Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị xâm hại khi nghỉ học dài ngày do dịch COVID-19

09:33 | 06/06/2021

Theo phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM, trong giai đoạn 2012-2020 đã ghi nhận 790 vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em (hiếp dâm, giao cấu, dâm ô). Trong đó có tới 44% vụ án mà thủ phạm và nạn nhân có quan hệ hàng xóm, quen biết. Trước thực trạng gia tăng trẻ bị xâm hại và nguy cơ càng tăng cao khi các em đang nghỉ học dài ngày vì dịch COVID-19, các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ trẻ.
Tháng 6/2021: Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh Tháng 6/2021: Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh
Công bố Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực và xâm hại Công bố Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực và xâm hại
Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị xâm hại khi nghỉ học dài ngày do dịch COVID-19
(Ảnh minh họa)

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 12 chương trình, đề án, kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2020 trên địa bàn TP.HCM diễn ra chiều 19/3/2021, Thượng tá Ngô Xuân Thọ - phó trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.​HCM cho biết, mặc dù công an thành phố đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, chủ động phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm, tin báo có dấu hiệu của tội phạm liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em nhưng hiệu quả chưa đạt được như yêu cầu đặt ra.

Nguyên nhân là do tâm lý e dè, lo sợ, không hợp tác với cơ quan điều tra của người bị hại và gia đình người bị hại khi xảy ra các vụ xâm hại trẻ; việc thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến các vụ bao lực, xâm hại trẻ em gặp nhiều khó khăn... Bên cạnh đó, đội ngũ điều tra, cán bộ thực thi pháp luật trong các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng khi làm việc với nhóm dễ bị tổn thương...

Trước thực trạng nêu trên, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, cần tổ chức xét xử công khai một số vụ án điển hình để có sức răn đe mạnh mẽ đối với những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em:

"Tôi thấy rằng cần phải có kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em theo hướng mở rộng hơn chỉ ra chi tiết từng hành vi xâm hại và đưa thành mức xử phạt vi phạm hành chính trên tinh thần mức xử thật nặng. Thậm chí, không phải phạt tiền mà phạt cả hình sự, kể cả cha mẹ; thậm chí có những biện pháp mạnh mẽ hơn như cách ly không cho cha mẹ gần gũi và quản lý trẻ".

Trả lời SGGP, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM) cho biết, trước thực trạng gia tăng trẻ bị xâm hại và nguy cơ càng tăng cao khi các em đang nghỉ học dài ngày vì dịch COVID-19, tạo “cơ hội” cho đối tượng xấu lợi dụng, các cơ quan chức năng, đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho phụ nữ và trẻ em, tăng cường tổ chức các phiên tòa giả định trong trường khi năm học mới bắt đầu trở lại.

Ngoài ra, luật sư Ngọc Nữ kiến nghị Đoàn thanh niên, hội phụ nữ các địa phương đến từng nhà trọ, khu công nhân để tuyên truyền pháp luật, nâng cao trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Trong khi đó, bà Trần Thị Thu Hà (Phó trưởng đại diện Hội Bảo vệ trẻ em Việt Nam, cơ quan phía Nam) mong muốn toàn xã hội cần chung tay ngăn chặn vấn nạn xâm hại trẻ em, điều chỉnh các quy phạm pháp luật theo hướng tăng nặng các hình thức xử lý để đủ sức răn đe, cùng với đó là xây dựng thêm các cơ sở như “Ngôi nhà bình yên”, “Mái ấm Hoa hồng nhỏ”, “Ngôi nhà Nhịp cầu hạnh phúc” để sẻ chia, hỗ trợ nạn nhân hòa nhập với xã hội.

Trước thực trạng này, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa ban hành văn bản Số: 217/TE-CSTE về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19 cho trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch. Theo đó, Cục Trẻ em đề nghị các địa phương phối hợp với các ngành, các đơn vị chức năng tại địa phương tham mưu với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai kịp thời các biện pháp bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho trẻ em cùng với việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt quan tâm phòng, chống nguy cơ xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em, phòng ngừa sang chấn và hỗ trợ ổn định tâm lý cho trẻ em.

Cục Trẻ em cũng đề nghị các Sở LĐ-TB&XH nhân bản, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cấp xã, mạng xã hội và phân phát tờ rơi, tờ gấp, áp phích... đến từng địa bàn giãn cách, cơ sở cách ly các nội dung hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em trong đại dịch COVID-19. Sử dụng các sản phẩm truyền thông mẫu đã được Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các tổ chức quốc tế xây dựng, sản xuất (danh mục tài liệu, sản phẩm truyền thông và đường truy cập gửi kèm theo).

Nhằm đề phòng những sang chấn tâm lý của trẻ em trong bối cảnh cách ly, giãn cách xã hội, Cục Trẻ em cũng đề nghị các đơn vị chức năng liên hệ với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để được hướng dẫn, tư vấn về: an toàn cho trẻ em; chăm sóc, ổn định tâm lý, phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý những sang chấn tâm lý của trẻ em; hỗ trợ, can thiệp, xử lý khẩn cấp để bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em.

Hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho trẻ em trong thời gian cách ly tập trung Hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho trẻ em trong thời gian cách ly tập trung
Hơn 160 tỷ đồng hỗ trợ Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, trẻ em Hơn 160 tỷ đồng hỗ trợ Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, trẻ em

Mai Anh (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bao-ve-tre-truoc-nguy-co-bi-xam-hai-khi-nghi-hoc-dai-ngay-do-dich-covid-19-141261.html

In bài viết