Tháng 1/2022, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 4,2%

00:00 | 29/01/2022

Trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2022 vừa công bố, Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết đã ghi nhận tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/1/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021: Bình Dương thu hút gần 2,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài Năm 2021: Bình Dương thu hút gần 2,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Vốn FDI vào Việt Nam vượt mốc 31 tỷ USD trong năm 2021 Vốn FDI vào Việt Nam vượt mốc 31 tỷ USD trong năm 2021
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 4,2% trong tháng 1/2022
Việt Nam thu hút 2,1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong tháng đầu năm 2022 - Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Thống kê, cụ thể có 103 dự án được cấp phép mới đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 388 triệu đô la Mỹ (USD), tăng 119,1% về số dự án và giảm 70,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 233 triệu USD, chiếm 60,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 111,5 triệu USD, chiếm 28,7%; các ngành còn lại đạt 43,5 triệu USD, chiếm 11,2%.

Trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong tháng 1/2022, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 198,1 triệu USD, chiếm 51,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; kế tiếp là Đặc khu hành chính Hongkong (Trung Quốc) 103,3 triệu USD, chiếm 26,6%; Pháp 25 triệu USD, chiếm 6,4%; Trung Quốc 13,7 triệu USD, chiếm 3,5%; Cộng hòa Seychelles 10,3 triệu USD, chiếm 2,7%.

Bên cạnh đó, có 71 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước cũng đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 1,27 tỷ USD, tăng 169% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,19 tỷ USD, chiếm 72% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 124,7 triệu USD, chiếm 7,5%; các ngành còn lại đạt 339,2 triệu USD, chiếm 20,5%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 206 lượt với tổng giá trị góp vốn 443,5 triệu USD, tăng 100,9% so cùng kỳ năm trước; trong đó có 95 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 51,9 triệu USD và 111 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 391,6 triệu USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 347,4 triệu USD, chiếm 78,3% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 43,8 triệu USD, chiếm 9,9%; ngành còn lại 52,3 triệu USD, chiếm 11,8%.

Báo cáo cũng ghi nhận, trong tháng 1 năm nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,21 tỷ USD, chiếm 75,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 182,8 triệu USD, chiếm 11,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 141,3 triệu USD, chiếm 8,8%.

Song song đó, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2022 có 15 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 44,2 triệu USD, gấp 13,97 lần so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 36,9 triệu USD, gấp 11,7 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, hoạt động khai khoáng đạt 33,5 triệu USD; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 9,2 triệu USD; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác đạt 8,5 triệu USD; riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo điều chỉnh giảm 16,4 triệu USD.

Trong tháng 1/2022 cũng có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam; trong đó, Lào là nước dẫn đầu với 48,2 triệu USD; Hoa Kỳ 2,9 triệu USD; Trung Quốc 1,3 triệu USD; Hàn Quốc 475 nghìn USD; Myanmar điều chỉnh giảm 16,4 triệu...

Khắc phục nguyên nhân chủ quan, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở địa phương Khắc phục nguyên nhân chủ quan, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở địa phương
Chiều 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Tổ công tác số 4 về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đã làm việc với lãnh đạo 3 địa phương là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên về những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Dự án “điểm sáng” hút dòng vốn đầu tư tại Hòa Bình Dự án “điểm sáng” hút dòng vốn đầu tư tại Hòa Bình
Cuối năm 2021, nguồn vốn vẫn đang được đổ vào thị trường BĐS một cách đều đặn, bên cạnh các thị trường lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh…, các nhà đầu tư phía Bắc đang có xu hướng đầu tư ở những vùng đất còn giàu tiềm năng, điển hình là Mường Khến, Tân Lạc (Hòa Bình).

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thang-12022-von-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-tang-42-162303.html

In bài viết