Những nhóm hành vi bị cấm trên không gian mạng theo luật an ninh mạng

08:32 | 29/12/2020

Có hiệu lực từ 1/1/2019, Luật An ninh mạng (số 24/2018/QH14) với 7 chương, 43 điều, quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, đáng chú ý Luật quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ được ban hành trong năm 2020 Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ được ban hành trong năm 2020
Sáng 9/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, trong năm 2020 sẽ ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, trong đó chú ý tới đối tượng trẻ em.
Vi phạm an ninh mạng có thể bị phạt tối đa 100 triệu đồng Vi phạm an ninh mạng có thể bị phạt tối đa 100 triệu đồng
Để đồng bộ với Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đã bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh mạng là 100 triệu đồng.

6 nhóm hành vi này bao gồm:

1. Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; các hoạt động chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng. Thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định của luật này.

Những nhóm hành vi bị cấm trên không gian mạng theo luật an ninh mạng
Luật An ninh mạng (số 24/2018/QH14) quy định 6 nhóm hành vi bị cấm trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động bảo vệ an ninh mạng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

- Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

- Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Tiếp cận quyền trên không gian mạng nhìn từ ứng xử của các quốc gia Tiếp cận quyền trên không gian mạng nhìn từ ứng xử của các quốc gia
Hơn 30 năm qua, sự ra đời của Internet đã mở ra chân trời mới, góp phần hình thành một hiện tượng xã hội mới: “Không gian mạng”, “thời đại kỹ thuật số”... Không gian mạng phát triển góp phần tạo ra sự phát triển mới, những lợi ích mới đồng thời làm nảy sinh những thách thức trên lĩnh vực này. Vì những mục tiêu khác nhau, các nước đang ứng xử khác nhau đối với vấn đề quyền con người trên không gian mạng.
Hải Phòng bảo đảm an ninh trên không gian mạng Hải Phòng bảo đảm an ninh trên không gian mạng
Thành phố Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của miền Bắc, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Duyên hải Bắc Bộ. Trong những năm qua, cùng với sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, thu hút đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng, hội nhập kinh tế quốc tế, hạ tầng về viễn thông, công nghệ thông tin của thành phố có sự phát triển nhanh chóng. Đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những thách thức cho việc bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân và doanh nghiệp trên không gian mạng.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhung-nhom-hanh-vi-bi-cam-tren-khong-gian-mang-theo-luat-an-ninh-mang-127202.html

In bài viết