Nhiều cơ hội cho gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ

15:15 | 17/05/2022

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 60,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2021. Dư địa đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ vẫn còn rất lớn tại thị trường này, nên cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu là rất khả quan.
Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế
Hội nghị Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2022: Kết nối địa phương Việt Nam khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các đối tác Hàn Quốc Hội nghị Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2022: Kết nối địa phương Việt Nam khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các đối tác Hàn Quốc
Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ | Báo Công Thương
Ảnh minh họa.

Tổng cục Hải quan cho biết, 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ ước tính tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ trong 3 tháng đầu năm 2022, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính, với kim ngạch chiếm 88,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tới thị trường Hoa Kỳ, đạt 2,1 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 748,5 triệu USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2021; tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 588,9 triệu USD, giảm 4,6%...

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới Hoa Kỳ đạt 257,2 triệu USD, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm 2022 còn một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới Hoa Kỳ cũng tăng trưởng mạnh như gỗ, ván và ván sàn đạt 221,6 triệu USD, tăng 39,1% so với năm 2021; tiếp theo là mặt hàng cửa gỗ đạt 7,2 triệu USD, tăng 75,1%.

Đến tháng 4/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn giữ đà tăng trưởng, đạt 1,59 tỷ USD, tăng 12% so với tháng 4/2021. Tính chung, 4 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng cao, đạt 3,3 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 59,7% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Theo các chuyên gia, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt, là từ cuối năm ngoái đến nay, nguyên nhân là do các sản phẩm gỗ của Trung Quốc trở lên đắt đỏ, chủ yếu do thu nhập của người Trung Quốc tăng lên nên chi phí nhân công cao.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, gỗ nội địa của Việt Nam phát triển mạnh do trồng rừng được bao phủ. Kết hợp với việc các doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào Việt Nam, thị trường đầu vào là các nguyên liệu, vật tư đi kèm để sản xuất gỗ, trình độ sản xuất gỗ của các doanh nghiệp nói chung và của các công nhân người Việt cũng đã tăng nhanh.

Cộng với quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng khăng khít, và các Hiệp định thương mại tự do khiến hoạt động giao thương trở nên thông suốt, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng đã tin tưởng hơn các doanh nghiệp Việt Nam về cả năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, ý thức sản xuất bền vững cũng như tuân thủ được các tiêu chuẩn về hóa chất, về an toàn cũng như luật pháp Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 60,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2021. Dư địa đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ vẫn còn rất lớn tại thị trường này, nên cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu là rất khả quan. Với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng sức mua lớn, lại đang trong giai đoạn phục hồi mạnh sau đại dịch, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 4,1 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ, với tỷ trọng chiếm 33,9% trong 2 tháng đầu năm 2022. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, EU, Mexico, Malaysia…

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand Tăng cường hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand
Thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, ngày 12/5, đơn vị này đã phối hợp cùng Sở Công Thương tỉnh Long An, cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand và Cơ quan Thương vụ tại Australia để tổ chức hội thảo “Tư vấn xuất khẩu quả thanh long sang thị trường Australia và New Zealand” bằng hình thức trực tuyến.
Doanh nghiệp Việt và cơ hội xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường châu Âu Doanh nghiệp Việt và cơ hội xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường châu Âu
Cơ hội đưa đồ gỗ, nội - ngoại thất Việt vào thị trường tiềm năng châu Âu vừa là một cơ hội vừa là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất xanh và an toàn.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhieu-co-hoi-cho-go-va-san-pham-go-cua-viet-nam-tang-xuat-khau-sang-hoa-ky-168566.html

In bài viết