Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
09:20 | 27/11/2020 GMT+7

ASEAN ngăn chặn các tác động tàn phá và xây dựng khả năng chống chịu hạn hán ở Đông Nam Á

aa
Ngày 27/11, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về quản lý thiên tai, Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã công bố báo cáo “Sẵn sàng cho những năm khô hạn: Xây dựng khả năng chống chịu hạn hán ở Đông Nam Á.”

UNICEF hỗ trợ 500 hộ dân chịu ảnh hưởng của hạn hán và dịch COVID-19 tại 3 xã thuộc tỉnh Ninh Thuận UNICEF hỗ trợ 500 hộ dân chịu ảnh hưởng của hạn hán và dịch COVID-19 tại 3 xã thuộc tỉnh Ninh Thuận

UNICEF tại Việt Nam hỗ trợ, cấp phát 500 bình lọc nước và 2.500 bánh xà phòng cho 500 hộ dân ở các xã: Phước ...

Hạn hán, thiếu nước có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh ven biển Trung Bộ Hạn hán, thiếu nước có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh ven biển Trung Bộ

Nhận định về tình hình hạn hán và thiếu hụt nguồn nước ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, Trưởng phòng dự báo thuỷ ...

Trong bài xã luận chung được báo chí khu vực đăng tải rộng rãi, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành UNESCAP - bà Armida Salsiah Alisjahbana và Tổng thư ký ASEAN-ông Dato Lim Jock Hoi cho biết Đông Nam Á từ lâu đã phải hứng chịu những đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra trung bình 5 năm một lần. Các nguyên nhân gây ra nguy cơ hạn hán ở Đông Nam Á rất phức tạp, dẫn đến sự khác biệt đáng kể giữa các năm.

ASEAN ngăn chặn các tác động tàn phá và xây dựng khả năng chống chịu hạn hán ở Đông Nam Á
Đông Nam Á từ lâu đã phải hứng chịu những đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra trung bình 5 năm một lần. Ảnh minh họa: TTXVN

Tác động kép

Hạn hán bị ảnh hưởng nặng nề bởi các tác nhân khí hậu khác nhau, chủ yếu là Dao động phương Nam (ENSO) và Lưỡng cực Ấn Độ Dương (IOD). Tuy nhiên, bất chấp sự phức tạp này, các xu hướng rõ ràng cho thấy nguy cơ hạn hán đang gia tăng trên toàn khu vực.

Theo báo cáo chung ESCAP-ASEAN, các phân tích mới về dữ liệu quan sát được và dự báo khí hậu cho thấy sự gia tăng nhiệt độ lớn được ghi nhận trong giai đoạn 1981-2020 dự kiến sẽ tiếp tục. Điều đó có nghĩa là mức độ nghiêm trọng của hạn hán sẽ tăng lên khi khí hậu ấm lên.

ASEAN ngăn chặn các tác động tàn phá và xây dựng khả năng chống chịu hạn hán ở Đông Nam Á

Một hồ nước gần cạn khô do hạn hán kéo dài tại tỉnh Suphanburi, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cuộc khủng hoảng khí hậu này càng trở nên cấp bách hơn cùng với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Cả 2 thảm họa đã cùng lúc làm gián đoạn sức khỏe, sinh kế và chuỗi cung ứng của người dân trong toàn khu vực.

Các tác động kép này đã dẫn đến căng thẳng kinh tế nghiêm trọng và làm suy yếu khả năng của khu vực trong việc đối phó với các rủi ro thiên tai hiện tại và tương lai. Bằng chứng mới nhất cho thấy 15-25% dân số trong khu vực sống ở các điểm nóng về hạn hán, với trình độ phát triển kinh tế-xã hội thấp và thường xuyên phải hứng chịu hạn hán.

Theo Thư ký điều hành UNESCAP Armida Salsiah Alisjahbana và Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi, điều quan trọng là cần phải nắm rõ các đợt hạn hán tái diễn và đại dịch hiện nay đang tương tác như thế nào với nhau, từ đó xác định các chính sách phù hợp để có thể giải quyết đồng thời các cuộc khủng hoảng này.

Mô hình theo hướng quản lý và điều hành rủi ro

ASEAN và ESCAP đang hợp tác nhằm ngăn chặn các tác động tàn phá của hạn hán bằng cách thúc đẩy thay đổi mô hình theo hướng quản lý và điều hành rủi ro hạn hán thích ứng hơn.

