Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
11:06 | 17/12/2024 GMT+7

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025

aa
Chuyên gia cho rằng lãi suất huy động VNĐ sẽ không chịu nhiều áp lực tăng trong năm 2025 và dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm có thể duy trì ổn định quanh mức 5% trong năm tới.
Lãi suất huy động tiếp tục tăng giai đoạn cuối năm
Chính phủ chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025

Hình minh họa.

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 có thể đạt 15%

Tính đến cuối tháng 11/2024, tín dụng tăng trưởng 11,9% so với đầu năm và tăng 16,6% so với cùng kỳ, cao hơn so với trung bình giai đoạn 2013 đến nay là 14,4%. Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của Chính phủ và Ngân hàg Nhà nước (NHNN) được thực hiện để kích thích sự phục hồi của nền kinh tế, vốn vẫn đang đối mặt với những vấn đề tồn đọng sau cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 - 2023.

Dự báo năm 2025, các chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán ACB – ACBS cho rằng, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng ở mức 15%, tương đương mục tiêu năm 2024 và cao hơn tăng trưởng GDP danh nghĩa (~10%).

Chuyên gia cho rằng, tăng trưởng tín dụng sẽ vẫn khá tích cực nhờ nền kinh tế dự báo tiếp tục phục hồi trong năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP của Chính phủ ở mức 6,5%-7%và phấn đấu 7-7,5%.

Bên cạnh đó, đầu tư công được Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh trong năm 2025 và kỳ vọng tăng trưởng vượt bâc trong giai đoạn 2026-2030.

Ngoài ra, kênh trái phiếu doanh nghiệp dự báo chưa sớm phục hồi, qua đó làm gia tăng vai trò của kênh tín dụng ngân hàng.

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động ổn định

Tính đến cuối tháng 9/2024, tăng trưởng tiền gửi thị trường 1 mới chỉ đạt 4,9% so với đầu năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng tín dụng cùng kỳ (9%). Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất VNĐ-USD ở mức âm trong một số thời điểm khiến dòng vốn chưa quay trở lại Việt Nam và khiến áp lực thanh khoản gia tăng. Tuy nhiên, NHNN điều tiết trên thị trường liên ngân hàng giúp thanh khoản hệ thống vẫn duy trì ổn định trong thời gian qua.

ACBS dự báo áp lực thanh khoản giảm dần trong thời gian tới khi FED nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất xuống 4,5% đến cuối năm 2024 và tiếp tục hạ xuống 3,5%-4,25% đến cuối năm 2025.

Chính sách áp thuế nhập khẩu củaTổng thống Donald Trump có thể khiến tiến trình kéo giảm lạm phát về mục tiêu 2% chậm hơn và FED buộc phải neo lãi suất đồng USD ở mức cao lâu hơn dự kiến. Tuy nhiên, với việc dòng vốn từ xuất siêu, FDI, kiều hối,… ngày càng tăng của Việt Nam, cộng với chênh lệch lãi suất VNĐ-USD hiện không còn đáng kể và lãi suất USD sẽ tiếp tục giảm, ACBS cho rằng lãi suất huy động VNĐ sẽ không chịu nhiều áp lực tăng trong năm 2025 và dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm có thể duy trì ổn định quanh mức 5% trong năm 2025.

Ngoài ra, các khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (hiện khoảng 2/3 đang được gửi tại NHNN) sẵn sàng hỗ trợ cho nhóm ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, VietinBank) mỗi khi thanh khoản hệ thống gặp vấn đề. Do đó, các ngân hàng quốc doanh sẽ có nhiều dư địa thanh khoản để giữ lãi suất đầu vào cạnh tranh hơn nhóm ngân hàng tư nhân.

Nợ xấu có thể đã đạt đỉnh

Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng đã suy yếu đáng kể từ sau khủng hoảng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 - 2023. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết vẫn duy trì ở mức cao trong 4 quý liên tiếp và tăng nhẹ 4 điểm cơ bản trong qúy III/2024 lên 2,25%. Nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023 chiếm khoảng 0,8% tổng dư nợ.

Nhìn chung, nhóm các ngân hàng chuyên cho vay cá nhân và doanh nghiệp SME có tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 cao hơn nhóm các ngân hàng chuyên cho vay doanh nghiệp lớn trong khi bộ đệm dự phòng không còn dày và chỉ ở mức tương đương giai đoạn trước Covid-19.

Theo số liệu từ ACBS, số ngày thu lãi toàn ngành đến cuối quý III/2024 ở mức 58 ngày, cao hơn so với giai đoạn chất lượng tài sản ở mức tốt năm 2022 của ngành ngân hàng, trước khi khủng hoảng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp xảy ra. Trong đó, một số ngân hàng tư nhân có quy mô nhỏ có số ngày thu lãi rất cao, cho thấy nợ tiềm ẩn xấu vẫn còn lớn ở các ngân hàng này. Rủi ro suy giảm lợi nhuận trong tương lai của các ngân hàng này rất lớn nếu các khoản lãi dự thu không thu hồi được, dẫn tới thoái thu nhập lãi, gia tăng trích lập dự phòng.

