An Giang sẽ tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm 2022
Hà Vy 16/05/2022 20:44 | Điểm đến
Theo UBND TP Châu Đốc, lễ hội năm nay có quy mô cấp quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 27/5 với nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn, sôi động nhằm phục vụ người dân, du khách đến tham quan, chiêm bái. Phần lễ gồm có lễ phục hiện rước tượng Bà và lễ hội đường phố; lễ tắm Bà; lễ thỉnh sắc thần; lễ Túc yết và Xây chầu; lễ Chánh tế; lễ hồi sắc. Phần hội gồm có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao như: Tuần lễ văn hóa văn nghệ 4 dân tộc; các hội thi thả hoa đăng, leo núi, chọi gà nghệ thuật; triển lãm giao lưu ảnh nghệ thuật truyền thống; giao lưu thể dục dưỡng sinh; giải cờ tướng; diễu hành lân…
![]() |
Quang cảnh buổi họp báo. |
Lãnh đạo UBND TP Châu Đốc cho biết, Lễ hội nhằm góp phần phát huy giá trị di sản, phục hồi toàn diện kinh tế, xã hội địa phương sau dịch, đảm bảo an toàn cho nhân dân, du khách. Đồng thời, huy động ngày càng lớn giá trị từ cộng đồng, đảm bảo có sự tham gia của du khách và cộng đồng với những nghi thức truyền thống, các hoạt động mang đặc sắc văn hóa dân gian. Cũng theo lãnh đạo TP Châu Đốc, hiện địa phương đang hoàn thiện Đề án trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
![]() |
Ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc phát biểu tại buổi họp báo. |
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là lễ hội tâm linh lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Lễ hội chứa đựng những cứ liệu sinh động về dấu ấn lịch sử thời kỳ người Việt đến vùng đất An Giang, với sự giao lưu, hội nhập về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự cùng các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa để rồi tạo ra sự đồng thuận trong quá trình dựng nước và giữ nước, sự hài hòa trong quan hệ cộng đồng về mặt văn hóa, vừa kế tục được sự nghiệp văn hóa của người cổ xưa, vừa tôn tạo, bồi đắp được nền văn hóa mang bản sắc Việt độc đáo.
![]() |
Hằng năm, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, chiêm bái, |
Được biết, năm 2014, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hằng năm, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, chiêm bái, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.



Đáng chú ý
Chanh leo Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc

Bài viết mới
Tạp chí Ấn Độ: Hội An, Quảng Nam lọt lọt top 10 điểm đến hấp dẫn của Châu Á

Hấp dẫn những món ăn đặc sản Cao Bằng

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.