rồi cúi người luồn tay bắt chặt lấy chân phải của đô vật nam. Yếu thế, đô vật nam phải hạ thấp trọng tâm xoay lưng lại rồi ngồi bệt xuống sàn đấu hai chân dang rộng, hai tay chống về phía sau cố giữ thăng bằng.

Đô nữ từ phía sau ôm chặt ngang lưng hai bàn tay luồn túm chặt lấy đai khố của đô vật nam lăm le bốc thẳng đối phương lên.

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Giữa lúc nguy ngập, đô nam xoay người vòng về phía sau ôm lấy chân phải của đô nữ rồi dùng hết sức mạnh từ từ đứng dậy phản công. Sau một giây ghì nhau, đô vật nam hai tay vẫn túm chặt đùi đô vật nữ nghiêng người luồn chân phải vào giữa hai chân đối phương rồi dùng hông hất một cú cực mạnh. Đô vật nữ bị nhấc bổng lên không trung cao ngang đầu người, rơi vào tình trạng “túc ly địa” (hai chân nhấc khỏi mặt đất). Trận đấu kết thúc với phần thắng dành cho đô vật nam trong tiếng reo hò phấn khích của cả khán đài.

Trích video từ https://www.youtube.com/@VatDanToc

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau
Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ nhiệm phường vật tại Đồng Kỵ cho biết, Hội vật được được hình thành từ cách đây khoảng 60 năm. Hàng năm ở nơi đây sẽ tổ chức hai lễ hội vào đầu tháng Giêng và rằm tháng Hai.

Hội vật tại Đồng Kỵ được tổ chức theo thể thức vật dân tộc. Lễ hội vật nơi đây tuy là quy mô làng xã nhưng ngày càng được mở rộng và chuyên nghiệp hơn bởi nhu cầu thượng võ của người dân ngày càng lớn. Các đô vật sẽ được đào tạo trong câu lạc bộ của phường vật để rèn luyện và tham gia thi đấu.

Trong truyền thống đấu vật tại Đồng Kỵ thường sẽ là nam đấu với nam, trong những năm gần đây khi đấu vật chuyên nghiệp phát triển thì bắt đầu có nữ đấu với nữ.

Môn đấu vật hiện chia thành 3 thể thức: vật tự do, vật dân tộc và vật chuyên nghiệp. Vật nữ ra đời muộn nên thường đi theo hướng vật chuyên nghiệp. Các đô nữ ít biết các kỹ thuật vật truyền thống nên một vài năm trở lại đây thì vận động viên nữ của vật chuyên nghiệp có thêm các trận so tài với các vận động viên nam của vật truyền thống tại lễ hội ở Đồng Kỵ với mục đích giao lưu học hỏi thêm kỹ thuật.

Bài 1: Chiếu làng nam nữ vật nhau

Một trận đấu vật giữa nam với nữ được diễn ra khi đô vật nữ thách đấu với một đô vật nam bởi về nguyên tắc chỉ có nữ mới được quyền đưa ra lời thách đấu với tất cả trai làng đến xem hội.

Bộ môn đấu vật nam nữ ngày càng được ưa chuộng và diễn ra phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Không chỉ ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh) vật nam nữ còn có thể bắt gặp ở các địa phương khác như Làng Vân (Hải Phòng), Ninh Hiệp (Hà Nội), Châu Lỗ (Bắc Giang)…

Mai Anh - Quốc Khánh - Thu Hoài

Tin bài liên quan

Bài 3: Cả nhà quản lý và người dân cùng phải giữ gìn văn hóa truyền thống

Bài 3: Cả nhà quản lý và người dân cùng phải giữ gìn văn hóa truyền thống

Nhà báo thể thao kỳ cựu Nguyễn Lưu đã bày tỏ quan điểm của mình về “bộ môn” vật nam nữ.
Bài 2: Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

Bài 2: Phản ứng từ chuyên gia và người hâm mộ

Bên cạnh sự hiếu kỳ phấn khích của nhiều khán giả, chính các vận động viên và quan trọng hơn là Liên đoàn Vật Việt Nam đã cực lực phản đối những trận đấu vật nam nữ.

Tin mới

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong mùa màng bội thu.
Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn.

Tin khác

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Đến Lào Cai dịp này, nhiều du khách nước ngoài thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc H’Mông trong lễ hội Gầu Tào.
Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Những việc nên làm vào Ngày Thần Tài (10/1) để đón tài lộc cả năm

Cần chuẩn bị cho lễ cúng Thần Tài vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Bạn cũng cần lau dọn ban thờ và làm lễ đón Thần Tài.
Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Ảnh: Phiên chợ Âm Dương "mua may, bán rủi" độc đáo nhất đất Bắc, mỗi năm chỉ mở một lần

Chợ Âm Dương - nơi "mua may, bán rủi", nằm tại Làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết.
Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Tục xin chữ đầu năm của người Việt

Từ xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Việt Nam luôn giữ thông lệ đi xin chữ đầu năm như một cách thể hiện niềm hy vọng trong năm mới.
Phiên bản di động