Sự hợp tác này được duy trì theo một phương pháp tiếp cận khoa học và hướng tới tương lai đối với các nguy cơ hạn hán. Các can thiệp chính sách thích ứng phải hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất và những người bị tụt hậu xa nhất trong khu vực.

Các biện pháp can thiệp này phải tuân theo 3 đường lối chính sách rõ ràng nhằm giảm thiểu và ngăn chặn hạn hán; chuẩn bị và ứng phó với hạn hán; khôi phục và phục hồi sau hạn hán. Theo đó, phải bao gồm một loạt các lĩnh vực chính sách, từ quản lý hệ thống lương thực, nước và năng lượng, đến việc thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm và tài trợ cho rủi ro hạn hán.

Thư ký điều hành UNESCAP và Tổng thư ký ASEAN cho rằng các chính phủ cần tận dụng cơ hội để ứng phó với thách thức này.

Một là, tính chất chu kỳ và bắt đầu chậm của hạn hán cho phép các chính phủ có thời gian tiến hành các hành động ứng phó rủi ro ngay từ bây giờ nhằm ngăn chặn nguy cơ hạn hán trở thành một cuộc khủng hoảng.

Hai là, các chính phủ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng của ASEAN thông qua hợp tác khu vực rộng lớn hơn, được thúc đẩy bởi chương trình nghị sự của ASEAN về hạn hán và tuyên bố ASEAN về tăng cường thích ứng với hạn hán mới được thông qua.

Ba là, đại dịch COVID-19 tạo cơ hội để hành động ngay từ bây giờ nhằm giảm thiểu tác động của hạn hán trong tương lai, bằng cách lồng ghép các biện pháp xây dựng khả năng chống chịu trong các gói kích thích phục hồi hậu COVID-19.

Các nước thành viên ASEAN cần thực hiện các bước đi cụ thể ngay từ bây giờ nhằm tăng cường giám sát hạn hán quốc gia và khu vực, cũng như nâng cao hiểu biết về nguyên nhân của hạn hán. Điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với khu vực là xây dựng khả năng chống chịu với hạn hán. Thông qua hợp tác, ASEAN có thể giảm thiểu tác động của hạn hán trong tương lai và đảm bảo toàn bộ Cộng đồng ASEAN sẽ sẵn sàng cho những năm khô hạn sắp tới.

Ngoài ra, quan hệ đối tác bền chặt giữa Liên hợp quốc, ASEAN và các chính phủ và các bên liên quan khác là điều cần thiết để đối phó với các tình huống thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ngày càng phức tạp và không chắc chắn, cũng như tác động của các rủi ro thiên tai xuyên quốc gia.

Cuối cùng, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành UNESCAP Armida Salsiah Alisjahbana và Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi cho biết hai tổ chức đã hợp tác hiệu quả thông qua việc thực hiện Quan hệ đối tác toàn diện và Kế hoạch hành động, vì lợi ích của người dân.

Hạn hán gay gắt ở Bình Thuận, nguy cơ cháy rừng cao ở Đắk Lắk Hạn hán gay gắt ở Bình Thuận, nguy cơ cháy rừng cao ở Đắk Lắk

Bình Thuận đang gồng mình chống chọi với đợt hạn hán gay gắt nhất 10 năm qua. Trong khi đó, nắng hạn kéo dài nhiều tháng ...

Hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ĐBSCL phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn Hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ĐBSCL phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 504/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ...

Thu Hoài
Nguồn:

Tin bài liên quan

Học giả trong nước và quốc tế bàn giải pháp duy trì hòa bình, ổn định khu vực ASEAN

Học giả trong nước và quốc tế bàn giải pháp duy trì hòa bình, ổn định khu vực ASEAN

Ngày 14/11 tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo quốc tế “ASEAN trong thế giới biến động: Thách thức, cơ hội và triển vọng” với sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung. Tại Hội thảo, học giả trong nước và quốc tế đã cùng đề xuất nhiều giải pháp duy trì hòa bình, ổn định khu vực ASEAN.
Khai mạc Tuần lễ Hợp tác truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024

Khai mạc Tuần lễ Hợp tác truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024

Ngày 8/11, tại thành phố Quế Lâm (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ Hợp tác truyền thông “Đối tác ASEAN” 2024.
ASEAN đề xuất tầm nhìn mới về sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

ASEAN đề xuất tầm nhìn mới về sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

Đại diện ASEAN, Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế và nguyên tắc không chiếm đoạt không gian vũ trụ.

Các tin bài khác

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Ngày 20/11 tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giữ chức Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Hội nghị G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Hội nghị G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động