Tuy nhiên, nhìn chung, số ngày thu lãi đã tăng chậm lại trong 2 quý gần đây, báo hiệu nợ tiềm ẩn xấu đang được kiểm soát tốt hơn.

Tỷ lệ nợ xấu mặc dù vẫn tăng nhẹ trong 2 quý liên tiếp, chuyên gia ACBS nhận thấy một số có dấu hiệu cho thấy nợ xấu dường như đã tạo đỉnh và có thể cải thiện trong năm 2025.

Cụ thể, tỷ lệ nợ chuyển quá hạn (bao gồm cả nợ được tái cơ cấu) có xu hướng giảm dần và ở mức 0,23% dư nợ trong quý IIII/2024, thấp hơn trung bình lịch sử là ~0,5%/quý. Trong đó, nợ nhóm 2 (chỉ báo sớm của nợ xấu) giảm 8 điểm cơ bản trong quý III/2024 và duy trì xu hướng giảm 2 quý liên tiếp nhờ sự phục hồi của nhóm khách hàng bán lẻ. Nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023 cũng có xu hướng giảm và chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 0,8%.

Bên cạnh đó, dư nợ chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi chiếm tỷ trọng khoảng 1,2% và được phép tái cơ cấu theo Thông tư 53/2024 đến hết năm 2025. Do đó, tác động lên nợ xấu của các ngân hàng được đánh giá là không lớn.

Số ngày thu lãi bình quân cũng có chuyển biến tích cực cho thấy nợ tiềm ẩn xấu nhìn chung đang được kiểm soát.

“Nhìn chung, chúng tôi dự báo rằng thời điểm khó khăn nhất đã qua và tỷ lệ nợ xấu năm 2025 của các ngân hàng trong danh mục phân tích dự báo giảm xuống 1,5% từ mức 1,6% năm 2024”, chuyên gia ACBS nhận định.

Dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, việc trích lập dự phòng ở mức tương đối thấp trong giai đoạn 2023- 2024 khiến áp lực trích lập dự phòng trong năm 2025 vẫn sẽ ở mức cao.

Bộ đệm dự phòng có sự phân hóa

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện nhẹ trong quý III/2024 lên mức 83%, tương đương giai đoạn trước Covid-19. Bộ đệm dự phòng không còn dày nhưng có sự phân hoá rõ nét giữa các ngân hàng. Các ngân hàng NHTM tư nhân quy mô nhỏ nhìn chung có bộ đệm dự phòng thấp hơn nhóm các NHTM quốc doanh.

Nhiều ngân hàng đã chủ động trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023. Trong khi đó, đối với nợ tái cơ cấu do ảnh hưởng bởi bão Yagi, các ngân hàng sẽ được giãn tiến độ trích lập dự phòng với mức trích lập tối thiểu đến cuối năm 2024, 2025 và 2026 lần lượt là 35%, 70% và 100%.

ACBS dự báo chi phí tín dụng của các ngân hàng trong danh mục phân tích sẽ tăng nhẹ lên 1,2% trong năm 2025 từ mức 1,1% trong năm 2024. Chi phí dự phòng dự báo tăng 22,2% so với cùng kỳ.

Các ngân hàng VietinBank và Techcombank ít chịu áp lực trích lập thêm dự phòng nhờ chất lượng tài sản ổn định và bộ đệm dự phòng tốt. Trong khi MBB và VIB có thể sẽ phải tăng cường trích lập dự phòng để cải thiện bộ đệm dự phòng của mình. Sacombank có triển vọng hoàn nhập dự phòng trái phiếu VAMC khi thu hồi các khoản nợ xấu tồn đọng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
Năm 2025, lãi suất huy động có thể đi ngang
Linh Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.
Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Các tin bài khác

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 18/04/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2024.
ABBank dự kiến lãi gần 400 tỷ đồng trong quý I, tập trung tinh gọn bộ máy

ABBank dự kiến lãi gần 400 tỷ đồng trong quý I, tập trung tinh gọn bộ máy

Sáng 18/4, Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình - ABBank (mã ABB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng

Với quý thứ 9 liên tiếp mở rộng dư nợ, Chứng khoán TCBS cũng lập kỷ lục mới về quy mô cho vay, đạt hơn 30.000 nghìn tỷ đồng.
Cổ phiếu Khu Công nghiệp có lực đỡ, thị trường thêm hy vọng tạo đáy 2

Cổ phiếu Khu Công nghiệp có lực đỡ, thị trường thêm hy vọng tạo đáy 2

Tạo đáy chậm hơn thị trường, nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp cũng đã ghi nhận sự đảo chiều ở nhiều mã. VN-Index cũng đồng thời tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm nhờ có lực kéo trở lại ở nhóm Bluechips.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Tính đến cuối tháng 3/2025, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý liền kề trước đó.
Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang

Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang

Từ ngày 14-18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên truyền biển, đảo năm 2025 cho các cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh.
Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tham quan Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, vẽ nón lá Việt Nam, làm gốm sứ... là những hoạt động Đoàn đại biểu thiếu nhi Trung Quốc được tham gia trải nghiệm tại Chương trình giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc)" diễn ra ngày 16/4 tại tỉnh Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động