THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Nhiều giải pháp hỗ trợ phát huy hiệu quả, doanh nghiệp FDI bày tỏ tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam

11:52 | 08/11/2021

Bằng sự vào cuộc quyết liệt của Chúng phủ cùng sự đồng lòng của nhân dân, dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được đẩy lùi, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã quay lại sản xuất và vẫn đáng giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhất là những chính sách hỗ trợ được đưa ra trong thời gian qua

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài

Theo đánh gia của Tổng cục Thống kê, tháng 10 ghi dấu những tín hiệu tích cực hơn trong kiểm soát dịch bệnh và sự chuyển dịch về trạng thái chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cùng với đó là nỗ lực từ trung ương tới các địa phương đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhờ đó dòng đầu tư nước ngoài 10 tháng qua tiếp tục đà tăng trưởng. Cụ thể, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 10 tháng đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, 2 chỉ số tăng mạnh là vốn đăng ký mới tăng 11,6%; vốn tăng thêm tăng hơn 24% so với cùng kỳ. TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đã trở lại vị trí thứ 2 thu hút đầu tư nước ngoài với trên 2,7 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Thành phố cũng dẫn đầu cả về số dự án mới, số lượt dự án điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12,7 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây cũng là ngành thu hút được nhiều dự án mới nhất, chiếm 1/3 tổng số dự án đầu tư. Singapore dẫn đầu tổng số 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng đầu tư tại Việt Nam
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng - Ảnh minh họa.

Môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn được đánh giá cao

Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu lạc quan hơn về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi giãn cách xã hội kết thúc, bắt đầu giai đoạn "bình thường mới" của thương mại và đầu tư.

Dấu hiệu tích cực và tâm lý lạc quan đã được thể hiện trong Chỉ số Môi trường Kinh doanh EuroCham quý 3 vừa công bố chiều nay (9/11). Chỉ số này đạt 18,3 điểm phần trăm, tăng thêm 3 điểm phần trăm so với quý trước đó.

Đáng chú ý, 2/3 các doanh nghiệp EU có kế hoạch duy trì hoặc tăng vốn đầu tư trong quý 4. Với việc kiểm soát đại dịch khá tốt ở Việt Nam, sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu sẽ tiếp tục tăng khi các công ty trở lại hoạt động bình thường và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên.

Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng đầu tư tại Việt Nam
Các doanh nghiệp FDI cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam - Ảnh minh họa.

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam Christopher David Jeffery cho biết: "Chúng tôi tin rằng, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng cho những thách thức trong tình hình mới. Các doanh nghiệp Anh rất quan tâm và muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa các cơ hội đầu tư, kinh doanh cũng như tiềm năng của Việt Nam".

Đồng quan điểm về sự tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam, Cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier nhấn mạnh: "Pháp và các nước phương Tây nhận thấy Việt Nam là một nước công nghiệp có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là chuỗi phân phối sản xuất toàn cầu. Các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Pháp nhìn thấy rõ tiềm năng phát triển kinh tế".

Giám đốc Marketing của Tập đoàn LG, cho biết: 2 năm qua là thời gian khó khăn với cả Việt Nam cũng như các nước trên thế giới do dịch COVID-19 bùng nổ. Tại Việt Nam, chúng tôi cũng đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và hoạt động vì tình hình giãn cách xã hội do dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết định ở lại Việt Nam và tiếp tục mở rộng đầu tư tại đây vì chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ sớm ổn định tình hình và quay lại trở lại trạng thái bình thường.

Ông KJ Ung, Giám đốc First Solar ở Việt Nam, chia sẻ giữa dịch bệnh hoành hành công ty ông đã phải tăng nhiều chi phí để duy trì hoạt động tại nhà máy ở khu công nghiệp Đông Nam và vừa cho kết thúc làm việc “3 tại chỗ” được khoảng một tháng nay. Dù khó khăn vậy, nhưng theo ông Ung, First Solar vẫn có kế hoạch mở rộng đầu tư vào năm tới nhằm mua thêm các thiết bị công nghệ cho nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng có vốn đăng ký hơn 1 tỉ USD Mỹ này.

Để tăng cường năng lực sản xuất và duy trì khả năng cạnh tranh, First Solar muốn đưa thêm 300 chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam. “Hiện công ty đang gặp khó khăn trong việc đưa chuyên gia người nước ngoài đến Việt Nam làm việc do quy trình nhập cảnh trong tình hình dịch bệnh còn phức tạp”, ông KJ Ung nói.

Tại buổi gặp, Tổng giám đốc P&G Việt Nam cho biết trong những năm qua tập đoàn đã đầu tư và đưa nhà máy ở Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất lớn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Và việc mở rộng sản xuất của P&G vẫn được tiếp tục. Ông Tổng giám đốc P&G đánh giá cao nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ vaccine. Và theo ông, chiến lược vaccine cần tiếp tục tăng cường cũng như xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ hiệu quả, đáng tin cậy. Ông tin tưởng Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ và trở thành lực lượng mạnh mẽ trong toàn cầu đặc biệt là trong khu vực ASEAN.

Còn ông Andrew Lien, Tổng Giám đốc Công ty Wanek Furniture, bày tỏ sự tin tưởng tương lai phát triển ở Việt Nam và cam kết tiếp tục mở rộng hoạt động.

Vượt qua khó khăn do dịch COVID-19, doanh nghiệp FDI của Mỹ đánh giá cao sự đồng hành của Chính phủ Việt Nam Vượt qua khó khăn do dịch COVID-19, doanh nghiệp FDI của Mỹ đánh giá cao sự đồng hành của Chính phủ Việt Nam
Theo đại diện các tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Mỹ cho biết đã gần như vượt qua thời điểm khó khăn nhất, đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam. Cùng với đó, đại diện các doanh nghiệp FDI này vẫn cho rằng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong hiện tại và tương lai.
Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19 Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19
Các hiệp hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá cao môi trường đầu tư của Đồng Nai; một số doanh nghiệp FDI đã đề nghị tỉnh sớm ưu tiên đủ vaccine cho doanh nghiệp để tiêm phòng cho người lao động và có chính sách linh hoạt, chi tiết và rõ ràng hỗ trợ doanh nghiệp đưa lao động trở lại nhà máy để sớm hoạt động trở lại bình thường.
Tháo gỡ khó khăn trong điều kiền “bình thường mới” là điều cốt lõi để giữ chân doanh nghiệp FDI Tháo gỡ khó khăn trong điều kiền “bình thường mới” là điều cốt lõi để giữ chân doanh nghiệp FDI
Các chuyên gia cho rằng bên cạnh những giải pháp nhanh chóng kiểm soát dịch COVID-19, cơ quan quản lý cần đưa ra thêm những chính sách rõ ràng và nhất quán giữa các địa phương để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có vốn đầu tư bước ngoài (FDI) yên tâm sản xuất, kinh doanh trở lại.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhieu-giai-phap-ho-tro-phat-huy-hieu-qua-doanh-nghie-p-fdi-bay-to-tin-tuo-ng-va-o-moi-truo-ng-da-u-tu-ta-i-vie-t-nam-157483.html

In bài viết