
ASEAN phối hợp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
![]() |
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà hoan nghênh những sáng kiến để thúc đẩy cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng chống xâm hại tình dục đối với trẻ em. Thứ trưởng cho rằng Hội thảo là cơ hội để chia sẻ những nội dung đã được thực hiện tốt trên thế giới và ASEAN, những chính sách, pháp luật quốc gia, và đặc biệt cơ chế phối hợp liên ngành nhằm giải quyết tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Từ đó, tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cùng nhau xây dựng một khu vực ASEAN phát triển, lấy con người là trung tâm, lấy đầu tư cho trẻ em là động lực phát triển đảm bảo gắn kết và chủ động thích ứng.
Đồng thời, cũng đánh giá cao những nỗ lực của các Ủy ban Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Phụ nữ và Trẻ em ASEAN (ACWC) và Ban Thư ký ASEAN, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, các đối tác phát triển, các nhà tài trợ cũng như các cơ quan chuyên ngành của ASEAN, các tổ chức phi chính phủ và dân sự nhằm bảo đảm rằng mỗi trẻ em sẽ được hưởng đầy đủ các quyền như đã được quy định trong Công ước về quyền trẻ em, vì một Cộng đồng ASEAN không bỏ ai lại phía sau.
Tại Hội thảo, đại biểu các nước được cập nhật tổng quan về tình hình và tác động của xâm hại tình dục đối với trẻ em trong ASEAN và trên thế giới, những sáng kiến của ASEAN nhằm giải quyết xâm hại tình dục đối với trẻ em trong thời gian qua. Đồng thời, các nước thành viên ASEAN cũng đã chia sẻ về khung chính sách và điển hình tốt về giải quyết xâm hại tình dục đối với trẻ em ở cấp quốc gia, từ đó, đưa ra những khuyến nghị để cải thiện việc thực hiện trong thời gian tới…
Báo cáo “Hành động để chấm dứt xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em” của UNICEF cho thấy, hằng năm, có hàng triệu trẻ em bị xâm hại tình dục, trong đó, cứ 20 trẻ em gái từ 15 đến 19 thì có 1 trẻ em gái đã từng bị xâm hại tình dục. Vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây khi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số đã làm gia tăng các hình thức xâm tình dục trẻ em. Xâm hại tình dục trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ, có thể kéo dài nhiều năm trong cuộc đời. Bên cạnh đó, trẻ em đã từng bị xâm hại tình dục cũng có nguy cơ cao bị xâm hại lại trong tương lai và có thể trở thành những kẻ xâm hại trẻ em. |
Tin bài liên quan

Kon Tum: Phiên tòa giả định để tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em

Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

“Người trợ lý ảo” hướng dẫn kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em
Các tin bài khác

Cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025

Công an Việt Nam sẻ chia nhu yếu phẩm, giúp đỡ người dân Myanmar

Operation Walk Chicago giúp bệnh nhân nghèo Việt Nam thay khớp miễn phí

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3
Đọc nhiều

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
