Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua chầu văn, vũ kịch

07:49 | 06/01/2024

Ngày 5/1 tại Hà Nội, chương trình "Giao lưu văn hóa nhân kỷ niệm 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ" đã gửi đến khán giả thủ đô những điệu múa, hát cổ truyền đặc sắc của hai nước. Đây là cơ hội để người dân Việt Nam, Ấn Độ hiểu thêm về nhau, qua đó thúc đẩy quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai bên.
Bài học cuộc sống từ Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita)
Giao lưu văn hóa, kết nối du lịch Lâm Đồng với vùng Ladakh - Ấn Độ

Chương trình do Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda Hà Nội phối hợp tổ chức. Các đoàn biểu diễn góp mặt bao gồm Học viện múa Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda Hà Nội và nhiều Chi hội của Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội.

Ban tổ chức mong muốn giới thiệu với khán giả các loại hình nghệ thuật dân gian lâu đời và gắn liền với đời sống của cả hai nước. Về phía Việt Nam, các đoàn biểu diễn đã mang đến những tiết mục nghệ thuật dân gian của nhiều vùng miền trên cả nước, mang đậm bản sắc từ giai điệu, vũ đạo cho đến trang phục, nhạc cụ....Về phía nước bạn, các nghệ sĩ đã giới thiệu và trình bày một loạt các điệu múa, vũ kịch cổ điển và phổ biến bậc nhất từ những vùng phía Bắc, hay Andhra Pradesh - phía Đông Nam của Ấn Độ.

Hoạt động này nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, thúc đẩy việc trao đổi văn hóa đi vào chiều sâu. Qua đó, lan tỏa rộng rãi hơn trong công chúng tình yêu với các điệu múa, hát nói riêng và âm nhạc nói chung. Đây còn là cơ hội tốt để truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức cho giới trẻ về tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Cũng trong khuôn khổ chương trình giao lưu, buổi trình chiếu bộ phim "Neerja" (Nữ tiếp viên dũng cảm) đã được tổ chức nhằm giới thiệu đến khán giả Thủ đô thể loại phim "Nữ hoàng" - một trong những loại hình điện ảnh đặc sắc nhất của Ấn Độ.

Thưởng thức múa truyền thống đặc sắc của Ấn Độ tại Hà Nội
Sinh viên Học viện múa Việt Nam trình diễn điệu múa dân gian của dân tộc Khơ mú.
Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua chầu văn, vũ kịch
Giảng viên múa và học viên của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda Hà Nội trong tiết mục múa "Ganesha Vandana".
Việt Nam Ấn Độ thông qua nghệ thuật
Giảng viên múa Sohini Chatto-Padhayay (Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda Hà Nội) giới thiệu về múa Kathak (một trong những điệu múa truyền thống đặc sắc nhất đến từ miền Bắc đất nước Ấn Độ).
Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua chầu văn, vũ kịch
Các bạn học sinh từ Chi hội trường THPT Việt Hoàng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trình diễn bài múa "Bánh trôi nước".
Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua chầu văn, vũ kịch
Các nghệ sĩ ca trù biểu diễn một sáng tác đặc biệt ca ngợi tình hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua chầu văn, vũ kịch
Tiết mục vũ kịch "Kuchipudi" do nghệ sĩ múa Charishma Sarapati trình bày.
Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua chầu văn, vũ kịch
Các thành viên Chi hội Yoga và sức khoẻ cộng đồng thể hiện bài hát "Kittan Song".
Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua những điệu múa
Tiết mục "Hát văn Chầu Năm Suối Lân" của nghệ sĩ Hồng Luyến cùng với Chi hội CLB Bài ca đi cùng năm tháng.
Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua chầu văn, vũ kịch
Đại diện của Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội trao kỷ niệm chương cho các đoàn biểu diễn góp mặt tại sự kiện.
Nhiều tiềm năng phát triển thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ Nhiều tiềm năng phát triển thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ
Chuyên gia Ấn Độ: Chuyên gia Ấn Độ: "Ngoại giao cây tre" của Việt Nam là khái niệm chiến lược trong quan hệ quốc tế

Huyền Nhung

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giao-luu-van-hoa-viet-nam-an-do-qua-chau-van-vu-kich-195334.html

In bài viết